Bài giảng Lịch sử lớp 7 - Tiết 46: Chủ đề: Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII

ppt 32 trang thuongnguyen 3270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử lớp 7 - Tiết 46: Chủ đề: Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_lop_7_tiet_46_chu_de_dai_viet_o_cac_the_ki.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử lớp 7 - Tiết 46: Chủ đề: Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII

  1. LỊCH SỬ 7 TIẾT 46 CHỦ ĐỀ Đại Việt ở các thế kỉ XVI-XVIII (Gồm Bài 23 và Bài 25 - Chương V)
  2. Chiến tranh Trịnh- Nguyễn (1627-1672): Hai bên đã lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.
  3. A- HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN I- Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI-XVIII 1- Kinh tế Căn cứ vào nội dung phần I SGK trang 109 - 112, trả lời câu hỏi: 1- Nhận xét về tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và ở Đàng Trong. 2- Nghề thủ công và buôn bán phát triển như thế nào?
  4. Căn cứ vào nội dung phần I SGK trang 109 - 110, trả lời câu hỏi: Nhận xét về tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và ở Đàng Trong.
  5. NÔNG NGHIỆP • Chiến tranh tàn phá, chính quyền không chăm lo, cường hào cầm bán ruộng đất Đàng Ngoài công => Mất mùa, đói kém dồn dập. Nông dân phải bỏ làng phiêu bạt khắp nơi. • Điều kiện tự nhiên thuận lợi, các chúa Nguyễn tổ chức di dân khai hoang, lập Đàng Trong làng, ấp mới => Nông nghiệp phát triển, hình thành tầng lớp địa chủ lớn
  6. A- HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN I- Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI-XVIII 1- Kinh tế a. Nông nghiệp: Đàng Trong phát triển hơn Đàng Ngoài.
  7. Căn cứ vào nội dung phần I SGK trang 110 - 112, trả lời câu hỏi: Nghề thủ công và buôn bán phát triển như thế nào?
  8. *Thủ công nghiệp: Có nhiều làng thủ công nổi tiếng. + Làng gốm Thổ Hà ( Bắc Giang), Bát Tràng ( Hà Nội). + Làng dệt La Khê ( Hà Tây), rèn sắt Nho Lâm ( Nghệ An). + Làng đường mía ở Quảng Nam. * Thương nghiệp: + Buôn bán phát triển, nhất là ở vùng đồng bằng và ven biển đều có chợ và phố xá. + Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên- Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh)
  9. Gốm Thổ Hà Dệt La Khê Gốm Bát Tràng Rèn sắt Nho Lâm Mía đường Rèn sắt Phú Bài Nghề rèn Phú Bài (xưa)(TT Huế)
  10. Buôn bán Thăng Long( Kẻ Chợ) Đàng Ngoài Phố Hiến (Hưng Yên) Thanh Hà Hội An Đàng Trong Gia Định
  11. Thăng Long (Kẻ chợ) “Thứ nhất kinh kỳ, ” thế kỷ XVII
  12. “Thứ nhì Phố Hiến” (Hưng Yên)
  13. Thương cảng Hội An thế kỉ XVIII
  14. A- HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN I- Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI-XVIII 1- Kinh tế a. Nông nghiệp: Đàng Trong phát triển hơn Đàng Ngoài. b. Nghề thủ công và buôn bán đều phát triển 2. Văn hóa:
  15. Căn cứ vào nội dung phần II SGK trang 113 - 116, trả lời câu hỏi: 1. Thời kỳ này, nước ta có những tôn giáo nào? 2. Trình bày sự ra đời của chữ Quốc ngữ. 3. Những thành tựu về văn học . 4. Những thành tưu về nghệ thuật dân gian.
  16. * Tôn giáo: -Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. -Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi. - Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hóa truyền thống qua các lễ hội đã thắt chặt tinh thần đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương đất nước. - Thế kỉ XVI , đạo Thiên Chúa được truyền vào nước ta.
  17. Đạo giáo Phật giáo Nho giáo Thâm nhập vào Việt Du nhập vào Việt Nam Nho giáo được du nhập Nam từ khoảng cuối khoảng từ Thế kỷ III – thế kỷ vào Việt Nam song song thế kỷ II II TCN cùng chữ Hán
  18. 2. Văn hóa: - Tồn tại các tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và Thiên Chúa giáo.
  19. * Sự ra đời của chữ Quốc Ngữ: Thế kỉ XVII, chữ Quốc Ngữ ra đời. Đây là chữ viết tiện lợi, khoa học , dễ phổ biến.
  20. A-lêc-xăng đơ Rôt Từ điển Việt – Bồ - La-tinh Sự ra đời của chữ Quốc ngữ
  21. Bảng chữ cái La-tinh a b c d e f g H i j k l m n o P q r s t u v w x y z
  22. Sự ra đời chữ Quốc ngữ - Do nhu cầu truyền đạo, các giáo sĩ phuơng Tây dùng chữ cái La –tinh ghi âm tiếng Việt. - Là chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ hiểu, phổ biến. A-lêc-xăng đơ Rốt
  23. * Văn học - Văn học chữ Hán chiếm ưu thế ,văn học chữ Nôm phát triển, có truyện Nôm dài hơn 8000 câu như bộ Thiên Nam ngữ lục. Nội dung truyện Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo bất công xã hội các nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ - Sang thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển phong phú nhiều thể loại.
  24. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) Quê ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Năm 1535, ông đi thi và đậu Trạng nguyên. Vì ông đỗ Trạng nguyên và được phong tước Trình Tuyền hầu nên dân gian gọi ông là Trạng Trình. Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao (Trích bài thơ “Nhàn”)
  25. - Văn học: Văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm và văn học dân gian đều phát triển.
  26. * Nghệ thuật: - Nghệ thuật dân gian như múa trên dây, múa đèn ảo thuật, điêu khắc - Nghệ thuật sân khấu như hát chèo, tuồng,ả đào được phục hồi và phát triển
  27. 8. Bức tượng này được đặt ở chùa nào sau đây: a. Chùa Tây phương b.b Chùa Bút tháp c. Chùa Dâu d. Chùa Keo
  28. 9. Tác phẩm điêu khắc 18 vị la hán nằm ở chùa nào? a, Chùa Dâu b, Chùa Bút Tháp Cc, Chùa Tây Phương d, Chùa Viên Giác
  29. Các loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian MÚA RỐI NƯỚC ĐẤU VẬT MÔ PHỎNG LỄ HỘI DÂN GIAN ĐUA THUYỀN
  30. -Nghệ thuật: Sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian, nghệ thuật sân khấu.
  31. KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ: I- KINH TẾ, VĂN HÓA THẾ KỈ XVI-XVIII 1- Kinh tế a. Nông nghiệp: Đàng Trong phát triển hơn Đàng Ngoài. b. Nghề thủ công và buôn bán: đều phát triển 2. Văn hóa: - Tồn tại các tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và Thiên Chúa giáo. - Thế kỉ XVII: chữ Quốc ngữ ra đời. - Văn học: Văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm và văn học dân gian đều phát triển. - Nghệ thuật: Sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian, nghệ thuật sân khấu.
  32. 1- Học thuộc bài trên cơ sở nắm các sự kiện chính. 2- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về các sự kiện và nhân vật lịch sử 3- Chuẩn bị cho phần II : Phong trào Tây Sơn a. Nguyên nhân nổ ra phong trào b. Lập niên biểu các sự kiện chính của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789. Thời gian Sự kiện c. Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.