Bài giảng Hóa học lớp 10 - Bài 15: Hóa trị và số oxi hóa - Nguyễn Thị Ngân

pptx 18 trang thuongnguyen 7020
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học lớp 10 - Bài 15: Hóa trị và số oxi hóa - Nguyễn Thị Ngân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_hoa_hoc_lop_10_bai_15_hoa_tri_va_so_oxi_hoa_nguyen.pptx

Nội dung text: Bài giảng Hóa học lớp 10 - Bài 15: Hóa trị và số oxi hóa - Nguyễn Thị Ngân

  1. Tổ Hoá CHÀO MỪNG QUÍ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ Giáo viên :NGUYỄN THỊ NGÂN LỚP 10A1
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1: Cho các chất sau: NaCl, NH3, H2O, CaF2. a. Chất nào có liên kết ion? Chất đó được hình thành bởi những ion nào? b. Chất nào có liên kết cộng hóa trị? Viết công thức cấu tạo của chất đó?
  3. BÀI 15: HÓA TRỊ VÀ SỐ OXI HÓA
  4. BÀI 15: HÓA TRỊ VÀ SỐ OXI HÓA I. HÓA TRỊ: 1. Hóa trị trong hợp chất ion - Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion gọi là điện hóa trị - Cách tính: Điện hóa trị = điện tích ion - Cách ghi: số trước, dấu sau
  5. Nhận xét : + Trong hợp chất ion: . Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA, IIA, IIIA có điện hóa trị là 1+, 2+, 3+. . Các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA, VIIA có thể có điện hóa trị là 2-, 1-. 5
  6. I. HÓA TRỊ: 2. Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị - Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị gọi là cộng hóa trị - Cách tính: Cộng hóa trị = số liên kết
  7. • Quan sát phân tử NH3 Trong phân tử NH3 N có cộng hoá trị 3 H có cộng hoá trị 1.
  8. Quan sát phân tử H2O Trong phân tử H2O O có cộng hoá trị 2 H có cộng hoá trị 1.
  9. II .SỐ OXI HÓA: -Cách viết số oxi hoá: dấu trước, số sau (trừ số oxi hóa 0, không có dấu) và được đặt phía trên kí hiệu nguyên tố
  10. II .SỐ OXI HÓA: Qui tắc 1: Trong các đơn chất, số oxi hóa của nguyên tố bằng không. VD: Xác định số oxi hóa của các đơn chất sau: 0 0 0 0 Na Cu H2 N2.
  11. II .SỐ OXI HÓA: Qui tắc 2: Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố bằng không.
  12. II .SỐ OXI HÓA: Qui tắc 3: - Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tố bằng điện tích của ion đó. VD: Xác định số oxi hóa của các ion đơn nguyên tử sau: +2 -2 Ca2+ S2- - Trong ion đa nguyên tử, tổng số oxihoa của các nguyên tố bằng điện tích ion
  13. Qui tắc 4: - Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hóa của hidro bằng +1(trừ NaH, CaH2 ), số oxihoa của oxi bằng –2(trừ OF2, H2O2 ) +1 −2 H O Chú ý: Trong đa số hợp chất, số oxi hoá của các kim loại bằng hoá trị của nó VD: Trong hợp chất FeSO4, Fe hoá trị II => số oxi hoá của là +2
  14. II .SỐ OXI HÓA: + 2+ - 2- VD1: Số oxi hóa của các nguyên tố ở các ion K, Ca, Cl, S lần lượt là: +1, +2, -1, -2 VD2: Tính số oxi hoá (x)của nitơ trong amoniac NH3, axit nitrơ HNO2 và ion nitrat NO3 - Trong NH3 : x + 3.(+1) = 0 => x= -3 Trong HNO2: (+1) + x + 2.(-2) = 0 => x = +3 Trong NO3: x + 3.(-2) = -1 => x= +5 -
  15. CỦNG CỐ Câu 1: Trong CsCl: A. Điện hóa trị của Cs là +1 B. Điện hóa trị của Cs là 1- C. Cộng hóa trị của Cl là 1 D. Điện hóa trị của Cl là 1-
  16. CỦNG CỐ Câu 2: Trong CH4: A. Điện hóa trị của C là +4 B. Số oxihoa của H là 1- C. Cộng hóa trị của C là 4 D. Điện hóa trị của H là +1
  17. CỦNG CỐ Câu 3: Số oxi hóa của: Mn , Fe trong Fe3+ 3- S trong SO3, P trong PO4 lần lượt là: A. 0 , +3 , +6 , +5 B. +3, +5 , 0 , +6 C. 0 , +3 , +5 , +6 D. +5 , +6 , +3 , 0 © 2007 kiyoshi_penny
  18. Dặn dò: - Học bài - Bài tập SGK trang 90 - Bài tập phần luyện tập chương3