Bài giảng Lịch sử lớp 12 - Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (Tiết 2) - Nguyễn Thị Trúc

ppt 45 trang thuongnguyen 8271
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử lớp 12 - Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (Tiết 2) - Nguyễn Thị Trúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_lop_12_bai_13_phong_trao_dan_toc_dan_chu_o.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử lớp 12 - Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 (Tiết 2) - Nguyễn Thị Trúc

  1. GV: Nguyễn Thị Trúc
  2. Câu 1: Việt Nam Quốc dân đảng là chính đảng của giai cấp A. tư sản. B. vô sản. C. địa chủ. D. nông dân.
  3. Câu 2: Sự kiện nào sau đây diễn ra tại nhà số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội, 3- 1929)? A. Thành lập Đông Dương Cộng sản đảng. B. Thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn. C. Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời. D. Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
  4. Câu 3: Năm 1929, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên phân hoá thành những tổ chức cộng sản nào? A. Đảng Tân Việt và Đông Dương Cộng sản liên đoàn. B. Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng. C. Việt Nam Quốc dân đảng và Đông Dương Cộng sản đảng . D. Đông Dương Cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn.
  5. Câu 4: Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản A. là bước ngoặt của phong trào công nhân Việt Nam. B. là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. C. là xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản. D. là sự chuẩn bị cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.
  6. Câu 5: Sự ra đời và hoạt động của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 có hạn chế gì? A. Làm phong trào cách mạng Việt Nam chậm phát triển. B. Mỗi tổ chức hoạt động ở một khu vực, không thống nhất. C. Các tổ chức tranh giành ảnh hưởng, phạm vi hoạt động với nhau. D. Hoạt động riêng rẽ, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng đến sự phát triển của cách mạng Việt Nam.
  7. Bài 13: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930 (Tiết 2)
  8. II. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 1. Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản năm 1929 2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam * Hoàn cảnh:
  9. Hoàn thành phiếu học tập Nguyên nhân Thời gian Địa điểm Chủ trì Thành phần
  10. Ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng Nguyên rẽ, gây mất đoàn kết => cần thống nhân nhất các tổ chức Thời gian 6/1/1930 – 8/2/1930 Địa điểm Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) Chủ trì Thành phần
  11. Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc
  12. Ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng Nguyên rẽ, gây mất đoàn kết => cần thống nhân nhất các tổ chức Thời gian 6/1/1930 – 8/2/1930 Địa điểm Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) Chủ trì Nguyễn Ái Quốc Thành Đại biểu Đông Dương Cộng sản đảng phần và An Nam Cộng sản đảng
  13. Nguyễn Ái Quốc - Người chủ trì hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
  14. Hai đại biểu của Đông Dương cộng sản Đảng Trịnh Đình Cửu (1906-1990) Nguyễn Đức Cảnh (1908-1932)
  15. Hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng Châu Văn Liêm (1902-1930) Nguyễn Thiệu(1903-1989)
  16. HAI ĐẠI BIỂU HẢI NGOẠI
  17. TRANH VẼ VỀ HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG
  18. 2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: * Nội dung
  19. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
  20. Chính cương vắn tắt của Đảng nêu rõ: "Tư bản bản xứ đã thuộc tư bản Pháp, vì tư bản Pháp hết sức ngăn trở sức sinh sản làm cho công nghệ bản xứ không thể mở mang được. Còn về nông nghệ một ngày một tập trung đã phát sinh ra lắm khủng hoảng, nông dân thất nghiệp nhiều. Vậy tư bản bản xứ không có thế lực gì ta không nên nói cho họ đi về phe đế quốc được, chỉ bọn đại địa chủ mới có thế lực và đứng hẳn về phe đế quốc chủ nghĩa nên chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản".
  21. Sách lược vắn tắt xác định: "1. Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng. 2. Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến. 3. Đảng phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã) khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia.
  22. 4. Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng Lập hiến, ) thì phải đánh đổ. 5. Trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng bộ một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường lối thoả hiệp, trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp".
  23. Hoàn thành phiếu học tập Đường lối Nhiệm vụ Lực lượng Lãnh đạo Vị trí
  24. Tiến hành “tư sản dân quyền cách Đường lối mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” Đánh đổ Pháp, phong kiến và tư sản Nhiệm vụ phản cách mạng, làm cho Việt Nam độc lập, tự do Công - nông, tiểu tư sản, trí thức; còn Lực phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản lượng thì lợi dụng hoặc trung lập họ Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam Là một bộ phận của cách mạng thế giới Vị trí
  25. Lời kêu gọi có đoạn: "Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thành lập. Đó là Đảng của giai cấp vô sản. Đảng sẽ dìu dắt giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng An Nam đấu tranh nhằm giải phóng cho toàn thể anh chị em bị áp bức, bóc lột chúng ta. Từ nay anh chị em chúng ta cần phải gia nhập Đảng, ủng hộ Đảng và đi theo Đảng để: 1. Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến An Nam và giai cấp tư sản phản cách mạng. 2. Làm cho nước An Nam được độc lập. 3. Thành lập Chính phủ công nông binh.
  26. 4. Tịch thu tất cả các nhà bǎng và cơ sở sản xuất của đế quốc trao cho Chính phủ công nông binh. 5. Quốc hữu hoá toàn bộ đồn điền và đất đai của bọn đế quốc và địa chủ phản cách mạng An Nam chia cho nông dân nghèo. 6. Thực hiện ngày làm 8 giờ. 7. Hủy bỏ mọi thứ quốc trái và thuế thân, miễn các thứ thuế cho nông dân nghèo. 8. Đem lại mọi quyền tự do cho nhân dân. 9. Thực hành giáo dục toàn dân. 10. Thực hiện nam nữ bình quyền".
  27. 2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: * Ý nghĩa:
  28. QUY LUẬT RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUY LUẬT CHUNG ĐẢNG CỘNG SẢN PHONG PHONG CHỦ NGHĨA TRÀO TRÀO MÁC LÊNIN CÔNG NHÂN YÊU NƯỚC VIỆT NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
  29. Đổi mới toàn diện đất nước. Giải phóng miền Nam. 1986 Thống nhất đất nước. 1975 Kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Cách mạng 1954 tháng 8 thành công. 1945
  30. Thuở nô lệ, thân ta nước mất Cảnh cơ hàn, trời đất tối tăm Một đời đau suốt trăm năm Chim treo trên lửa, cá nằm dưới dao . Kiếp người cơm vãi cơm rơi 30 Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi! NĂM ĐỜI Lần đếm bước đến khi hừng sáng TA Mặt trời kia! Cờ Đảng giương cao! CÓ Đảng ta, con của phong trào ĐẢNG Mẹ nghèo mang nặng khổ đau khôn cầm. (Tố Hữu) Như đứa trẻ sinh nằm trong cỏ Không quê hương, sương gió tơi bời Đảng ta sinh ở trên đời Một hòn máu đỏ nên Người hôm nay
  31. Câu 1. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng được xem là A. văn kiện của Đảng. B. tài liệu chính trị đặc biệt của Đảng. C. nghị quyết của Đảng. D. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
  32. Câu 2. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là gì ? A. Đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập. B. Đánh đổ phong kiến, tay sai, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. C. Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến, làm cho Việt Nam được độc lập tự do. D. Đánh đổ phong kiến, đế quốc Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập.
  33. Câu 3. Các tổ chức nào dưới đây đã tham dự Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản đầu năm 1930? A. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng. B. Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn. C. An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn. D. Tân Việt Cách mạng đảng, An Nam Cộng sản đảng.
  34. Câu 4. Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam? A. Đông Dương Cộng sản đảng thành lập. B. An Nam Cộng sản đảng thành lập. C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn thành lập. D. Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập.
  35. Câu 5. Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Áí Quốc soạn thảo là gì? A. Tư tưởng độc lập, tư do. B. Tư tưởng dân chủ và tự do. C. Tư tưởng bình đẳng, bác ái. D. Độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.
  36. Câu 6. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của những nhân tố nào? A. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào yêu nước. B. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân. C. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào đấu tranh của nhân dân. D. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào yêu nước và phong trào công nhân.
  37. Câu 7. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của việc thành lập Đảng đầu năm 1930? A. Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp của nhân dân Việt Nam. B. Đã hình thành nên khối liên minh công - nông, trở thành nòng cốt của cách mạng. C. Là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam. D. Là sản phẩm kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào yêu nước.
  38. Câu 8. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu khuynh hướng cách mạng vô sản giành quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam ? A. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ra đời. B. Tân Việt Cách mạng đảng bị phân hoá. C. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản. D. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.
  39. Câu 9. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản thể hiện như thế nào? A. Đào tạo thanh niên giác ngộ cách mạng. B. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. C. Soạn thảo Luận cương chính trị đầu tiên để Hội nghị thông qua. D. Chủ trì Hội nghị, soạn thảo Chính cương, Sách lược vắn tắt.
  40. DẶN DÒ - Ôn lại các nội dung đã học - Xem trước bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1935: + Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 + Tình hình Việt Nam như thế nào? + Diễn biến chính phong trào cách mạng 1930 - 1931, Xô viết Nghệ - Tĩnh
  41. VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC (1911 - 1930) Thành Tìm ra con Chuẩn bị cho Tìm đường Truyền bá chủ đường cứu nghĩa Mác-Lênin sự ra đời của lập cứu nước nước vào Việt Nam Đảng Đảng 1911 1917 1919 1920 1921 1923 1924 1925 1930