Bài giảng Địa lí 6 - Bài 14: Địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lí 6 - Bài 14: Địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_dia_li_6_bai_14_dia_hinh_be_mat_trai_dat_tiep_theo.pptx
Nội dung text: Bài giảng Địa lí 6 - Bài 14: Địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo)
- BÀI 14: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (tiếp theo)
- Ở tiết học trước các em đã được tìm hiểu một dạng địa hình rất phổ biến trên bề mặt TĐ là địa hình núi. Một em hãy cho biết địa hình núi gồm mấy bộ phận? Kể tên các bộ phận của địa hình núi? Trình bày sự phân loại núi theo độ cao? Đỉnh núi Sườn núi Chân núi -Núi thấp ( 2000m)
- Bình nguyên (đồng bằng) Cao nguyên Đồi
- TIẾT 16 - BÀI 14: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (tiếp theo) - Bình nguyên (đồng bằng) - Cao nguyên - Đồi
- 1. Bình nguyên (đồng bằng): Địa hình bình nguyên Quan sát hình ảnh kết hợp kênh chữ SGK trang 46, thảo luận nhóm các em cần làm rõ 2 vấn đề sau: - Nêu đặc điểm của địa hình bình nguyên? - Độ cao tuyệt đối của bình nguyên là bao nhiêu?
- 1. Bình nguyên (đồng bằng): Địa hình bình nguyên - Nêu đặc điểm của địa hình bình nguyên? - Bình nguyên là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. - Độ cao tuyệt đối của bình nguyên là bao nhiêu? - Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m.
- Có mấy nguyên nhân hình thành bình nguyên? Đó là những nguyên nhân nào? Bình nguyên do băng hà bào mòn Bình nguyên bồi tụ do phù sa Bình nguyên hay ĐB đc bồi tụ ở các cửa sông lớn được gọi là châu thổ ở Việt Nam đồng bằng chủ yếu đc bồi tụ bởi phù sa sông, biển. 1 bạn hãy kể tên 1 số đồng bằng lớn ở Việt Nam. ĐB châu thổ sông Hồng, ĐB châu thổ sông Cửu Long.
- CácQuahoạt h.ảnhđộnghãy kinhtrên tếchonôngbiếtnghiệpthế mạnhnổi bậtcủaởbình bìnhnguyênnguyênlà. gì?
- Phân loại Có hai loại bình nguyên: + Bình nguyên do băng hà bào mòn. + Bình nguyên do phù sa sông, biển bồi tụ Thế mạnh kinh tế Bình nguyên thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, Dân cư tập trung đông đúc. Ngoài ra bình nguyên còn là nơi tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ
- ĐB sông Hoàng Hà ĐB sông Nin ĐB sông Cửu Long Bản đồ tự nhiên Thế giới
- 2. Cao nguyên: Nêu những đặc điểm của địa hình cao nguyên, cho biết cao nguyên có những thế mạnh nổi bật nào về nông nghiệp? Sườn cao nguyên Cao nguyên - Cao nguyên có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, nhưng có sườn dốc. - Độ cao tuyệt đối của cao nguyên thường từ 500m trở lên.
- 2. Cao nguyên: Cao nguyên là nơi thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
- Ngoài thế mạnh về phát triển cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn thì các cao nguyên thường có khí hậu mát mẻ rất thích hợp phát triển các loại rau hoa quả ôn đới. Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, địa hình độc đáo, khí hậu trong lành biến những cao nguyên trở thành điểm du lịch hấp dẫn (Đà Lạt, Mộc Châu, Đồng Văn )
- Cao nguyên Bình nguyên Các em quan sát h.ảnh, kênh chữ trong sgk, thảo luận cặp đôi trong 2 ‘ Tìm những điểm giống và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên? Giống nhau: có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng Địa hình Bình nguyên Cao nguyên Khác Độ cao tuyệt đối của - Có sườn dốc, nhiều khi dựng thành nhau bình nguyên thường vách so với vùng đất xung quanh. dưới 200m. - Độ cao tuyệt đối thường từ 500m trở lên
- 2. Cao nguyên: Dựa vào lược đồ địa hình Việt Nam xác định một số cao nguyên ba dan ở nước ta.
- 3. Đồi:
- 3. Đồi: Dựa vào h. ảnh, kênh chữ sgk và hiểu biết bản thân, hãy nêu: - Đặc điểm của địa hình đồi? - Những thế mạnh KT của vùng đồi? - Đồi là dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, sườn thoải. Độ cao tương đối thường không quá 200m. - Đồi là nơi thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp.
- 4. Luyện tập: Mời các em tham gia trò chơi Ai là triệu phú
- 1 Câu 1. Đỉnh núi cao nhất nước ta là A: Ngọc Linh B: Phan-xi-păng C: Cà Đam D: Tây Côn Lĩnh
- 2 Câu 2. Độ cao tuyệt đối của núi được tính từ điểm nào đến điểm nào? A: Từ mực nước B: Từ sườn núi biển đến đỉnh núi đến đỉnh núi C: Từ chân núi D: Từ mực nước đến gần đỉnh núi biển đến sườn núi
- 3 Câu 3.Địa hình cacxtơ là loại địa hình đặc biệt của vùng nào? A: đồng bằng B: biển C: núi lửa D: núi đá vôi
- 4 Câu 4. Có bao nhiêu nguyên nhân hình thành bình nguyên? A: 4 B: 3 C: 2 D: 1
- 5 Câu 5. Độ cao tuyệt đối của đồng bằng là bao nhiêu? A: dưới 200m B: 400m-600m C: trên 500m D: trên 300m
- 6 Câu 6. Đồng bằng nào có diện tích lớn nhất nước ta? A: Đồng bằng B: Đồng bằng sông Hồng Bình-Trị-Thiên C: Đồng bằng D: Đồng bằng sông Thanh-Nghệ-Tĩnh Cửu Long
- 7 Câu 7. Quá trình bồi tụ ở hạ lưu các con sông lớn thường hình thành nên dạng địa hình nào? A: Đồng bằng châu B: Bán bình nguyên thổ D: Đồng bằng ven C: Cao nguyên biển
- 8 Câu 8. Độ cao tuyệt đối của cao nguyên là bao nhiêu? A: dưới 500m B: trên 400m C: 300m D: trên 500m
- 9 Câu 9. Cao nguyên Lâm Viên nằm ở vùng nào của nước ta? A: Tây Bắc C: Đông Bắc B: Tây Nguyên D: Đông Nam Bộ
- 10 Câu 10. Đồi có độ cao tương đối là bao nhiêu? A: trên 200m B: dưới 200m C: dưới 500m D: trên 500m
- 11 Câu 11. Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt. Câu thơ trong bài “Ta đi tới” của nhà thơ Tố Hữu nhắc đến địa danh nào sau đây? A: Hà Nội B: Phú Thọ C: Kom Tum D: Lào Cai