Bài giảng Lịch sử lớp 8 - Tiết 38, Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884) - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Duyên

ppt 26 trang thuongnguyen 4300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử lớp 8 - Tiết 38, Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884) - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_lop_8_tiet_38_bai_25_khang_chien_lan_rong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử lớp 8 - Tiết 38, Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884) - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Duyên

  1. Thứ 2, ngày 6/4/2020 Tiết 38: Bài 25 KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC (1873 - 1884) I- THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ NHẤT. CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở HÀ NỘI VÀ CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC KÌ 1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì 2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì
  2. 1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì, thực dân Pháp tiến hành ngay việc xây dựng bộ máy cai trị như thế nào?. Pháp xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới, đặt chế độ thuế khóa, bắt đầu cho xây dựng thành phố Sài Gòn, vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai, xuất bản báo chí để tuyên truyền
  3. 1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì - Ở Nam Kì, thực dân Pháp Mục đích của thực dân tiến hành việc xây dựng bộ Pháp khi thiết lập BMTT, máy cai trị và bóc lột về kinh tế. bóc lột kinh tế là gì? Để tiến hành bóc lột về kinh tế, biến nơi đây thành bàn đạp để đánh chiếm Cam-pu- chia, rồi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì (1867)
  4. 1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì - Ở Nam Kì, thực dân Pháp xây dựng bộ máy cai trị và bóc lột về kinh tế. Thái độ và hành động của - Triều đình Huế tiếp tục thi triều đình Huế từ sau năm hành các chính sách đối nội, 1867? đối ngọai lỗi thời + Đối với Pháp, tiếp tục thương lượng để chia sẻ quyền thống trị. + Đối với nhân dân, ra sức vơ vét tiền của để phục vụ cho cuộc sống xa hoa, bồi thường chiến phí cho Pháp và đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân.
  5. 1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng) Vạn niên là vạn niên nào Thành xây xương lính, hào đào máu dân. (Ca dao)
  6. 1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì - Ở Nam Kì, thực dân Pháp tiến hành việc xây dựng bộ máy cai trị và bóc lột về kinh tế. - Triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành các chính sách đối nội, đối ngọai lỗi thời => Các ngành kinh tế sa sút, tài chính thiếu hụt,, binh lực suy yếu, đời sống nhân dân cơ cực. Thái độ và hành động của triều đình Huế từ sau năm 1867 đã đem lại hậu quả gì cho đất nước?
  7. 1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì Cơm thì nỏ (chẳng) có Rau cháo cũng không Đất trắng xoá ngoài đồng Nhà giàu niêm kín cổng Còn một bộ xương sống Vơ vất đi ăn mày Ngồi xó chợ, lùm cây Quạ kêu vang bốn phía Xác đầy nghĩa địa Thây thối bên cầu Trời ảm đạm u sầu Cảnh hoang tàn đói rét Dân nghèo cùng kiệt ”(Vè cái thời Tự Đức)
  8. 2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất Vì sao sau khi chiếm Nam Kì, Pháp lại xúc tiến việc xâm lược Bắc Kì? - Âm mưu của Pháp là chiếm toàm bộ Việt Nam để làm thuộc địa, nên chiếm xong Nam Kì, tất nhiên sẽ chiếm Bắc Kì. - Bắc Kì là nơi giàu tài nguyên, đông dân, lại có sông Hồng nối liền với vùng Hoa Nam rộng lớn của Trung Quốc Pháp coi việc đánh chiếm Bắc Kì là vấn đề sống còn cho tương lai quyền thống trị của Pháp ở cùng Viễn Đông.
  9. 2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất • Nguyên nhân: Pháp đã lấy lí do gì để đem Pháp lấy cớ giải quyết vụ quân ra Băc kì? Đuy-puy đã cử Gác-ni-ê kéo quân ra bắc. - Lợi dụng việc triều đình nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, Pháp cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội. - Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử tướng Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân tiến ra Bắc.
  10. * Chuẩn bị: - Pháp: + Chỉ huy: Gác-ni-ê + Lực lượng: 200 quân, 11 đại bác, 2 tàu chiến. - Ta: + Chỉ huy: Nguyễn Tri Phương + Lực lượng: 7000 lính, nhân dân
  11. 2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất Chiến trường Hà Nội 1873, 1882 * Diễn biến - Sáng 20/11/1873, Pháp đánh thành Hà Nội. - Trưa 20/11/1873, Pháp chiếm được thành Hà Nội. - Nguyễn Tri Phương bị giặc bắt, ông nhin ăn mà chết. Quân Pháp đánh thành Hà Nội
  12. 2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất Thơ điếu Nguyễn Tri Phương của Nguyễn Thiện Thuật “Vua cha nặng nghĩa nhẹ thân mình Thua được bàn chi việc dụng binh Trăm trận gian nan mà chẳng chết Một hòa tạm bợ lại quyên sinh Cửa trời đã đón người quân tử NGUYỄN TRI PHƯƠNG Bể ngọc khôn trông mặt lão thành Danh vọng thế mà lâm cảnh thế Quả trời không muốn để tròn danh”. Khương Hữu Dụng dịch (Thơ văn yêu nước thế kỷ XIX)
  13. 2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc? Do thái độ của triều đình hi vọng vào thương lượng để chuộc Nam Kì nên không cương quyết chống giặc. (Triều đình căn dặn các địa phương:”không nên để lộ hình tích tỏ ra bận rộn để tránh người Pháp ngờ vực”.)
  14. 2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất Hưng Yên Phủ Lý - Sau khi chiếm được Hà Nội, quân Pháp nhanh chóng chiến Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định. Ninh Bình Nam Định Hải Dương
  15. * Kết quả: - Chưa đầy 1 tháng Pháp chiếm được toàn bộ vùng châu thổ sông Hồng.
  16. 3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì - Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến. + Trận chiến đấu ở cửa ô Thanh Hà (Hà Nội) Cửa ô Quan chưởng (Hà Nội)
  17. 3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì - Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã Căn cứ kháng chiến của Nguyễn Mậu Kiến (Thái anh dũng đứng lên kháng Bình) chiến. + Trận chiến đấu ở cửa ô Thanh Hà (Hà Nội) + Ở các tỉnh đồng bằng, nhiều căn cứ kháng chiến được lập nên Căn cứ kháng chiến của Phạm Văn Nghị (Nam Định) Cầu Giấy 1884
  18. 3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì - Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến. + Trận chiến đấu ở cửa ô Thanh Hà (Hà Nội) + Ở các tỉnh đồng bằng, nhiều căn cứ kháng chiến được lập nên + Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (21-12-1873) Cầu Giấy 1873 Ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy?
  19. 3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì Đừng tưởng một lời khuyên bốn cõi - Ngày 15-3-1874, Triều đình Nào hay ba tỉnh lại chầu ba Huế ký với Pháp Hiệp ước Phan Thanh Giản Giáp Tuất, thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn Sáu tỉnh Nam Kì thuộc Pháp. thuộc Pháp => Làm mất 1 phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao, thương mại của Việt Nam. Cầu Giấy 1884
  20. CỦNG CỐ BÀI HỌC Câu 1: Sau năm 1867, tình hình Việt Nam có gì nổi bật? A. Ở Nam Kì, thực dân Pháp tiến hành việc xây dựng bộ máy cai trị và bóc lột về kinh tế. B. Triều đình Huế: đối với Pháp tiếp tục muốn thương lượng đẻ chia xẻ quyền thống trị; đối với nhân dân thì ra sức bóc lột và đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân. C. Các ngành kinh tế sa sút, tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu, đời sống nhân dân cơ cực. D. A, B, C đều đúng. Câu 2: Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ nhất, ai là người trấn thủ thành Hà Nội ? A. Hoàng Diệu B. Nguyễn Tri Phương C. Tôn Thất Thuyết D. Phan Thanh Giản
  21. Câu 3: Đội nghĩa binh do ai chỉ huy chiến đấu hi sinh đến người cuối cùng ở cửa ô Thanh Hà? A. Viên Chưởng Cơ B. Phạm Văn Nghị C. Nguyễn Mậu Kiến D. Nguyễn Tri Phương. Câu 4. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc? A. Vì triều đình không thi hành đúng Hiệp ước 1862. B. Vì triều đình cầu cứu nhà Thanh. C. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy. D. Lợi dụng triều đình nhờ đem tàu ra Hạ Long dẹp cướp biển.
  22. Câu 5. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất vào ngày tháng năm nào? A. Ngày 10 tháng 3 năm 1874. B. Ngày 15 tháng 3 năm 1874. C. Ngày 3 tháng 5 năm 1874. D. Ngày 13 tháng 5 năm 1874. Câu 6. Hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất (1874) là gì? A. Làm mất chủ quyền của dân tộc ta. B. Làm mất chủ quyền của 6 tỉnh Nam Kì. C. Làm mất chủ quyền về ngoại giao của Việt Nam. D. Làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.
  23. Câu 8: Vì sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất? Nhận xét về Hiệp ước này? - Triều đình Huế đã vì lợi ích dòng họ và giai cấp, ảo tưởng vào con đường thương thương lượng nên đã kí Hiệp ước. - Việt Nam mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, thương mại và ngoại giao.
  24. Em nhận xét gì về thái độ chống thực dân Pháp xâm lược của triều đình và nhân dân - Trong việc chống thực dân Pháp xâm lược miền Bắc, triều đình và nhân dân có thái độ và hành động trái ngược nhau. - Triều đình nhu - Nhân dân kiên quyết nhược, không kiên đánh Pháp: Chiến thắng quyết đánh Pháp, chỉ Cầu Giấy lần 1, nhân dựa vào thương dân Hà Nội đốt kho đạn lượng, đàm phán để của giặc, trận chiến cửa chuộc lại các tỉnh đã ô Thanh Hà, lập căn cứ mất : bản Hiệp ước kháng chiến. Giáp Tuất (1874)
  25. CÔNG VIỆC VỀ NHÀ 1. Học bài (các câu hỏi SGK) 2. Chuẩn bị bài 25, phần II THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨHAI. NHÂN DÂN BẮC KÌ TIẾP TỤC KHÁNGCHIẾN TRONG NHỮNG NĂM 1882-1884 - Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào? - Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kì? - Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược?