Bài giảng Lịch sử lớp 8 - Tiết 39+40, Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX - Nguyễn Thị Liên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử lớp 8 - Tiết 39+40, Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX - Nguyễn Thị Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_lich_su_lop_8_tiet_3940_bai_26_phong_trao_khang_ch.ppt
Nội dung text: Bài giảng Lịch sử lớp 8 - Tiết 39+40, Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX - Nguyễn Thị Liên
- Tiết 39,40: CHỦ ĐỀ: " PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI TK XIX". ( BÀI 26,27) Phong trµo kh¸ng chiÕn chèng Ph¸p trong nh÷ng n¨m cuèi thÕ kØ XIX. Giáo viên: Nguyễn Thị Liên Trường THCS Cao Thắng- Hạ Long- Quảng Ninh
- KIỂM TRA BÀI CŨ : Nội dung cơ bản các hiệp ước triều đình nhà Nguyễn đã kí ? với thực dân Pháp? Năm Nội dung 1862 Nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp 1874 6 tỉnh Nam Kì là thuộc địa của Pháp 1883 Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của Pháp 1884 Việt Nam chính thức là thuộc địa của Pháp
- Tiết 39,40: CHỦ ĐỀ: " PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI TK XIX". ( BÀI 26,27) Phong trµo kh¸ng chiÕn chèng Ph¸p trong nh÷ng n¨m cuèi thÕ kØ XIX.
- Bài 26: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX. I. CUỘC PHẢN CÔNG CỦA PHÁI CHỦ CHIẾN TẠI KINH THÀNH HUẾ. VUA HÀM NGHI RA “ CHIẾU CẦN VƯƠNG”. 1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7/1885.
- Bài 26: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX I. CUỘC PHẢN CÔNG CỦA PHÁI CHỦ CHIẾN TẠI KINH THÀNH HUẾ. VUA HÀM NGHI RA “ CHIẾU CẦN VƯƠNG”. 1.Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7/1885. * Nguyên nhân : ? Nguyên nhân dẫn đến cuộc phản công của phái chủ - Phái chủ chiến trong triều đình do Tôn chiến ở kinh thành Huế ? Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay hành động. Cuộc phản công của phái - Pháp tìm mọi cách loại phái chủ chiến chủ chiến diễn ra như thế ra khỏi triều đình. nào? - Đêm ngày 4,rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và tòa Khâm Sứ
- Tôn Thất Thuyết (1835 – 1913)
- Khi Tôn Thất Thuyết nắm giữ trọng trách trong triều đình thì tình hình đã cực kì rối ren. Triều đình chia làm hai phái, phái chủ chiến (do Tôn Thất Thuyết đứng đầu) và phái chủ hoà. Ông đã bí mật lập hai đội quân mang tên Phấn Nghĩa và Đoàn Kiệt, ngày đêm luyện tập và chờ cơ hội giết giặc. Trước những hành động ngang ngược của Pháp, Tôn Thất Thuyết dự đoán giặc có âm mưu chiếm thành. Vì vậy, đêm mồng 4 rạng 5.7.1885, ông chủ động cho quân đội tấn công các căn cứ của Pháp ở Huế. Cuộc tấn công không thành, ông đưa vua Hàm Nghi chạy ra căn cứ Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13. 7. 1885, ông lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân nổi dậy chống Pháp. Phong trào Cần vương bùng nổ và lan rộng khắp Bắc Kì và Trung Kì. Năm 1886, Tôn Thất Thuyết giao nhiệm vụ cho hai con trai bảo vệ vua Hàm Nghi, rồi sang Trung Quốc cầu viện, nhưng nhà Thanh đã bắt tay với thực dân Pháp nên chuyến đi thất bại. Ông bị an trí ở Thiều Châu. Những ngày xa quê, ông đau đớn khôn nguôi, hàng ngày ra bờ Tư Giang cầm gươm chém đá cho hả giận. Ông qua đời ngày 22.9. 1913 tại Trung Quốc. -> Tôn Thất Thuyết là một người yêu nước, kiên quyết chống Pháp. Hoạt động của ông đã góp phần không nhỏ vào việc bùng nổ một phong trào kháng chiến chống Pháp của dân tộc- phong trào Cần vương
- I. CUỘC PHẢN CÔNG CỦA PHÁI CHỦ CHIẾN TẠI KINH THÀNH HUẾ. VUA HÀM NGHI RA “ CHIẾU CẦN VƯƠNG”. 1.Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7/1885. * Nguyên nhân : - Phái chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay hành động. - Pháp tìm mọi cách loại phái chủ chiến ra khỏi triều đình. 2. Phong trào cần Vương
- Vua Hàm Nghi bị bắt (tranh vẽ) Vua Hàm Nghi (1870 – 1943)
- Chân dung vua Hàm Nghi trong SGK được chụp lại từ ảnh trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Vua Hàm Nghi tên thật là Ưng Lịch (em ruột vua Kiến Phúc), lên ngôi lúc 14 tuổi. Ông là vị vua trẻ tuổi, yêu nước, có tinh thần chống Pháp, tiêu biểu cho ý chí độc lập, tự cường của dân tộc. Nhìn tronh ảnh, ta thấy vua Hàm Nghi trong trang phục rất giản dị, đầu quấn khăn đen, mặc áo the như dân thường, nhưng nét mặt lộ rõ vẻ kiên nghị, tính khẳng khái, thông minh và quả cảm. Sau khi Kinh thành Huế lọt vào tay giặc Pháp, ông đã cùng Tôn Thất Thuyết chạy ra căn cứ Tân Sở (Quảng Trị) để tính chuyện kháng chiến lâu dài. Tại đây, ngày 13. 7. 1885, vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương (do Tôn Thất Thuyết soạn thảo), kêu gọi toàn dân giúp vua đánh Pháp. Hưởng ứng Chiếu Cần vương, khắp miền Bắc và miền Trung đã dấy lên một phong trào kháng Pháp rầm rộ- phong trào Cần vương. Nhận thấy hạn chế của căn cứ tân sở, tháng 10. 1885, Tôn Thất thuyết đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Phú Gia (Hương Khê, Hà Tĩnh) để xây dựng căn cứ kháng chiến. Giặc Pháp ra sức lùng bắt nhà vua. Đầu tháng 11. 1888, thực dân Pháp đã mua chuộc được Trương Quang Ngọc (người hầu cận của vua Hàm Nghi). Y đã dẫn đường cho quân Pháp đột nhập căn cứ, vua Hàm Nghi đã bị bắt. Bọn Pháp ra sức dụ dỗ, mua chuộc, nhưng không lay chuyển được ý chí của Vua. Cuối cùng chúng đày Hàm Nghi sang An-ghê-ri. Khi đó ông mới 17 tuổi.
- 2. Phong trào Cần Vương (?) Em hãy nêu nguyên nhân a. Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần vương? - Vụ biến kinh thành Huế thất bại. - Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương. (?) Em hãy trình bày diễn biến của - Một phong trào kháng Pháp lan rộng gọi là phong trào Cần vương? phong trào Cần vương. a, Diễn biến
- Chiếu Cần Vương Chiếu Cần Vương kêu gọi sĩ phu,văn thân và toàn thể nhân dân đứng dậy, với mục tiêu: đánh Pháp, khôi phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến có vua hiền tôi giỏi.
- - Nơi ra chiếu Cần Vương - Giai đoạn 1(1885-1888) KN BÃI SẬY KN BA ĐÌNH - Giai đoạn II (1888-1896) KN HƯƠNG KHÊ Tân Sở-Quảng Trị PHẢN CÔNG KINH 13/7/1885 THÀNH HUẾ -5/7/1885
- ? Rút ra đặc điểm của phong trµo từng giai đoạn? - Giai đoạn 1: KN BÃI SẬY Rầm rộ với hàng trăm cuộc khởi KN BA ĐÌNH nghĩa lớn nhỏ. Ấu Sơn-Hà KN HƯƠNG KHÊ Phong trào phát triển theo chiều Tĩnh rộng. 20/9/1885 Tân Sở- Quảng Trị PHẢN CÔNG KINH THÀNH HUẾ - - Giai đoạn 2: 13/7/1885 5/7/1885 Quy tụ thành những trung tâm với những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. Phong trào phát triển theo chiều sâu.
- - Nơi ra chiếu Cần Vương - Giai đoạn 1(1885-1888) KN BÃI SẬY KN BA ĐÌNH - Giai đoạn II (1888-1896) (?) Tại sao phong trào chỉ nổ ra KN HƯƠNG KHÊ ở Bắc Kì, Trung Kì mà không thấy nổ ra ở Nam Kì? Tân Sở-Quảng Trị PHẢN CÔNG KINH 13/7/1885 - Vì Nam Kì là sứ thuộc địa của THÀNH HUẾ -5/7/1885 Pháp. (?) Em hãy cho biết thái độ của dân chúng đối với phong trào Cần vương? - Phong trào đã được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ. (?) Kết cục giai đoạn 1 của phong trào Cần vương như thế nào?
- Nội dung Giai đoạn I (1885 – 1888) Giai đoạn II (1888 – 1896) Vua Hàm Nghi,Tôn Thất Lãnh đạo Văn thân,sĩ phu Thuyết,văn thân sĩ phu Địa bàn hoạt Bắc Kì, Trung Kì Trung du, miền núi động Lực lượng Đông đảo quần chúng Đông đảo quần chúng tham gia nhân dân nhân dân 11/1888 vua Hàm Nghi bị bắt Kết quả Thất bại
- 2. Phong trào Cần Vương a. Nguyên nhân - Vụ biến kinh thành Huế thất bại. - Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương. - Một phong trào kháng Pháp lan rộng gọi là phong trào Cần vương. a, Diễn biến - Phong trào cần Vương chia làm hai giai đoạn: + Giai đoạn 1(1885-1888): phong trào sôi nổi, rộng khắp Bắc- Trung Kì. + Giai đoạn 2(1888-1896): phong trào phát triển mạnh tụ lại thành các cuộc khởi nghĩa lớn: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê. - Kết thúc giai đoạn 1 của phong trào Cần vương: + Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện (1886). + Vua Hàm Nghi bị bắt và bị đầy sang An-gê-ri.
- II. Nh÷ng cuéc khëi nghÜa lín trong phong trµo cÇn v¬ng 1. Khëi nghÜa h¬ng khª: ( 1885 – 1895) (?) Em hãy trình bày về căn cứ Hương Khê? a. Căn cứ Hương khê Địa bàn hoạt động của nghĩa quân Hương Khê b. Lãnh đạo lan rộng khắp 4 tỉnh miền Trung: Thanh Hoá, Nghệ - Phan Đình Phùng. An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Đại bản doanh đặt tại - Cao Thắng (1864-1893) khu Ngàn Trươi thuộc huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Nhà Trần, nhà Lê sử dụng nơi đây làm căn cứ chống quân Nguyên và quân Minh thắng lợi. Khu trung tân Ngàn Trươi là vùng rừng núi rậm rạp, nằm ở cuối con sông Ngàn sâu, bên cạnh dãy núi Vụ Quang hiểm trở. Từ Ngàn Trươi có ba con đường độc đạo, khúc khuỷu có thể vào Quảng Bình, Quảng Trị và ra Nghệ An, Thanh Hoá, thông sang Lào và Xiêm. Lợi dụng địa hình hiểm trở, nghĩa quân chủ yếu áp dụng lối đánh du kích, gây cho quân Pháp nhiều phen khốn đốn. ? Lãnh đạo của phong trào là ai?
- (?) Em biết gì về Phan Đình Phùng? - Phan Đình Phùng từng làm quan ngự sử trong triều đình Huế. Năm 1877, ông thi đậu Đình Nguyên đồng Tiến Sĩ, được bổ nhiệm làm tri phủ huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình). • Ông là người cương trực và thẳn thắn, dám phản đối việc phế lập của phe chủ chiến. Năm 1883, do bất đồng quan điểm với Tôn Thất Thuyết về việc phế vua Dục Đức, lập Hiệp Hòa ông bị cách chức, về quê lập trại cày. •Năm 1885 hưởng ứng Chiếu Cần Vương của Vua Hàm Nghi, Phan Đình Phùng đã đứng ra chiêu tập lực lượng chống Pháp, từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Đến năm 1889, ông được làm Bình Trung tướng quân. Phan Đình Phùng (1847-1895) •Là người lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê.
- Em biết gì về Cao Thắng ? Cao Thắng (1864-1893). Năm 1887 khi Phan Đình Phùng ra Bắc liên lạc với các lực lượng kháng Pháp, Cao Thắng được giao quyền chỉ huy nghĩa quân. Trong một trận đánh thắng đội quân của ông đã thu được 17 khẩu súng và 60 viên đạn. Ông cùng với Lê Phần, Lê Quyên tháo súng ra nghiên cứu để chế tạo súng cho nghĩa quân. Ông tổ chức mở xưởng đúc vũ khí theo kiểu châu Âu ở chiến khu Vũ Quang và sản xuất được 500 khẩu súng theo mẫu 1874 của Pháp. Ngoài chế tạo vũ khí, ông còn xây dựng được một đội quân có tính chiến đấu cao, kỷ luật nghiêm. Tháng 9 năm 1889, Phan Đình Phùng trở về căn cứ, cử Cao Thắng làm tổng chỉ huy nghĩa quân và thu được nhiều thắng lợi trong những năm 1890 - 1891. Năm 1893, trong trận đánh Đồn Nu (Thanh Xuân - Thanh Chương - Nghệ An), ông bị trúng đạn và hy sinh lúc mới 29 tuổi. Cái chết của Cao Thắng là tổn thất lớn cho quân khởi nghĩa Phan Đình Phùng. Sau khi ông mất, quân Phan Đình Phùng chỉ thắng thêm được 1 trận Vụ Quang năm 1894 và không lâu sau khi Phan Đình Phùng mất (1895), cuộc khởi nghĩa bị trấn áp hẳn.
- - Lãnh đạo: “Khen thay Cao Thắng tài to Phan Đình Phùng Lấy ngay súng giặc về cho thợ rèn Cao Thắng Đêm ngày tỉ mỉ mở xem Lại thêm có cả đội qu©n còng tài Xưởng trong cho chí xưởng ngoài Thợ rèn cao tỉnh đều mời hội công Súng ta chế tạo vừa xong Đem ra mà bắn nức lòng thắm thay Bắn cho tiệt giống quân Tây Cậy nhiều súng ống phen này hết khoe.” (Vè Quan Đình)
- (?) Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê? (?) Để đối phó với lực lượng nghĩa quân, thực dân Pháp đã làm gì? - Thực dân Pháp tập trung binh lực bao vây cô lập nghĩa quân và tấn công vào căn cứ Ngàn Trươi. - 28.12.1895 Phan Đình Phùng hi sinh nghĩa quân tan rã. GV: Phân tích. - TDP tập trung binh lực, xd hệ thống đồn bốt. - Chúng mở nhiều cuộc tấn công vào căn cứ Ngàn Trươi. - Lực lượng nghĩa quân suy yếu dần, 28.12.1895 Phan Đình Phùng hi sinh cuộc khởi nghĩa tan rã dần.
- *. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895): THANH CHƯƠNG Phan Đình Phùng khóc thương người anh hùng trẻ tuổi CaoThắng, hi sinh khi mới 29 tuổi (1893). “Có chí không thành, anh hùng đã mất. Chưa thắng đã chết, ý trời ra sao? Công muốn lập nên, gõ mái * nặng thề trừ giặc nước Việc khôn tính trước, lên yên nay thấy vắng người.” HƯƠNG KHÊ THÀNH HÀ TĨNH Lược đồ khởi nghĩa Hương Khê
- *. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895) : THANH CHƯƠNG VỤ QUANG THÀNH HÀ TĨNH HƯƠNG KHÊ Lược đồ khởi nghĩa Hương Khê
- 3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895) - Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng - Địa bàn hoạt động: 4 tỉnh: Thanh Hóa, nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình - Căn cứ chính: Ngàn Trươi (Hương Khê- Hà Tĩnh) - Chiến thuật đánh giặc: Du kích. - Diễn biến: HƯƠNG KHÊ + 1885-1888: thời kỳ tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí. + 1888-1895: thời kỳ chiến đấu. Lược đồ khởi nghĩa Hương Khê
- Đền thờ Phan Đình Phùng Xã Tùng Ảnh – Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh.
- Tại sao nói : “Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa điển hình nhất trong phong trào Cần vương”?. ( Lãnh đạo, địa bàn, qui mô, trình độ tổ chức, thời gian, tính chất) - Lãnh đạo: tài giỏi, có uy tín, lập được nhiều chiến công, chế tạo được vũ khí. - Địa bàn: rộng khắp trên bốn tỉnh. - Quy mô: lớn nhất. -Trình độ tổ chức: cao, chặt chẽ, chiến đấu bền bỉ. -Thời gian: kéo dài 10 năm. -Tính chất : quyết liệt đầy cam go.
- CỦNG CỐ BÀI HỌC Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX? Lãnh đạo: Tầng lớp văn thân, sĩ phu yêu nước Thời gian : 1885-1896 Lực lượng tham gia Đông đảo quần chúng nhân dân Tính chất: Yêu nước chống xâm lược, mang màu sắc phong kiến Kết quả: Thất bại (do ý thức hệ phong kiến, lãnh đạo, so sánh lực lượng ) Ý nghĩa : Thể hiện truyền thống yêu nước và khẳng định phẩm chất anh hùng của dân tộc ta. Có vị trí lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống quân xâm lược, để lại nhiều tấm gương, bài học kinh nghiệm quý báu.