Bài giảng Lịch sử lớp 7 - Tiết 22, Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII - Năm học 2019-2020 - Vũ Hoàng Giang

pptx 19 trang thuongnguyen 6782
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử lớp 7 - Tiết 22, Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII - Năm học 2019-2020 - Vũ Hoàng Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_lop_7_tiet_22_bai_13_nuoc_dai_viet_o_the_k.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử lớp 7 - Tiết 22, Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII - Năm học 2019-2020 - Vũ Hoàng Giang

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÀ BẮC TRƯỜNG TH&THCS SUỐI NÁNH LỊCH SỬ 7 Giáo viên thực hiện: Vũ Hoàng Giang Tổ: Khoa học xã hội Năm học: 2019 - 2020
  2. CHƯƠNG III: NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII-XIV) Tiết 22 Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII I – Nhà Trần thành lập
  3. 1. Nhà Lý sụp đổ a) Nguyên nhân: - Cuối thế kỉ XII, nhà Lý bắt đầu suy yếu. Chính quyền không chăm lo cho đời sống của nhân dân. Hạn hán lũ lụt xảy ra liên miên, nhân dân cực khổ nhiều nơi nổi dậy đấu tranh, các thế lực phong kiến chống lại triều đình. b) Diễn biến: - Nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn. c) Kết quả: - Cuối năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, nhà Trần thành lập.
  4. Thông tin về vua Lý Chiêu Hoàng • Lý Chiêu Hoàng (còn gọi là Lý Phế hậu hay Chiêu Thánh hoàng hậu), là vị Hoàng đế thứ 9 và cuối cùng của triều đại nhà Lý từ năm 1224 đến năm 1225. Trong lịch sử Việt Nam, bà là vị Nữ hoàng đầu tiên và duy nhất. • Chiêu Hoàng ban đầu có tên là Lý Phật Kim, sau đổi là Lý Thiên Hinh con gái thứ hai của Huệ Tông Hoành Hiếu hoàng đế và Linh Từ quốc mẫu Trần thị, tước hiệu là Chiêu Thánh công chúa. Mẹ bà là Linh Từ quốc mẫu, là em gái ruột của Trần Thừa, cha của Trần Cảnh và Trần Liễu. • Bà có một chị gái là Thuận Thiên công chúa, sau được gả cho Khâm Minh đại vương Trần Liễu, là con trưởng của Thái Tổ Lý Chiêu Hoàng Chí Hiếu hoàng đế Trần Thừa, và là anh trưởng của Trần Thái Tông.
  5. Thông tin về Trần Thủ Độ Trần Thủ Độ (1194 - 1264), cũng gọi Trung Vũ đại vương, là một nhà chính trị Đại Việt, sống vào thời cuối triều Lý đầu triều Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện lật đổ nhà Lý, lập nên nhà Trần, thu phục các thế lực người Man làm phản loạn và trong cuộc chiến kháng quân Nguyên lần thứ nhất. Thái sư Trần Thủ Độ
  6. Thông tin về Trần Cảnh – Trần Thái Tông Trần Cảnh là tên thật của vua Trần Thái Tông vị vua đầu tiên của nhà Trần Trần Cảnh, một vị quan thời Lê trung Hưng tham gia giúp chúa Trịnh đàn áp cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu nhưng thất bại và bị chúa Trịnh cách chức. Trần Cảnh sinh ra vào thời Lý, quê ở làng Tức Mặc (Thiên Trường). Lên 7 tuổi, ông được người chú họ, Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ tiến cử làm Chi hậu chính chi ứng cục, hầu hạ cho nữ hoàng nhỏ tuổi Lý Chiêu Hoàng. Trần Cảnh – Trần Thái Tông
  7. 2. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền - Bộ máy quan lại thời Trần cũng giống như thời Lý , được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, gồm ba cấp : triều đình, các đơn vị hành chính trung gian từ lộ đến phủ, huyện, châu và cấp hành chính cơ sở là xã. - Ở triều đình, đứng đầu là vua, thời Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng. - Các chức quan văn, võ chủ yếu do người họ Trần nắm giữ. - Quý tộc họ Trần được phong vương hầu, ban thái ấp. Quan lại được cấp bổng lộc.
  8. SƠ ĐỒ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI TRẦN Thái Thượng Hoàng Vua Đại thần văn Đại thần võ ( Họ Trần) ( Họ Trần ) Cấp triều Các cơ quan Các chức quan đình Quốc Thái y Tôn Hà Khuyến Đồn sử viện nhân đê nông sứ điền viện phủ sứ sứ 12 lộ (Chánh, phó an phủ sứ) Các đơn vị Phủ hành chính ( Tri phủ ) trung gian Châu, huyện (Tri châu, Tri huyện) Xã Đơn vị hành chính (Xã quan ) cấp cơ sở
  9. Bộ máy nhà nước thời Trần Hãy nêu nhận xét về bộ máy nhà Bộ máynướcnhà nướcthời đượcTrầntổ? chức chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương. Đứng đầu là Vua, thực hiện chế độ Thái thượng hoàng. Dưới vua là các quan đại thần văn võ do họ Trần nắm giữ. Nhà Trần đặt thêm một số cơ quan: hà đê sứ, khuyến nông sứ, đồn điền sứ. Cả nước chia thành 12 lộ, dưới lộ là phủ, châu, huyện và dưới cùng là xã.
  10. Tìm hiểu về các chức vụ thời Trần - Hà đê sứ là chức quan của nhà nước phong kiến thời Trần phụ trách công việc chăm lo việc xây dựng, đắp đê và phải bảo vệ đê điều. - Khuyến nông sứ là chức quan của nhà nước phụ trách công việc chăm lo, khuyến khích phát triển nghề nông, phát triển sản xuất - Tôn Nhân phủ là nơi chuyên trách các công việc của hoàng tộc, từ việc chọn người kế vị đến việc cắt cử người hầu, do vua trực tiếp điều hành. - Thái Y viện là một Nha môn có chuyên trách chăm sóc sức khỏe cho vua và hoàng thân quốc thích, cung tần, mỹ nữ cùng quan lại trong triều đình. - Quốc sử viện là cơ quan biên soạn lịch sử chính thức duy nhất tại Việt Nam từ năm 1821 tới năm 1945. Cơ quan này đồng thời cũng tham gia cả chủ đề về văn hóa, địa lý, con người của Việt Nam.
  11. 3. Pháp luật thời Trần - Ban hành bộ luật mới:Quốc triều hình luật: xác định lại những điều ban hành dưới thời Lý và có bổ sung, xác nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản, quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất. - Cơ quan pháp luật thời Trần ổn định hơn và đặt cơ quan Thẩm Hình viện để xử kiện.
  12. Thông tin về Quốc triều hình luật Luật Hồng Đức là tên gọi thông dụng của bộ Quốc triều hình luật thời Lê sơ hiện còn được lưu giữ đầy đủ. Do các bộ luật của các triều đại phong kiến Việt Nam đều có tên gọi là Quốc triều hình luật nên ở đây dùng tên gọi Luật Hồng Đức làm tên gọi cho bài mặc dù nó không phải là tên gọi chính thức. Nó có thể coi là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Lĩnh vực luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn nhân-gia đình, luật hành chính v.v. Quốc triều hình luật
  13. Câu 1: Vì sao nhà Lý suy yếu? TL: Vì lúc bấy giờ, nhà vua không chăm lo đến đời sống của nhân dân, chỉ ham thích của cải. Các bầy tôi, quan lại đều bắt chước, tranh nhau bán quan buôn ngục, không màng đến việc triều chính.
  14. Câu 2: Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức như thế nào? TL: Bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, gồm 3 cấp: triều đình, các đơn vị hành chính trung gian từ lộ đến phủ, huyện, châu và cấp hành chính cơ sở là xã.
  15. Câu 3: So với bộ máy nhà nước thời Lý, bộ máy nhà nước thời Trần có gì giống và khác? TL: • Giống: - Bộ máy quan lại. • Khác: - Nhà Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng. - Đặt thêm các cơ quan, chức quan để trong coi sản xuất. - Cả nước chia làm 12 lộ. → Bộ máy nhà Trần hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn nhà Lý. Điều này chứng tỏ nhà Trần quan tâm tới nhiều mặt của đất nước.
  16. Câu 4: Một chế độ đặc biệt chỉ có trong triều đình nhà Trần: A. Chế độ lập Thái tử sớm. B. Chế độ Nhiếp chính vương. C. Chế độ Thái thượng hoàng. D. Chế độ lập nhiều hoàng hậu.