Bài giảng dự giờ môn Lịch sử lớp 8 - Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX

pptx 27 trang thuongnguyen 7290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng dự giờ môn Lịch sử lớp 8 - Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_du_gio_mon_lich_su_lop_8_bai_8_su_phat_trien_cua_k.pptx

Nội dung text: Bài giảng dự giờ môn Lịch sử lớp 8 - Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX

  1. Kiểm tra bài cũ: Nêu đôi nét về Lê- nin và quá trình thành lập đảng vô sản kiểu mới?
  2. Lê- nin tên thật là Vla- đi- mia I- lích Lê-nin . Ông sinh ngày22 -4-1870 mất ngày 21 -1-1924. Là con trong một gia đình nhà giáo tiến bộ, ngay từ thời sinh viên, Lê- nin đã tham gia phong trào cách mạng Nga hoàng. Năm 1893, Lê - nin đến thủ đô Pê- téc- bua và trở thành người lãnh đạo nhóm công nhânm ác xít ở đây. Sau khi bị bắt và bị đày đi Xi-bia, Lê nin sống ở nước ngoài một thời gian, đến năm 1903 thành lập Đảng Công nhânx ã hội dân chủ Nga với Cương lĩnh cách mạng. * Việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga Đầu thế kỉ XX. nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng. Nhiều nhà máy bị đóng cửa, số công nhân thất nghiệp ngày càng tăng, tiền lương giảm sút, ngày lao động kéo dài từ12 đến 14 giờ. điều kiện sống rất tồi tệ. Nhân dân ngày càng chán ghét chế độ Nga hoàng thối nát. Chế độ Nga hoàng lại còn đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản (1904 - 1905) để tranh giành thuộc địa. Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công đã nổ ra với các khẩu hiệu "Đả đảo chuyên chế", “Đả đảo chiến tranh”, “Ngày làm 8 giờ Lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân và binh sĩ. diễn ra trong những năm 1905 - 1907.
  3. Ngày chủ nhật 9-1-1905,14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia đình không mang theo vũ khí kéo đến trước Cung điện Mùa Đông (cung điện của Nga hoàng) để đưa bản yêu sách lên nhà vua. Nga hoàng Ni-cô-lai II ra lệnh cho quân đội và cảnh sát nổ súng vào đoàn biểu tình. Gần 1000 người chết, 2000 người bị thương. Làn sóng căm phẫn của nhân dân lan ra khắp nơi. Hưởng ứng lời kêu gọi của những người bôn-sê-vích, công nhân nổi dậy cầm vũ khí, dựng chiến lũy khởi nghĩa. Xung đột đổ máu giữa công nhân và cảnh sát Nga hoàng diễn ra trên các đường phố. Tháng 5 - 1905, nông dân nhiều vùng nổi dãy, đánh phá dinh cơ của địa chủ phong kiến, thiêu hủy văn tự. khế ước. lấy của người giàu chia cho người nghèo Tháng 6 - 1905, thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin khởi nghĩa Nhiều đơn vị hải quân, lục quân khác cũng nổi dậy. Đỉnh cao của cuộc đấu tranh là khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ỏ Mát-xcơ-va tháng 12 - 1905. Các chiến sĩ cách mạng đã chiến đấu vô cùng anh dũng trong gần hai tuần lễ. Cuối cùng, cuộc khởi nghĩa bị thất bại vì lực lượng quá chênh lệch. Phong trào đấu tranh trên toàn nước Nga còn kéo dài đến giữa năm 1907 mới chấm dứt. Tuy thất bại, song Cách mạng Nga 1905 - 1907 đã giáng một đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ và tư sản. Nó làm suy yếu chế độ Nga hoàng và là bước chuẩn bị cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra vào năm 1917. Cách mạng Nga 1905 - 1907 đã có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
  4. Câu hỏi tiếp theo: Nêu tính chất và ý nghĩa lịch sử của cách mạng Nga 1905 – 1907
  5. * Tính chất: - Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản đầu tiên do giai cấp vô sản lãnh đạo trong thời kì đế quốc chủ nghĩa. * Ý nghĩa: - Cách mạng đã phát động các giai cấp bị bóc lột và các dân tộc bị áp bức trong đế quốc Nga đứng lên đấu tranh làm lung lay chế độ Nga hoàng. - Cuộc cách mạng Nga đã dấy lên một cao trào đấu tranh của giai cấp vô sản các nước đế quốc và thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông đầu thế kỉ XX.
  6. BÀI 8: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KĨ THUẬT, KHOA HỌC, VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT THẾ KỈ XVIII- XIX Mác và Ăng ghen đã nhận định "Giai cấp tư sản không thể tồn tại nếu không luôn luôn cách mạng công cụ lao động". Nhờ nó mà thế kỉ XVIII-XIX trở thành thế kỷ của những phát minh kĩ thuật phát triển rực rỡ, phát minh khoa học vĩ đại về tự nhiên và xã hội, để biết được những thành tựu trên chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.
  7. I. Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật • Nhóm 1 đã làm và thuyết trình • Chúng ta sẽ chuyển sang phần tiếp theo
  8. I. Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật II. Những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
  9. 1. Khoa học tự nhiên Nêu đôi nét về những thành tựu khoa học tự nhiên?
  10. • Niu-tơn (Anh) đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn. • - Lô-mô-nô-xốp (Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng cùng nhiều phát minh lớn về vật lí, hóa học. • - Năm 1837 Puốc-kin-giơ (Séc) khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của các mô động vật. • Năm 1859, Đác-uyn (Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền.
  11. Niu-tơn Puốc-kin-giơ Lô-mô-nô-xốp Đác-uyn
  12. Hãy kể tên những nhà khoa học và phát minh thuộc các lĩnh vực?
  13. • + Toán học: Niu-tơn, Lô-ba- sép-xki, Lép-ních • + Hóa học: Men-đê-lê-ép • + Vật lí: Niu-tơn • +Sinh vật: Đác-uyn
  14. 1. Khoa học tự nhiên - Niu-tơn (Anh) đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn, - Lô-mô-nô-xốp (Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng cùng nhiều phát minh lớn về vật lí, hóa học. - Năm 1837 Puốc-kin-giơ (Séc) khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của các mô động vật. - Năm 1859, Đác-uyn (Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền.