Bài giảng môn Lịch sử khối 12 - Bài 7: Tây Âu

pptx 32 trang thuongnguyen 8691
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Lịch sử khối 12 - Bài 7: Tây Âu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_lich_su_khoi_12_bai_7_tay_au.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Lịch sử khối 12 - Bài 7: Tây Âu

  1. TÂY ÂU
  2. Đông Âu Tây Âu LLƯỢCƯỢC Đ ĐỒỒ CHÂUCHÂU ÂU ÂU SAU 1945
  3. Dân số :194.764.259 người Diện tích :1.085.100 km2. Lược đồ Tây Âu
  4. Tây Âu gồm 9 quốc gia: Áo Bỉ  Pháp Đức Liechtenstein Luxembourg Monaco Hà Lan Thụy Sĩ
  5. NỘI DUNG CHÍNH TÂY ÂU TỪ 1945 ĐẾN 1950 TÂY ÂU TỪ 1950 ĐẾN 1973 TÂY ÂU TỪ 1973 ĐẾN 1991 TÂY ÂU TỪ 1991 ĐẾN 2000
  6. I.TÂY ÂU TỪ 1945 ĐẾN 1950 ỞỞPhItaliaáp nnămăm19451945 :: 38% 1/3 50% Công nghiệp Nông nghiệp Tài sản quốc gia bị tổn thất
  7. - Nhờ sự giúp đỡ của Mỹ thì toàn bộ các nước Tây Âu đến năm 1950 nền kinh tế đã hồi phục.
  8. Bản đồ của châu Âu và vùng Cận Đông thời Chiến tranh Lạnh thể hiện các nước đã nhận viện trợ theo Kế hoạch Marshall. Các cột màu xanh thể hiện mối tương quan tổng số tiền viện trợ cho mỗi quốc gia.
  9. Trang đầu bản Kế hoạch Marshall
  10. “Kế hoạch Mácsan” Kế hoạch Mácsan (Marshall Plan) là một kế hoạch trọng yếu của Hoa Kì nhằm tái thiết và thiết lập một nền móng vững chắc hơn cho các quốc gia Tây Âu, đẩy lui chủ nghĩa cộng sản sau thế chiến thứ hai. Mang tên chính thức “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (European Recovery Program – ERP). Kế hoạch Mácsan là thành wả lao động của các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trong đó ghi nhận sự đóng góp đặc biệt của William L.Clayton và George F. Kennan. Kế hoạch được thực thi trong vòng 4 năm, kể từ 7- 1947. Trng thời gian đó, có khoảng 17 tỉ đôla Mĩ viện trợ kinh tế và hỗ trợ kĩ thuật để giúp khôi phục các quốc gia Châu Âu tham gia Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế - OECD. Nhiều quốc gia châu Âu đã nhận được viện trợ trước khi có kế hoạch Mácsan, từ 1945, cùng với các điều kiện chính trị kèm theo. Cho tới khi kết thúc dự án, nền kinh tế của các quốc gia nằm trong kế hoạch, ngoại trừ Tây Đức, đã phát triển vượt mức trước chiến tranh. Kế họach Mácsan cũng được xem là một trong các thành tố của quá trình hội nhập châu Âu, vì nó xóa bỏ hàng rào thuế quan và thiết lập các cơ quan điều phối kinh tế tầm cỡ lục địa.
  11. Thống tướng Lục quân George Catlett Marshall Sinh:31 tháng 12 năm 1880 Mất:16 tháng 10 năm 1959 -Là một chính khách và nhà lãnh đạo quân đội Hoa Kỳ. -Từng làm Bộ trưởng Quốc phòng, bộ trưởng ngoại giao. Ông được coi là quân nhân số một của Quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nổi tiếng là "người tổ chức chiến thắng", cùng với Winston Churchill làm nên thắng lợi của Đồng Minh trong chiến tranh. -Khi là bộ trưởng ông đưa tên của mình vào Kế hoạch Marshall, với kế George Marshall hoạch đó ông được nhận Giải Nobel Hòa bình vào năm 1953.
  12. -Từ những năm 1945 đến những năm 1950 nhờ kế hoạch Mácsan (của Mỹ) đã giúp Tây Âu cơ bản ổn định và hồi phục -Trở thành đối trọng với khối XHCN Đông Âu mới hình thành
  13. II.TÂY ÂU TỪ 1950 ĐẾN 1973 1. Về đối nội Về kinh tế: -Sau giai đoạn phục hồi từ thập kỷ 50 đến đầu thập kỷ 70,nền kinh tế Tây Âu đều có sự phát triển nhanh -Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế và tài chính lớn của thế giới -Các nước Tây Âu đều có trình độ khoa học và kĩ thuật phát triển mạnh và hiện đại
  14. Tại sao nền kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng?
  15. Vì: Tăng năng suất -Áp dụng thành tựu từ cuộc cách mạng KH_KT để Hạ giá thành Nâng chất lượng -Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quản lí, điều tiết ,thúc đẩy nền kinh tế - Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như viện trợ Mỹ; nguồn nguyên liệu rẻ của các nước thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ EC
  16. 2. Về đối ngoại Một mặt liên minh chặt chẽ với Mỹ( Anh, Đức, Ý ), mặt khác cố gắng đa phương hóa quan hệ đối ngoại (Pháp,Thụy Điển, Phần Lan ). - Chính phủ một số nước ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, ủng hộ Israel chống Ả-rập, CHLB Đức gia nhập NATO (5/1955) - Pháp phản đối trang bị vũ khí hạt nhân cho CHLB Đức, chú ý phát triển quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN khác, rút khỏi Bộ chỉ huy NATO và buộc Mỹ rút các căn cứ quân sự ra khỏi đất Pháp. - Pháp, Thụy Điển, Phần Lan đều phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. - 1950 -1973: nhiều thuộc địa tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kỳ “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới.
  17. III. TÂY ÂU TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 1991 1. Kinh tế - Từ 1973 đến đầu thập niên 90: khủng hoảng, suy thoái và không ổn định (tăng trưởng kinh tế giảm, lạm phát, thất nghiệp tăng), - Gặp sự cạnh tranh quyết liệt từ Mỹ, Nhật, các nước công nghiệp mới (NIC). - Quá trình nhất thể hóa Tây Âu gặp nhiều khó khăn và trở ngại. 3. Đối ngoại - 11/1972: ký Hiệp định về cơ sở quan hệ giữa hai nước Đức làm quan hệ hai nước hòa dịu;1989 , “Bức tường Berlin” bị xóa bỏ và nước Đức thống nhất (3.10.1990) - Ký Định ước Helsinki về an ninh và hợp tác châu Âu (1975).
  18. “Bức tường Berlin” bị xóa bỏ
  19. Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) Helmut Schmidt, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) Erich Honecker, Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford và Thủ tướng Áo Bruno Kreisky
  20. IV. TÂY ÂU TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000 1. Về kinh tế - Thập niên 1990 kinh tế phục hồi và phát triển trở lại (năm 2000 mức tăng trưởng của Pháp là, Anh là 3,8%, Đức là 2,9%). - Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới (GNP chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp thế giới tư bản). 2. Về chính trị và đối ngoại - Cơ bản là ổn định. - Có sự điều chỉnh quan trong trong bối cảnh“ Chiến tranh lạnh” kết thúc, trật tự hai cực Ianta tan rã. - Nếu như Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mỹ thì Pháp và Đức đã trở thành những đối trọng đáng chú ý với Mỹ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng. - Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở Á, Phi, Mỹ La tinh và các nước thuộc Đông Âu.
  21. Năm 2007 Liên minhV. LIÊN châu Âu MINH (EU) CHÂU ÂU (EU). 1. Thành gồmlập 27 nước - Ngày 18/04/1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm bua (Lucxemburg) thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” (ECSC). - Ngày 25/03/1957, sáu nước ký Hiệp ước Roma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC). - Ngày 1/7/1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC). - 07/12/1991: Hiệp ước Max trich được ký kết, khẳng định một tiến trình hình thành một Liên bang châu Âu mới vào năm 2000 với đồng tiền chung, ngân hàng chung - 1/1/1993: EEC thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên. - 1994, kết nạp thêm 3 thành viên mới là Áo, Phần Lan, Thụy Điển. - 01/05/2004, kết nạp thêm 10 nước thành viên Đông Âu, nâng tổng số thành viên lên 25. - Năm 2007 gồm 27 nước.
  22. Quốc kỳ Liên minh châu Âu
  23. Tòa nhà Berlaymont, trụ sở chính của Ủy ban châu Âu tại Bruxelles
  24. Điều 1 và 2 Hiến chương Liên minh châu Âu về những quyền cơ bản: "Nhân phẩm là không thể xâm phạm. Nhân phẩm phải được tôn trọng và bảo vệ. Mọi người đều có quyền được sống. Không một ai bị kết án tử hình hoặc bị xử tử."
  25. -Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu, cũng được gọi là Khối Liên Âu, viết tắt là EU, là liên minh kinh tế – thuộc châu Âu -Liên minh châu Âu đã phát triển thị trường chung thông qua hệ thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn. -EU duy trì các chính sách chung về thương mại,nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương.17 nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung (đồng Euro), tạo nên khu vực đồng Euro. -Là tổ chức quốc tế, Liên minh châu Âu hoạt động thông qua hệ thống chính trị siêu quốc gia và liên chính phủ hỗn hợp. -Liên minh châu Âu có nguồn gốc từ Cộng đồng Than Thép châu Âu từ 6 quốc gia thành viên ban đầu vào năm 1951. Từ đó cho đến nay, Liên minh châu Âu đã lớn mạnh hơn về số lượng cũng như chất lượng thông qua việc tăng cường thẩm quyền của Liên minh châu Âu.
  26. Thành viên của Cộng đồng Than Thép châu Âu Cờ của Cộng đồng Than Thép
  27. Phòng họp Nghị viện châu Âu tại Strasbourg
  28. Đồng tiền chung châu Âu (Euro)
  29. 2. Mục đích: Hợp tác,liên minh chặt chẽ về kinh tế, tiền tệ và chính trị ,an ninh chung (xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến pháp chung ) 3. Tổ chức và hoạt động: - Năm cơ quan chính là Hội đồng Châu âu, Hội đồng bộ trưởng, Ủy ban Châu âu, quốc hội Châu Âu, Tòa án Châu âu và một số ủy ban chuyên môn khác. - Tháng 6/1979 bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên. - Tháng 3/1995: hủy bỏ việc kiểm soát đi lại của công dân EU qua biên giới của nhau. - 01/01/1999, đồng tiền chung châu Âu được đưa vào sử dụng,đồng EURO - Hiện nay là liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm ¼ GDP của thế giới. - 1990, quan hệ Việt Nam – EU được thiết lập và phát triển trên cơ sở hợp tác toàn diện. - Tháng 7-1995 EU và VN kỳ Hiệp Định hợp tác toàn diện.
  30. Quan hệ ngoại giao Liên minh châu Âu (EU)- Việt Nam được chính thức thiết lập vào ngày 28-11-1990. Cơ quan đại điện ngoại giao của EU - Phái đoàn Đại diện thường trực tại Việt Nam- được thành lập tại Hà Nội vào năm 1996. Phạm vi hợp tác song phương trải rộng khắp các lĩnh vực, từ các vấn đề chính trị, các thách thức mang tính toàn cầu tới kinh tế, thương mại đầu tư và phát triển. EU qua đó đã đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam