Bài giảng Địa lí 6 - Bài học số 17: Lớp vỏ khí

pptx 12 trang minh70 2550
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Địa lí 6 - Bài học số 17: Lớp vỏ khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_li_6_bai_hoc_so_17_lop_vo_khi.pptx

Nội dung text: Bài giảng Địa lí 6 - Bài học số 17: Lớp vỏ khí

  1. BÀI 17: LỚP VỎ KHÍ Cấu tạo của lớp vỏ khí (lớp khí quyển) (mục 2, SGK/trang 52)
  2. BÀI 17: LỚP VỎ KHÍ Các em đã biết, xung quanh Trái Đất có lớp không khí bao bọc gọi là khí quyển. Khí quyển như cỗ máy thiên nhiên sử dụng năng lượng Mặt Trời phân phối, điều hòa nước trên khắp hành tinh dưới hình thức mây, mưa, điều hòa CO2 và O2 trên Trái Đất. Con người không nhìn thấy không khí nhưng quan sát được các hiện tượng khí tượng xảy ra trong khí quyển, vậy khí quyển có cấu tạo thế nào, đặc điểm ra sao ? chúng ta cùng tìm hiểu các em nhé. Khí quyển (lớp vỏ khí)
  3. BÀI 17: LỚP VỎ KHÍ Các em nghiên cứu nội dung kênh chữ mục 2, SGK/trang 52, 53 và Hình 46 SGK/trang 53 trả lời các câu hỏi sau: - Lớp vỏ khí gồm những tầng nào ? - Nêu vị trí và đặc điểm của mỗi tầng ?
  4. BÀI 17: LỚP VỎ KHÍ - Lớp vỏ khí gồm các tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao khí quyển. - Vị trí và đặc điểm của mỗi tầng: Các tầng khí quyển Vị trí Đặc điểm Đối lưu 0-16km - Tập trung tới 90% không khí, không khí chuyển động theo chiều thẳng đúng. - Nhiệt độ giảm dần khi lên cao (trung bình lên cao 100m giảm 0,60C. - Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng như: mây, mưa, sấm, chớp, Bình lưu 16-80km - Có lớp ozon (ô-dôn) ngăn cản, hấp thụ lại các tia bức xạ có hại cho con người. - Nhiệt độ tăng theo độ cao, hơi nước ít đi Các tầng cao 80km trở lên Không khí rất loãng (60.000km)
  5. BÀI 17: LỚP VỎ KHÍ Dựa vào kiến thức trên, em hãy cho biết vai trò của lớp vỏ khí đối với đời sống trên Trái Đất ?
  6. BÀI 17: LỚP VỎ KHÍ Lớp vỏ khí rất quan trọng đối với đời sống trên Trái Đất, vì mọi hoạt động của con người đều có liên quan đến lớp vỏ khí. Các hiện tượng như mây, mưa, sấm, chớp, sóng, gió, bão ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của các sinh vật trên Trái Đất. Nếu không có không khí sẽ không còn sự sống trên Trái Đất. Lớp vỏ khí còn được coi là “Tấm áo giáp” bảo vệ sự sống cho trái Đất, vì chúng ngăn không cho các tia độc hại từ Mặt trời và vũ trụ xâm nhập vào Trái Đất.
  7. BÀI 17: LỚP VỎ KHÍ Theo em: - Nguyên nhân nào dẫn đến tầng ozon bị thủng ? - Hậu quả của việc thủng tầng ozon ? - Để bảo vệ bầu khí quyển trước nguy cơ bị thủng tầng ozon, con người phải làm gì ?
  8. BÀI 17: LỚP VỎ KHÍ Nguyên Do ô nhiễm không khí: sự phát triển của công nghiệp, nhân động cơ giao thông, núi lửa, cháy rừng, Tăng lượng tia cực tím (UV) gây bệnh ung thư da, đục thủy Hậu quả tinh thể, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người - Các nước phải có tiếng nói chung (nghị định Ki-ô-tô về cắt giảm khí thải) - Trồng nhiều cây xanh, bảo vệ môi trường. Giải pháp - Hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch, hạt nhân. - Sử dụng năng lượng sạch: gió, mặt trời, sóng biển, - Xử lí ô nhiễm khu công nghiệp, nhà máy, khu đô thị,
  9. CỦNG CỐ Câu 1: Lớp vỏ khí có mấy tầng ? A. 2 tầng B. 3 tầng C. 4 tầng D. 5 tầng Câu 2: Tầng khí quyển nằm sát mặt đất là: A. Tầng đối lưu B. Tầng ion nhiệt C. Tầng cao của khí quyển D. Tầng bình lưu
  10. CỦNG CỐ Câu 3: Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng: A. 12km B. 14km C. 16km D. 18km Câu 4: Trong các tầng của lớp vỏ khí, tầng nào gắn liền với đời sống con người và sinh vật ? A. tầng ion nhiệt B. tầng bình lưu C. các tầng cao D. tầng đối lưu
  11. DẶN DÒ - Học bài - Đọc mục 2, bài 18 SGK/trang 55,56 trả lời: + Tìm hiểu về nhiệt độ không khí, tại sau khi đó phải đặt nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m. + Cách tính nhiệt độ trung bình tháng và năm ?