Bài giảng Lịch sử 7 - Tiết 16: Ôn tập - Phạm Thị Hương
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử 7 - Tiết 16: Ôn tập - Phạm Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_lich_su_7_tiet_16_on_tap_pham_thi_huong.pptx
Nội dung text: Bài giảng Lịch sử 7 - Tiết 16: Ôn tập - Phạm Thị Hương
- MÔN SỬ 7 Chào mừng Quý Thầy cô và Các Em Học Sinh !
- Tiết 16: ÔN TẬP: I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn một chữ cái trước ý trả lời đúng trong các câu sau: Ví dụ: Câu 1: D Câu 1: Đinh Bộ Lĩnh đóng đô tại đâu? A. Thăng Long B. Phú Xuân C. Hoa Lư D. Đại La Câu 2: Hình Thư thời Lý được hiểu là: A. một bộ luật B. một bức tranh. C. một công cụ lao động D. một ngôi chùa.
- Câu 3: Vương triều do người Ấn thành lập: A. Mô – gôn. B. Đê – li C. Gúp – ta. D. Mô – gôn và Đê -li Câu 4: Nhà Lý thành lập năm: A. 1010 B. 1042. C. 1009. D. 1054 Câu 5: Năm 981 diễn ra sự kiện gì?: A. Nhà Lý thành lập. B. Chiến thắng Bạch Đằng C. Nhà Lý dời đô. D. Kháng chiến chống Tống.
- Câu 6. Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu? A. Công nhân, quý tộc. B. Thương nhân, quý tộc. C. Tướng lĩnh, quý tộc. D. Tăng lữ, quý tộc. Câu 7. Giai cấp vô sản được hình thành từ tầng lớp nào? A. Nông nô B. Tư sản C. Công nhân D. Địa chủ. Câu 8. Xã hội phong kiến Trung Quốc xuất hiện hai giai cấp nào? (B) A. Địa chủ, tá điền B. Địa chủ, nông nô. C. Quý tộc, nông dân D. Quý tộc, nông nô Câu 9: Trung Quốc có 4 phát minh lớn đó là A. Gốm, giấy, la bàn, thuốc súng. B. La bàn, thuốc súng, thuyền, giấy. C. Giấy, la bàn, thuốc súng, nghề in. D. La bàn, thuốc súng, nghề in, thuyền.
- Câu 10: Hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến Trung Quốc là A. Phật giáo. B. Đạo giáo. C. Lão giáo. D. Nho giáo. Câu 11. Tác giả của tác phẩm Tây Du Kí là A. Thi Nại Am. B. La Quán Trung. C. Tào Tuyết Cần D. Ngô Thừa Ân. Câu 12. Chữ viết phổ biến của người Ấn Độ là gì? A. Chữ Hán B. Chữ Phạn C. Chữ La tinh D. Chữ Nôm
- II. CÂU HỎI TỰ LUÂN: Câu 1:. Em hãy cho biết nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì? Chứng minh rằng nhà Lý tấn công đánh qua đất Tống, nhưng không phải là hành động xâm lược? * Âm mưu: Xâm lược Đại Việt để giải quyết khó khăn trong nước và đô hộ nước ta. * Chứng minh: Lý Thường Kiệt chỉ cho quân tấn công vào các căn cứ quân sự, kho lương thảo nơi mà nhà Tống chuẩn bị cho việc xâm lược nước ta. Đi đến đâu Lý Thường Kiệt cũng cho niêm yết bảng nói rõ, và không động chạm gì tới nhân dân. Sau khi hoàn thành mục tiêu thì lập tức rút quân về nước.
- Câu 2: Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước? Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào? * Nhà Đinh xây dựng đất nước: - Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế ( Đinh Tiên Hoàng). - Đặt tên nước: Đại Cồ Việt. - Đóng đô tại Hoa Lư. - Mùa xuân 970 đặt niên hiệu là Thái Bình, phong vương cho các con, cử cận thần nắm giữ các chức vụ chủ chốt. - Xây cung điện, đúc tiền riêng. - Sai sứ sang giao hảo với nhà Tống. * Ý nghĩa: Khẳng định vị thế của nước ta đã lớn mạnh ngang hàng với Trung Quốc, Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền quốc gia.
- Câu 3: Nhà Lý ra đời trong hoàn cảnh nào? Tại sao nhà Lý lại dời đô về Thăng Long? * Hoàn cảnh: - Năm 1005 Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh nối ngôi đến năm 1009 thì qua đời - Các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên làm vua. Nhà Lý thành lập. * Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì: - Thăng Long có nhiều ưu thế hơn Hoa Lư. - Thăng Long có vị trí, địa thế thuận lợi, là trung tâm của đất nước, là nơi đất rộng người đông, kinh tế phát triển
- Câu 4: Đứng trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, nhà Lý đã chuẩn bị đối phó như thế nào? - Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy. - Cho quân đội luyện tập và canh phòng suốt ngày đêm. Phong chức tước cho các tù trưởng, cho phép họ mộ thêm binh đánh trả các cuộc quấy phá, làm thất bại âm mưu dụ giỗ của nhà Tống. - Đánh Cham – pa phá tan âm mưu phối hợp của nhà Tống.
- Câu 5: Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt? + Nét độc đáo của Lý Thường Kiệt - Tấn công trước để tự vệ - Xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để phòng thủ. - Đọc thơ khích lệ tinh thần chiến đấu của ta, làm hoang mang quân địch. - Kết thúc chiến tranh bằng giảng hoà Câu 6: Vẽ và so sánh sơ đồ bộ máy nhà nước thời Đinh – Tiền Lê với thời Lý?
- Tổ chức bộ máy chính quyền thời Đinh – Tiền lê và thời Lý VUA VUA, QUAN ĐẠI THẦN ĐẠI SƯ THÁI SƯ QUAN VĂN QUAN VÕ QUAN VĂN QUAN VÕ LỘ, PHỦ LỘ HUYỆN PHỦ CHÂU HƯƠNG, XÃ HƯƠNG, XÃ