Bài giảng Địa lí 6 - Bài thứ 17: Lớp vỏ khí

ppt 24 trang minh70 3550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lí 6 - Bài thứ 17: Lớp vỏ khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_dia_li_6_bai_thu_17_lop_vo_khi.ppt

Nội dung text: Bài giảng Địa lí 6 - Bài thứ 17: Lớp vỏ khí

  1. NHẮC NHỞ TRONG QUÁ TRÌNH HỌC - Học sinh vào theo mã và nhập họ tên để điểm danh - Nghiêm túc nghe giảng. - Không bỏ tiết học trong quá trình học. - Không bình luận các nội dung ngoài chủ đề bài học trong mục trò chuyện. - Ghi chép bài đầy đủ - Chỉ bật MIC khi có yêu cầu của giáo viên.
  2. TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC KÌ II Địa hình Sinh Khí vật Thành quyển phần của Trái Đất Đất Nước
  3. Bài 17 : LỚP VỎ KHÍ I. Thành phần của không khí. -Dựa vào biểu đồ thành phần của không khí cho biết không khí gồm thành phần khí nào? Hơi nước và các khí khác(1%) Khí Ôxi(21%) Khí Nitơ(78%) Thành phần cuả không khí
  4. -Mỗi thành phần chiếm bao nhiêu? (tỉ lệ%) Hơi nước và các khí khác(1%) Khí Ôxi(21%) Gồm các khí : Nitơ ( 78%) , Ôxi ( 21%) , hơi nước và các khí khác ( 1%) Khí Nitơ(78%) -Thành phần nào ảnh hưởng đến sự sống và sự cháy? Thành phần cuả không khí
  5. Hơi nước và các khí khác(1%) Khí Ôxi(21%) -Lượng hơi nước có vai trò gì? Khí Nitơ(78%) Thành phần cuả không khí -Là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng như mây, mưa, sương (Hiện tượng khí tượng là hiện tượng có liên quan đến thời tiết biểu hiện trong lớp không khí). Không có lượng hơi nước thì không có các hiện tượng khí tượng.
  6. Hiện tượng khí tượng Nắng Mưa Cầu vồng Sấm chớp
  7. II. Cấu tạo lớp vỏ khí ( lớp khí quyển) 1.Khái niệm lớp vỏ khí: (lớp khí quyển): Lớp vỏ khí hay khí quyển là gì? -Là lớp không khí bao quanh Trái Đất. 2.Cấu tạo lớp vỏ khí: -Quan sát ảnh các tầng khí quyển cho biết lớp vỏ khí gồm những tầng nào?
  8. Gồm các tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển -Xác định trên tranh vị trí các tầng và nêu độ cao từng tầng. -Tầng gần mặt đất là tầng nào? ND hoạt động: Nêu đặc điểm của tầng đối lưu.
  9. a. Tầng đối lưu ( 0  16 km ) ❖ Tập trung 90 % không khí. ❖ Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng. ❖ Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng. ❖ Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC -90% không khí tập trung ở độ cao gần 16 km gần sát mặt đất. Phần còn lại tuy dày tới hành chục nghìn km nhưng chỉ có 10% không khí. Vậy càng lên cao không khí như thế nào?
  10. b. Tầng bình lưu. (16  80 km ) Cho biết tầng bình lưu có đặc điểm gì? Có lớp Ôdôn . -Vai trò của tầng ôdôn và tác hại khi tầng ôdôn bị thủng Có lớp Ôdôn có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.
  11. c. Các tầng cao của khí quyển: Xác định độ cao? -Từ 80km trở lên Không khí ở tầng này có đặc điểm gì? -Không khí cực loãng. Như vậy lớp vỏ khí có vai trò như thế nào đến đời sống con người? -Điều hoà khí hậu trên Trái Đất. -Đốt cháy các thiên thạch trên không trung khi va vào Trái Đất. -Giúp sinh vật trên Trái Đất tồn tại.
  12. 3. Các khối khí Khối khí lạnh BBD ĐTD TBD Khối khí nóng ÂĐD TBD ĐTD Khối khí lạnh Lược đồ các khối khí
  13. III. Các khối khí. Dựa vào bảng các khối khí: kể tên các khối khí. Các khối khí -Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp,có nhiệt độ tương đối cao. -Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao,có nhiệt độ tương đối thấp. -Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương,có độ ẩm lớn. -Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền có tính chất tương đối khô.
  14. -Cho biết nguyên nhân hình thành các khối khí? Do tiếp xúc với bề mặt Trái Đất (lục địa hay đại dương) nên không khí ở đáy tầng đối lưu chịu ảnh hưởng của các khối khí có đặc tính khác nhau về nhiệt độ và độ ẩm. -Căn cứ vào đâu người ta chia ra khối khí nóng, lạnh? -Do nhiệt độ. -Căn cứ vào đâu người ta chia khối khí đại dương, lục địa? -Bề mặt tiếp xúc bên dưới là địa dương hay lục địa. Tuỳ theo vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc, mà tầng không khí dưới thấp chia ra các khối khí nóng và lạnh, đại dương hay lục địa.
  15. Dựa vào bảng các khối khí cho biết: -Khối khí nóng hình thành -Vậy sự phân biệt các khối khí trên các vùng vĩ độ thấp,có chủ yếu là căn cứ vào đâu? nhiệt độ tương đối cao. -Khối khí lạnh hình thành Căn cứ vào tính chất của khối khí nóng, lạnh, khô, ẩm trên các vùng vĩ độ cao,có nhiệt độ tương đối thấp. -Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương,cóó độ ẩm lớn. -Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền có tính chất tương đối khô.
  16. Kí hiệu một số khối khí 1. E : Khối khí xích đạo 2. T : Khối khí nhiệt đới (Tm: Khối khí đại dương; Tc: lục địa). 3. P : Khối khí ôn đới hay cực đới (Pm: khối khí ôn đới đại dương; Pc: lục địa ) 4. A : Khối khí băng địa
  17. 1. Nối những ô chữ bên trái với những ô chữ ở bên phải để nêu đúng vị trí hình thành và tính chất của từng khối khí? A. Hình thành trên các biển và 1. Khối khí nóng đại dương, có độ ẩm lớn 2. Khối khí lạnh B. Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao 3. Khối khí đại C. Hình thành trên đất liền, có tính dương chất tương đối khô D. Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, 4. Khối khí lục địa có nhiệt độ tương đối thấp
  18. 1. Nối những ô chữ bên trái với những ô chữ ở bên phải để nêu đúng vị trí hình thành và tính chất của từng khối khí? A. Hình thành trên các biển và 1. Khối khí nóng đại dương, có độ ẩm lớn 2. Khối khí lạnh B. Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao 3. Khối khí đại C. Hình thành trên đất liền, có tính dương chất tương đối khô D. Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, 4. Khối khí lục địa có nhiệt độ tương đối thấp
  19. MỘT SỐ TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Lỗ thủng tầng ôdôn
  20. MỘT SỐ TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Khí thải Hiệu ứng nhà kính
  21. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ _ Làm bài tập trong tập bản đồ. _ Xem trước bài 18 : + Thời tiết là gì ? Khí hậu là gì ? Nhiệt độ không khí , cách đo nhiệt độ không khí. + Tính nhiệt độ trung bình tháng, trung bình năm như thế nào ? + Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa, mà lại chậm hơn tức là vào lúc 13 giờ ? + Nhiệt độ không khí thay đổi theo những nhân tố nào ?