Bài giảng Công nghệ lớp 11 - Bài 29: Hệ thống đánh lửa - Trường THPT Đan Phượng

ppt 18 trang thuongnguyen 4631
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Công nghệ lớp 11 - Bài 29: Hệ thống đánh lửa - Trường THPT Đan Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_cong_nghe_lop_11_bai_29_he_thong_danh_lua_truong_t.ppt

Nội dung text: Bài giảng Công nghệ lớp 11 - Bài 29: Hệ thống đánh lửa - Trường THPT Đan Phượng

  1. Bài 29 Hệ thống đánh lửa Tổ 1 Trường THPT Đan Phượng
  2. Nội dung bài học I. Nhiệm vụ và phân loại II. Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm
  3. Hệ thống đánh lửa chỉ có ở động cơ nào? Vì sao? Hệ thống đánh lửa chỉ có trên động cơ xăng Vì nhiên liệu ở động cơ xăng không tự bốc cháy mà phải có bugi bật tia lửa điện để đốt
  4. I. Nhiệm vụ và phân loại 1.Nhiệm vụ Tạo ra tia lửa điện cao áp để châm cháy hòa khí trong xi lanh động cơ xăng đúng thời điểm
  5. Vậy tại sao phải đánh lửa đúng thời điểm? Đó là thời điểm nào? Để quá trình cháy trong động cơ diễn ra đúng lúc, ở kỳ nén khi bit tông gần đến điểm chết trên (đánh lửa sớm) để đốt cháy nhiên liệu, động cơ đạt công suất cao nhất.
  6. Câu hỏi: Theo bộ phận chia điện hệ thống đánh lửa được phân chi tiết làm mấy loại? A.2 loại B.5 loại C.4 loại D.3 loại
  7. 2. Phân loại Dựa vào cấu tạo bộ chia điện, người ta phân loại hệ thống đánh lửa như sau: Sơ đồ phân loại hệ thống đánh lửa HTĐL thường HTĐL có tiếp điểm HTĐL HTĐL có tiếp điểm HTĐL điện tử (bán dẫn) HTĐL không tiếp điểm
  8. Hệ thống đánh lửa thường Hê thống đánh lửa điện tử ( có tiếp điểm) (không tiếp điểm)
  9. Câu hỏi: Theo nguồn điện thì hệ thống đánh lửa được chia thành mấy loại A.2 Loại B.3 loại + Hệ thống đánh lửa dùng acquy C.4 loại + Hệ thống đánh lửa dùng ma-nhê- tô
  10. II. Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm 1. Cấu tạo 1. Ma-nhê-tô 4 WN - Cuộn nguồn WĐK - Cuộn điều khiển 2. Biến áp đánh lửa W1 -Cuộn sơ cấp W2 - Cuộn thứ cấp 2 3. Bugi 4. Khóa điện 3 Đ , Đ – Điôt thường 1 2 1 ĐĐK – Điôt điều khiển CT - Tụ điện
  11. Hệ thống sử dụng nguồn là ma-nhê-tô Nguồn ma- nhê-tô, cuộn nguồn WN là cuộn dây stato của ma-nhê-tô
  12. Cuộn điều khiển WĐK : Đặt ở vị trí sao cho khi CT đầy điện thì cuộn WĐK cũng có điện áp dương cực đại.
  13. Bộ phận chia điện : + Đ1, Đ2 - để nắn dòng điện xoay chiều + CT – nạp và phóng đi + ĐĐK - mở khi phân cực thuận và có điện áp (+) đặt vào cực điều khiển
  14. -Biến áp đánh lửa 2: tăng điện áp thấp của máy phát thành điện áp cao phóng tia lửa điện trên bugi 3. - Cuộn W1 tiết diện dây to ít vòng tuơng ứng với dòng điện và dây điện áp của ma-nhê-to (điện áp thấp) -Cuộn W2 nhỏ nhiều vòng tương ứng với dòng điện và điện áp thứ cấp (điện áp cao)
  15. 2. Nguyên lý làm việc Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi: Khi khoá K đóng dòng điện trong mạch sẽ đi như thế nào ? Khi khoá K đóng, dòng điện từ cuộn WN sẽ ra mát không có tia lửa điện động cơ ngừng làm việc.
  16. Khi khoá K mở và roto quay dòng điện trong mạch sẽ đi như thế nào ? -Nhờ Đ1 trong nửa chu kì dương của sức điện động trên cuộn thứ cấp WN được tích vào tụ điện CT, lúc đó điôt ĐĐK khoá. - Khi tụ CT tích đầy điện thì cũng có nửa chu kì dương của sức điện động trên cuộn điêu khiển WĐK qua điôt Đ2 đặt vào cực điều khiển ĐĐK điôt điều khiển xuất hiện tia lửa điện ở bugi. Dòng điện đi theo trình tự: Cực (+) CT ĐĐK Mát W1 Cực (-) CT
  17. Vì sao lại xuất hiện tia lửa điện ở bugi ? Do dòng sơ cấp phóng qua cuộn W1 trong thời gian ngắn (tạo xung điện)làm từ thông biến thiên tạo ra suất điện động rất lớn trên cuộn W2 và tạo ra tia lửa điện ở 2 cực của bugi.(khoảng cach gữa hai cực của bugi là rất nhỏ)
  18. Cảm ơn đã lắng nghe