Bài giảng Âm nhạc 7 - Tiết 21: Ôn tập bài hát: TĐN số 6 + Âm nhạc thường thức: Một số thể loại bài hát

ppt 31 trang minh70 3230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Âm nhạc 7 - Tiết 21: Ôn tập bài hát: TĐN số 6 + Âm nhạc thường thức: Một số thể loại bài hát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_am_nhac_7_tiet_21_on_tap_bai_hat_tdn_so_6_am_nhac.ppt

Nội dung text: Bài giảng Âm nhạc 7 - Tiết 21: Ôn tập bài hát: TĐN số 6 + Âm nhạc thường thức: Một số thể loại bài hát

  1. CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM ĐÃ ĐẾN VỚI TIẾT ÂM NHẠC 7
  2. THỬ TÀI THÍNH GIÁC
  3. Tiết 21 Ôn tập bài hát: TĐN số 6 Âm nhạc thường thức: Một số thể loại bài hát
  4. I. ÔN TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 6
  5. GAM LA THỨ (Am)
  6. II. ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: Một số thể loại bài hát Người ta căn cứ vào: + Nội dung âm nhạc + Hình thức trình diễn + Môi trường và hoàn cảnh sử dụng  để phân chia thể loại bài hát (hoặc thể loại âm nhạc)
  7. Hãy quan sát bức tranh và cho biết bức tranh nói về nội dung gì? Mẹ Ru Con
  8. 1/ Hát ru Hát ru là những bài ca có âm điệu khoan thai, nhẹ nhàng, tiết tấu đung đưa như để ru cho trẻ ngủ.
  9. Một số bài hát ru như: -Ru con (Dân ca Nam Bộ) -Ru em (Dân ca Xơ đăng) -Lời ru trên nương (Trần Hoàn-Nguyễn Khoa Điềm) -Mẹ yêu con (Nguyễn Văn Tý) -Ru con mùa đông (Đặng Hữu Phúc)
  10. Hãy lắng nghe bài hát sau, hãy cho biết giai điệu của bài hát như thế nào?
  11. 2/ Hành khúc: Là những bài ca có âm điệu khoẻ mạnh, hùng tráng, tiết tấu phù hợp cho đoàn người đi đều bước.
  12. Một số bài hát như: -Tiến bước dưới quân kì (Doãn Nho) -Tiến về Sài Gòn,Lên đàng (Lưu Hữu Phước) -Hành khúc Đội TNTP Hồ Chí Minh (Phong Nhã) -Nối vòng tay lớn (Trịnh Công sơn)
  13. Hãy quan sát bức tranh và cho biết bức tranh nói về hoạt động gì? KÉO LƯỚI
  14. 3/ Bài hát lao động: Nhịp điệu phù hợp với các động tác lao động như chèo thuyền, kéo gỗ, leo núi, dệt vải
  15. Một số bài hát như: -Hò kéo thuyền trên sông Vôn-Ga (Dân ca Nga) -Hò hụi, Hò giã gạo, Hò leo núi,Hò kéo lưới (Dân ca Trung Bộ) -Đào công sự (Nguyễn Đức Toàn) -Hò kéo pháo (Hoàng Vân)
  16. MỜI CÁC EM XEM ĐOẠN CLIP SAU
  17. 4/ Bài hát sinh hoạt vui chơi: Có nội dung, giai điệu vui tươi, hát trong sinh hoạt, cắm trại, lễ hội
  18. Một số bài hát như: -Bắc kim thang (Dân ca Nam Bộ) -Tàu em đi trại hè (Phong Nhã) -Cái bống (Phan Trần Bảng-Ca dao) -Em vui chơi ngày hôm nay (Phạm Tuyên -
  19. Hãy điền vào chỗ trống câu hát sau? Em yêu phút giây này, _ _ tóc như bạc thêm, bạc thêm vì _ _ cho em bài học hay. Em yêu phút giây này, Thầy em tóc như bạc thêm, bạc thêm vì bụi phấn cho em bài học hay.
  20. BỤI PHẤN Nhạc: Vũ Hoàng – Thơ: Lê Văn Lộc Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào, rơi trên bục giảng. Có hạt bụi nào, vương trên tóc thầy. ĐK: Em yêu phút giây này Thầy em tóc như bạc thêm Bạc thêm vì bụi phấn Để cho em bài học hay Mai sau lớn nên người Làm sao có thể nào quên Ngày xưa thầy dạy dỗ Khi em tuổi còn thơ
  21. 5/ Bài hát trữ tình, tình ca: Là những bài hát giàu tình cảm, nội dung đề cập đến tình yêu đất nước, con người
  22. Một số bài hát như: -Tình ca (Hoàng Việt),Chị tôi (Trần Tiến) -Bài ca hy vọng (Văn Ký) -Em ơi Hà Nội phố (Phú Quang-Phan Vũ) -Việt Nam quê hương tôi (Đỗ Nhuận) -Bụi phấn (Vũ Hoàng-Lê Văn Lộc) -Em đi giữa biển vàng (Bùi Đình Thảo-Nguyễn Khoa Đăng)
  23. THỬ TÀI THÍNH GIÁC
  24. 6/ Bài hát nghi lễ, nghi thức: Có tính chất nghiêm trang, dùng trong nghi lễ, chào cờ, mặc niệm.
  25. Một số bài hát như: -Tiến quân ca (Văn Cao) -Hồn tử sĩ (Lưu Hữu Phước) -Quốc tế ca (Pi-e-Đơ-Gây-Te và Ơ-gien-Pốt-chi-ê) -Đội ca (Phong Nhã)
  26. Hát ru THỂ Hành khúc LOẠI Bài hát lao động BÀI HÁT Bài hát sinh hoạt, vui chơi Bài hát trữ tình, tình ca Bài hát nghi lễ, nghi thức
  27. Chúng ta phải làm gì để giữ gìn và phát huy các thể loại bài hát?
  28. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Đối với bài học ở tiết học này: + Ôn tập bài TĐN số 6 + Xem lại phần Âm nhạc thường thức, tìm hiểu thêm về một số bài hát của từng thể loại bài hát. -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Tìm hiểu bài hát: Khúc ca bốn mùa + Xem trước bài đọc thêm: Tiếng sáo Việt Nam
  29. CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM ĐÃ THEO DÕI!