Bài giảng Hóa học Lớp 10 - Bài: Hoá trị và số oxi hoá

ppt 17 trang Hương Liên 19/07/2023 3340
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học Lớp 10 - Bài: Hoá trị và số oxi hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_hoa_hoc_lop_10_bai_hoa_tri_va_so_oxi_hoa.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hóa học Lớp 10 - Bài: Hoá trị và số oxi hoá

  1. BÀI GIẢNG HÓA HỌC LỚP 10 Bài HOÁ TRỊ VÀ SỐ OXI HOÁ
  2. I. HÓA TRỊ: 1. Hóa trị trong hợp chất ion - Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion gọi là điện hóa trị - Cách tính: Điện hóa trị = điện tích ion - Cách ghi: số trước, dấu sau 2. Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị - Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị gọi là cộng hóa trị - Cách tính: Cộng hóa trị = số liên kết = số cặp e chung
  3. Các bước xác định hóa trị của nguyên tố 1) Xác định chất đó chứa liên kết cộng hóa trị hay liên kết ion 2) Nếu là hợp chất ion xác định điện tích của các ion và kết luận điện hóa trị của các nguyên tố. 3) Nếu là hợp chất cộng hóa trị thì viết công thức cấu tạo và xác định số liên kết của các nguyên tử và kết luận cộng hóa trị của các nguyên tố.
  4. II .SỐ OXI HÓA: - Cách viết số oxi hoá: dấu trước, số sau (trừ số oxi hóa 0, không có dấu) và được đặt phía trên kí hiệu hoá học
  5. II .SỐ OXI HÓA: 2. Qui tắc xác định số oxi hóa Qui tắc 1: Trong các đơn chất, số oxi hóa của nguyên tố bằng không. VD: Xác định số oxi hóa của các đơn chất sau: 0 0 0 0 Na Cu H2 N2.
  6. II .SỐ OXI HÓA: 2. Qui tắc xác định số oxi hóa Qui tắc 2: Trong hầu hết các hợp chất + Số oxi hóa của H bằng +1 (trừ hidrua kim loại: NaH, CaH2 .) + Số oxi hóa của O bằng -2 (trừ OF2, peoxit: H2O2, K2O2 .,supeoxit: KO2, NaO2 ) +1 -2 H O
  7. II .SỐ OXI HÓA: 2. Qui tắc xác định số oxi hóa Qui tắc 3: Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố nhân với số nguyên tử của từng nguyên tố bằng không. VD1: Tính số oxi hoá (x) của lưu huỳnh trong các trường hợp sau: -2 +4 +6 a. H2S b. SO2 c. H2SO4 Giải a. H2S : (+1)*2 + x = 0 x = -2 b. SO2 : x + (-2)*2 = 0 x = +4 c. H2SO4 : (+1)*2 + x +(-2)*4 = 0 x = +6
  8. II .SỐ OXI HÓA: 2. Qui tắc xác định số oxi hóa VD2: Tính số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất sau: +1 -2 +1 -1 +1 +6 -2 a. Na2O b. NaCl c. Na2SO4 NaCl: (+1) + x = 0 x = -1 Na2SO4: (+1)*2 + x + (-2)*4 = 0 x = +6 Chú ý: Số oxi hoá của các kim loại nhóm IA, IIA, IIIA bằng hoá trị của nó VD: Trong hợp chất, Na hoá trị I => số oxi hoá của Na là +1
  9. II .SỐ OXI HÓA: 2. Qui tắc xác định số oxi hóa Qui tắc 4: - Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tố bằng điện tích của ion đó. VD: Xác định số oxi hóa của các ion đơn nguyên tử sau: +2 -2 Ca2+ S2-
  10. II .SỐ OXI HÓA: 2. Qui tắc xác định số oxi hóa Qui tắc 4: - Trong ion đa nguyên tử, tổng số oxi hóa của nguyên tố nhân với số nguyên tử của từng nguyên tố bằng điện tích của ion đó. VD: Tính số oxi hoá (x) của nitơ trong các trường hợp sau: -3 +5 + - NH4 NO3 Giải + * NH4 : x + 4*(+1) = +1 x = -3 - * NO3 : x + 3*(-2) = -1 x = +5
  11. Công thức Cộng hóa trị Số oxi hóa N ≡ N N là 3 N là 0 Cl – Cl Cl là 1 Cl là 0 H – S – H S là 2 S là -2 H là 1 H là +1 Công thức Điện hóa trị Số oxi hóa KBr K là 1+ K là +1 Br là 1- Br là -1 2+ +2 CaCl2 Ca là Ca là 1- -1 Cl là Cl là © 2007 kiyoshi_penny
  12. Bài tập 1: Tính số oxi hoá của Cr trong các trường hợp sau: 2- a) K2Cr2O7 b) CrO4 Gọi x là số oxi hoá của Cr • 2 *(+1) +2x + 7*(-2) = 0 => x= +6 • x + 4*(-2) = -2 => x = + 6
  13. Bài tập 2: Xác định số oxi hoá trong các trường hợp sau: 1. Xác định số oxi hóa của lưu huỳnh trong các trường hợp sau: H2S , S , H2SO3 , SO3 , H2SO4 , 2– – Al2(SO4)3 , SO4 , HSO4 . 2. Xác định số oxi hóa của clo trong các trường hợp – sau: HCl , HClO, NaClO2 , KClO3 , Cl2O7 , ClO4 , Cl2 .
  14. Bài tập 1: Tính số oxi hoá của Cr trong các trường hợp sau: 2- a) K2Cr2O7 b) CrO4 Gọi x là số oxi hoá của Cr • 2 *(+1) +2x + 7*(-2) = 0 => x= +6 • x + 4*(-2) = -2 => x = + 6
  15. Câu 2: Tính số oxi hoá của các nguyên tố trong các trường hợp sau: 0 +4 -2 +1+5 -2 +7 -2 - a. Zn b. N2O c. HNO3 d. MnO4 d. Gọi x là số oxi hóa của Mn - MnO4 x + (-2)*4 = -1 => x = +7
  16. Câu 3: Số oxi hóa của: Mn , Fe trong Fe3+ 3- S trong SO3, P trong PO4 lần lượt là: A. 0 , +3 , +6 , +5 B. +3, +5 , 0 , +6 C. 0 , +3 , +5 , +6 D. +5 , +6 , +3 , 0 © 2007 kiyoshi_penny
  17. Dặn dò: - Học bài - Bài tập SGK trang 90 - Bài tập phần luyện tập chương3