Bài giảng Công nghệ lớp 12 - Tiết 21, Bài 18: Máy tăng âm

ppt 64 trang thuongnguyen 6331
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công nghệ lớp 12 - Tiết 21, Bài 18: Máy tăng âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_cong_nghe_lop_12_tiet_21_bai_18_may_tang_am.ppt

Nội dung text: Bài giảng Công nghệ lớp 12 - Tiết 21, Bài 18: Máy tăng âm

  1. Mô hình hệ thống thông tin và viễn thông Vệ tinh Thu, Thiết bị Thu, phát phát vô tuyến Kết Kết nối nối Thu, Thu, phát phát Đường truyền
  2. Tiết 21. Bài 18 MÁY TĂNG ÂM
  3. I. Khái niệm: Máy tăng âm là thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh
  4. Giới thiệu về máy tăng âm
  5. PHÂN LOẠI: - Theo chất lượng máy tăng âm chia ra thành tăng âm thông thường và tăng âm chất lượng cao (HI – FI). - Theo công suất, có loại máy tăng âm công suất lớn, công suất vừa và công suất nhỏ. - Theo linh kiện, có máy dùng linh kiện rời rạc hoặc dùng IC.
  6. II. Sơ đồ khối, nguyên lý của máy tang âm
  7. 1- Khối mạch vào 2- Khối mạch tiền khuếch đại 3- Khối mạnh âm sắc 4- Khối mạch khuếch đại trung gian 5- Khối mạch khuếch đại công suất 6- Khối nguồn nuôi
  8. Chức năng các khối của máy tăng âm: - Khối mạch vào: Tiếp nhận tín hiệu âm tần từ các nguồn khác nhau như micrô, đĩa hát, băng casset điều chỉnh tín hiệu đó cho phù hợp với máy. Dạng điện áp ra: - Khối mạch tiền khuếch đại: Tín hiệu âm tần qua mạch vào rất nhỏ nên khuếch đại lên 1 giá trị nhất định. - Khối mạch âm sắc: Dùng để điều chỉnh độ trầm - bổng của âm thanh theo sở thích của người nghe.
  9. Chức năng các khối của máy tăng âm: - Khối mạch khuếch đại trung gian: Tín hiệu ra từ mạch khuếch đại âm sắc còn yếu, cần phải khuếch đại tiếp qua mạch khuếch đại trung gian mới đủ công suất kích của tầng công suất. - Khối mạch khuếch đại công suất: Có nhiệm vụ khuếch đại công suất âm tần đủ lớn để phát ra loa. - Khối nguồn nuôi: Cung cấp điện cho toàn bộ máy tăng âm Hiện nay: Kĩ thuật đã phát triển, nên các khối trong sơ đồ trên có thể tích hợp (Integrated) trong một vi mạch (IC: Integrated Circuit) Ví dụ: IC loại : TDA2030,TDA2020, LA4440
  10. Nút chỉnh trên mặt trước Amply Nút Vol: cân chỉnh tín hiệu vào của đường micro Nút PAL: điều chỉnh tín hiệu cho bên phải hoặc bên trái Nút Echo: điều chỉnh tiếng Echo cho micro Nút Low: điều chỉnh âm trầm - bass Nút Mid: điều chỉnh âm trung-mid (hỗ trợ cho giọng yếu ) Nút Hi: điều chỉnh âm cao - treble Nút Vol: tăng giảm âm lượng của Echo Nút Low: điều chỉnh âm trầm của Echo Nút Hi: điều chỉnh âm cao của Echo Nút RPT: tăng/ giảm số lần của tiếng lặp lại Nút DLY: tăng/ giảm độ dài của tiếng delay
  11. Đường nhạc – Music Nút Vol: cân chỉnh tín hiệu vào cho đường nhạc Nút PAL: điều chỉnh tín hiệu cho bên trái /bên phải Nút Low: điều chỉnh âm trầm Nút Mid: điều chỉnh âm trung Nút Hi: điều chỉnh âm cao Đường tổng (Master) Điều chỉnh âm lượng lớn nhỏ đầu ra cuối cùng khi đã cân chỉnh đường Mic, Echo, music Nút Vol: tăng giảm âm lượng của đầu raNút Low: điều chỉnh âm trầm Nút Mid: điều chỉnh âm trung Nút Hi: điều chỉnh âm cao
  12. Mặt sau của Amply bao gồm các chi tiết sau: 1. Dây cắm nguồn điện 2. Ngỏ tiếp đất 3. Đường gắn dây loa 4. Ngỏ cắm tín hiệu nhạc - Music in ( nhạc vào ), có kênh A & B. - Output: + LINE: lấy tín hiệu ra cho 1 thiết bị khác + REC: tín hiệu này đã được điều chỉnh theo mặt trước của Amply + SCORE / MIC: đường kết nối tín hiệu chấm điểm với đầu hát karaoke
  13. III. Nguyên lý của máy tăng âm Ura B T1 BA2 BA1 R2 N11 N21 Uvµo A R1 UCC O Loa N 12 § N22 T2 C
  14. Ura B T1 BA2 BA1 R2 N11 N21 Uvµo A R1 UCC O Loa N 12 § N22 T2 C
  15. Một số mẫu loa phổ biến thường dùng Loa mành tĩnh điện
  16. Một số mẫu loa phổ biến thường dùng
  17. Một số mẫu loa phổ biến thường dùng Loa con
  18. Một số mẫu loa phổ biến thường dùng Loa plasma
  19. Câu 1: Máy tăng âm: A. Là thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh. B. Là thiết bị khuếch đại tín hiệu hình ảnh. C. Là thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh và hình ảnh. D. Cả 3 đáp án đều sai.
  20. Câu 2: Dựa vào đâu để phân loại máy tăng âm A. Dựa vào chất lượng máy tăng âm. B. Dựa vào công suất máy tăng âm C. Dựa vào linh kiện máy tăng âm D. Cả 3 đáp án đều đúng.
  21. Câu 3: Để âm thanh phát ra cho người nghe trong phạm vi rộng, người ta phải: A. Khuếch đại âm thanh B. Khuếch đại hình ảnh C. Khuếch đại âm thanh và hình ảnh D. Đáp án khác
  22. Câu 4: Sơ đồ khối máy tăng âm gồm: A. 5 khối B. 6 khối C. 7 khối D. 8 khối
  23. Câu 5: Trong các khối sau, khối nào không thuộc sơ đồ khối máy tăng âm: A. Mạch vào B. Mạch ra C. Mạch tiền khuếch đại D. Mạch khuếch đại công suất
  24. Câu 6: Khối nào cung cấp điện cho toàn bộ máy tăng âm A. Mạch vào B. Mạch khuếch đại công suất C. Nguồn nuôi D. Loa
  25. Câu 7: Khối nào điều chỉnh độ trầm bổng của âm thanh A. Mạch vào B. Mạch tiền khuếch đại C. Mạch âm sắc D. Mạch khuếch đại trung gian
  26. Câu 8: Tín hiệu âm tần được lấy từ: A. Micro B. Đĩa hát C. Băng casset D. Tất cả đều đúng
  27. Câu 9: Cường độ âm thanh do khối nào quyết định A. Mạch âm sắc B. Mạch tiền khuếch đại C. Mạch khuếch đại trung gian D. Mạch khuếch đại công suất
  28. Câu 10: Các mạch tiền khuếch đại, khuếch đại trung gian, khuếch đại công suất giống nhau về chức năng là: A. Khuếch đại tín hiệu B. Cung cấp điện cho toàn bộ máy C. Tiếp nhận tín hiệu âm tần từ micro, đĩa hát, D. Cả 3 đáp án đều sai