Bài giảng Địa lí 6 - Chủ đề: Lớp vỏ khí (tt)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lí 6 - Chủ đề: Lớp vỏ khí (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_dia_li_6_chu_de_lop_vo_khi_tt.pptx
Nội dung text: Bài giảng Địa lí 6 - Chủ đề: Lớp vỏ khí (tt)
- CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ (tt) 1. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí (bài 18, mục 3, SGK/trang 56) 2. Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất (mục 1, bài 19, SKG trang 58)
- CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ (tt) 1. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí (bài 18, mục 3, SGK/trang 56) Các em đọc nội dung và xem hình ảnh SGK mục 3 trang 56,57. Câu hỏi: Có mấy nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí ?
- CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ (tt) 1. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí (bài 18, mục 3, SGK/trang 56) -> có 3 nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí a. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xxa biển. b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao. c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
- CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ (tt) 1. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí (bài 18, mục 3, SGK/trang 56) a. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển Câu hỏi: Tại sao lại có sự giữa khí hậu lục địa và khí hậu đại dương ?
- CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ (tt) 1. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí (bài 18, mục 3, SGK/trang 56) a. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển: Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau.
- CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ (tt) 1. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí (bài 18, mục 3, SGK/trang 56) -> Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa cũng khác nhau.
- CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ (tt) 1. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí (bài 18, mục 3, SGK/trang 56) a. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển Câu hỏi: Tại sao vào mùa hạ: Những miền gắn biển có không khí mát hơn đất liên. Ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?
- CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ (tt) -> Do đặc tính hấp thụ nhiệt của nước và đất là khác nhau: mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước. Khi nước biển nóng lên thì bốc hơi, mà càng bốc hơi thì nhiệt độ càng giảm đi, vì hơi nước trong không khí hâp thụ bức xạ mặt trời làm giảm lượng bức xạ mặt trời tới mặt nước. Mặt khác, có tới 60% nhiệt lượng trên các biển ở nhiệt đới chi cho việc bốc hơi nước. Vì thế ở biển và đại dương, nhiệt độ lên xuống chậm hơn trên đất liền. Kết quả là vào mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền, ngược lại về mùa đông, những miền gần biển lại ấm hơn trong đất liền vì những miền gần biển chịu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí ở biển và đại dương.
- CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ (tt) 1. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí (bài 18, mục 3, SGK/trang 56) b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao Câu hỏi: Tại sao nhiệt độ không khí lại thay đổi theo độ cao ? -> Trong tầng đối lưu của lớp vỏ khí, không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng, càng lên cao không khí càng loãng -> nên nhiệt độ giảm theo độ cao ở tầng đối lưu.
- CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ (tt) 1. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí (bài 18, mục 3, SGK/trang 56) b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao -> Trong tầng đối lưu của lớp vỏ khí, không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng, càng lên cao không khí càng loãng -> nên nhiệt độ giảm theo độ cao ở tầng đối lưu.
- CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ (tt) 1. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí (bài 18, mục 3, SGK/trang 56) b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao: Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
- CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ (tt) 1. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí (bài 18, mục 3, SGK/trang 56) b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao: Câu hỏi: Dựa vào những kiến thức đã biết, hãy tính sư chênh lệch về độ cao giữa hai địa điểm trong Hình 48. Sự thay đổi hình 48 ? nhiệt độ theo độ cao
- CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ (tt) 1. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí (bài 18, mục 3, SGK/trang 56) b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao: -> Nhiệt độ chênh lệch giữa hai điểm trong hình 48 là: 25 – 19 = 60C -> Ở tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Cứ lên cao 1000 m to lại giảm 6oC (lên cao 100m giảm 0,6 oC). Sự chênh lệch về nhiệt độ giữa 2 địa điểm là 60. → Độ cao chênh Hình 48. Sự thay đổi lệch của 2 địa điểm này là 1000m nhiệt độ theo độ cao
- CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ (tt) 1. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí (bài 18, mục 3, SGK/trang 56) c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ Câu hỏi: Quan sát hình 49, nhiệt độ không khí còn thay đổi theo vĩ độ, điều đó được thể hiện như thế nào ?
- CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ (tt) 1. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí (bài 18, mục 3, SGK/trang 56) c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ -> Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao -> Hình 49: từ cực về xích đạo nhiệt độ càng giảm (00C → 250 C ) -> Ở xích đạo, quanh năm có gốc chiếu của tia sáng mặt trời lớn hơn các vùng càng gần về cực.
- CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ (tt) 1. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí (bài 18, mục 3, SGK/trang 56) c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ: Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao
- CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ (tt) 2. Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất (mục 1, bài 19, SKG trang 58) a. Khí áp Câu hỏi: Các em đọc mục 1 SGK trang 58, cho biết khái niệm khí áp là gì ? dụng cụ đo khí áp ?
- CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ (tt) 2. Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất (mục 1, bài 19, SKG trang 58) a. Khí áp -> Không khí tuy nhẹ nhưng vẫn có trọng lượng. Vì khí quyển rất dày nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất, sức ép đó gọi là khí áp.
- CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ (tt) 2. Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất (mục 1, bài 19, SKG trang 58) a. Khí áp - Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. - Dụng cụ đo: khí áp kế (đơn vị mm thủy ngân)
- CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ (tt) 2. Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất (mục 1, bài 19, SKG trang 58) b. Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất Câu hỏi: Xem nội dung kênh chữ và hình 50, cho biết các đai khí áp được phân bố như thế nào ?
- CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ (tt) 2. Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất (mục 1, bài 19, SKG trang 58) b. Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất - Khí áp được phân bố trên bề mặt Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ Xích đạo về cực. (-> Do sự xen kẽ nhau giữa lục địa và đại dương nên các đai khí áp này không liên tục, mà bị chia cắt ra thành từng khu khí áp riêng biệt.)
- CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ (tt) 2. Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất (mục 1, bài 19, SKG trang 58) b. Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất Câu hỏi: Quan sát hình 50 SGK, cho biết: - Các đai khí áp thấp (T) nằm ở những vĩ độ nào ? - Các đai khí áp cao (C) nằm ở những vĩ độ nào ?
- CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ (tt) 2. Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất (mục 1, bài 19, SKG trang 58) b. Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất - Các đai khí áp thấp (T) nằm ở những vĩ độ 0°, 60°B và 60°N. - Các đai khí áp cao (C) nằm ở những vĩ độ 30°B, 30°N, 90°B và 90°N
- CỦNG CỐ Câu 1: Tại sao có sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước: A. Do trên mặt đất có thực, động vật sinh sống. B. Do lượng nhiệt chiếu xuống đất và nước khác nhau. C. Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau. D. Do nước có nhiều thủy hải sản cần nhiều không khí để hô hấp. Câu 2: Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa động, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền ? A. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa động ngày dài hơn đêm B. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa động ngày ngắn hơn đêm. C. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên chậm và nguội đi chậm hơn nước. D. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.
- CỦNG CỐ Câu 3: Dụng cụ đo khí áp là A. Nhiệt kế B. Áp kế C. Khí áp kế D. Vũ kế Câu 4: Sức ép của không khí lên bề mặt trái đất gọi là A. Lớp vỏ khí B. Gió C. Khối khí D. Khí áp
- DẶN DÒ - Học bài. - Đọc mục 2 bài 19 SGK/trang 59 trả lời: + Nguyên nhân sinh ra gió ? + Phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió ? (Hình 51 SGK trang 59)