Bài giảng Âm nhạc 7 - Âm nhạc thường thức sơ lược về một vài nhạc cụ phương tây

ppt 8 trang minh70 3920
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Âm nhạc 7 - Âm nhạc thường thức sơ lược về một vài nhạc cụ phương tây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptam_nhac_thuong_thuc_so_luoc_ve_mot_vai_nhac_cu_phuong_tay.ppt

Nội dung text: Bài giảng Âm nhạc 7 - Âm nhạc thường thức sơ lược về một vài nhạc cụ phương tây

  1. Nhóm 1
  2. Âm nhạc thường thức SƠ LƯỢC VỀ MỘT VÀI NHẠC CỤ PHƯƠNG TÂY * Đàn pi-a-nô
  3. I.Lịch sử 1.Tên đàn - Đàn piano còn gọi là dương cầm, là một nhạc cụ thuộc bộ dây phím, rất phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới.
  4. 2.Nguồn gốc Những chiếc dương cầm cổ điển hay còn gọi thông thường là piano cổ điển ngày nay được xây dựng trực tiếp từ những chiếc đàn clavico clavecin (harpsichord) từ khoảng thế kỉ 16 và 17. Khoảng năm 1700, Bartolomeo Cristofori đã thử tạo ra một chiếc đàn harpsichord mà có thể biểu hiện âm nhạc một cách truyền cảm hơn, và đã tạo ra một bộ máy mà các búa gõ vào các dây, khác với đàn harpsichord là dùng quill (dụng cụ gảy đàn bằng ống lông) để gảy. Một đặc trưng lớn khác ở đàn piano thời đầu của ông là cơ cấu búa thoát, nó khiến cho búa tách rời khỏi phím một khi các nốt được đánh lên, và rồi chơi lại ở một vận tốc khác hẳn, làm thay đổi hẳn sự biểu cảm của chính các note đó. Những chiếc piano đầu tiên của Critofori vẫn còn chứa đựng rất nhiều nét giống với thiết kế của một cây đàn clavecin, còn âm thanh thì phần nhiều vẫn như thế, ngoại trừ việc là người chơi bấy giờ có thể chơi nhạc bằng việc nhấn vào bàn phím. Các thiết kế của Cristofori không được biết đến mãi cho đến những năm cuối của 1700, khi các bản thiết kế piano của ông được xuất bản. Các nhà sản xuất như Gottfried Silbermann người Đức và học trò của ông là Christian Friederici và Johannes Zumpe bắt đầu phát triển piano với vai trò là một nhạc cụ độc lập với clavecin. Mặc dù lúc đầu không được ấn tượng cho lắm nhưng được J.S.Bach ủng hộ năm 1747. Âm nhạc bắt đầu được viết riêng cho piano từ năm 1732 và kỷ nguyên của nó với vai trò một nhạc cụ dành cho biểu diễn bắt đầu. Sự phát triển của piano cổ điển sau năm 1750 diễn ra theo hai hướng cơ bản. Ở Anh, đàn piano được thiết kế nặng hơn và phức tạp hơn. Ở Đức, một loại khác nhẹ hơn và cấu trúc đơn giản hơn được biết đến như một cây đàn xứ Vienna, được nhà sản xuất Johann Andreas Stein xây dựng, đó chính là những cây đàn mà Haydn, Mozart và Beethoven đã chơi và soạn nhạc trên đó.
  5. Harpsichord (tiếng Pháp: clavecin) là một nhạc cụ bộ dây phím cổ, chơi bằng cách nhấn các phím trên một bàn phím. Khi một phím được nhấn, một cái búa nhỏ sẽ đập vào dây tương ứng và phát ra âm thanh.
  6. II.Cấu trúc 1.Chất liệu và cách sử dụng -Piano là tên một nhạc cụ thuộc loại có bàn phím,nhạc cụ gõ hay nhạc cụ dây,tùy thuộc vào cách thức phân loại. Đàn piano tạo ra âm thanh bằng cách gõ vào các sợi dây thép bằng những chiếc búa bọc nỉ bật lên ngay tức thì để cho dây đàn tiếp tục ngân vang ở tần số cộng hưởng của nó. Những rung động này được truyền qua các cầu đến bảng cộng hưởng,bộ phận khuếch đại chúng. Âm vực của cây đàn piano ban đầu cũng chỉ có bốn, hay nhiều nhất là năm quãng tám giống như ở đàn harpsichord. Nhưng dần dần nó đã mở rộng tới trên bảy quãng tám vì những thay đổi cấu trúc đàn đã cho phép lực căng tăng lên tới vài tấn. -Một đàn piano thường có hai bàn đạp: một chiếc bên trái giữ tiếng khỏi ngân, tức giúp âm thanh bé lại; một chiếc bên phải dùng để buông giúp dây ngân lâu và âm thanh vang to hơn. Ngoài ra, có trường hợp cây đàn có thêm bàn đạp thứ ba ở giữa, để che mờ tiếng và âm thanh trở thành rất khẽ. Bàn đạp này dùng khi tập luyện để âm thanh không ảnh hưởng đến người xung quanh -Đàn piano được sử dụng rộng rãi trong âm nhạc phương Tây cho biểu diễn độc tấu, âm nhạc thính phòng và nhạc đệm. Nó cũng rất phổ biến với vai trò một phương tiện trợ giúp cho sáng tác và diễn tập. Mặc dù không thể mang vác và giá thành đắt đỏ, sự đa dụng và hiện diện khắp nơi của nó đã khiến nó nằm trong số những nhạc cụ quen thuộc nhất.
  7. 2.Hình dáng - Đàn piano nhỏ: đàn loại này có hình dáng giống như chiếc tủ đứng trong phòng tập. Tên gọi khác của loại đàn này là upright piano - Đàn piano lớn: nằm ngang hệ thống dây đàn, khung đàn là hộp cộng minh. Điều này giúp âm thanh vang xa hơn. Tên gọi khác của loại đàn này là đàn đại dương cầm – grand piano. Các đàn piano ngày nay có hai hình dạng cơ bản (với các phân loại nhỏ hơn của chúng) là piano cánh (grand piano) và piano đứng (upright piano hay vertical piano). Ngoài ra theo sự phát triển của kĩ thuật hiện đại, một số dạng piano khác cũng đã xuất hiện như piano tự động (player piano), piano đồ chơi (toy piano), piano đặt sẵn chương trình (prepared piano), piano kỹ thuật số (digital piano)
  8. III.Đặc điểm 1.Cao độ - Âm vực của đàn piano Đàn piano có đặc điểm là âm vực rất rộng. Trên mặt đàn piano có hai loại phím là phí trắng và phím đen. Các phím trắng và đen đan xen nhau. Phím trắng được xếp đặt theo gam Đô (c) nguyên cung, các phím đen chia quãng một cung thành bán cung. Tất cả các phím đen được sắp đặt theo gam ngũ cung. Khi chơi đàn piano, âm vực trầm thì âm thanh hơi tối, càng sáng khi càng lên cao. Có thể dùng piano để chơi các tác phẩm đầy đặn, có lực. Tuy nhiên ở sắc thái khẽ, đàn piano vẫn có thể tuyền cảm, âm thanh đẹp dịu dàng. Thường ít khi dùng đến các nốt cực trầm hoặc cực cao khi chơi đàn piano. Hiện nay, đàn piano đóng một vai tròng rất quan trọng, là một loại nhạc khí phổ biến, và đàn piano được coi là một loại nhạc khí cơ bản ở châu âu nói riêng và trên thế giới nói chung. Các tác phẩm âm nhạc viết cho đàn piano rất lớn do khả năng chơi đa dạng của piano.