Bài giảng môn Lịch sử lớp 8 - Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

pptx 22 trang thuongnguyen 4370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Lịch sử lớp 8 - Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_lich_su_lop_8_bai_6_cac_nuoc_anh_phap_duc_mi_c.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Lịch sử lớp 8 - Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

  1. BÀI 6: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX
  2. BÀI 6: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX I. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ 1. Anh
  3. BÀI 6: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX I. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ 1. Anh a) Kinh tế: • Phát triển chậm, đứng thứ 3 thế giới. • Công nghiệp ở Anh phát triển sớm nên máy móc, trang thiết bị lạc hậu. • Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa.
  4. BÀI 6: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX I. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ 1. Anh b) Chính trị: • Theo chế độ quân chủ lập hiến • Đảng tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền • Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa • Đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn: thuộc địa có ở Niu-di-len, Ốt-strây-li-a, Ấn Độ, Xu- Đăng, Nam Phi, Canada
  5. (Đến năm 1914, rộng: 33 triệu Km2 với 400 triệu người), bằng ¼ diện tích và ¼ dân số thế giới
  6. BÀI 6: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX I. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ 2. Pháp a) Kinh tế: • Công nghiệp của Pháp phát triển chậm từ đang từ hạng nhì sau Anh, xuống hạng tư sau Mỹ, Đức, Anh.
  7. • Pháp phải bồi thường chiến phí và cắt một phần lãnh thổ giàu tài nguyên cho Đức
  8. BÀI 6: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX I. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ 2. Pháp a) Kinh tế: • Công nghiệp của Pháp phát triển chậm từ đang từ hạng nhì sau Anh, xuống hạng tư sau Mỹ, Đức, Anh. • Đầu thế kỉ XX các công ty độc quyền xuất hiện chi phối nền kinh tế Pháp. • Một số ngành mới được phát triển: đường sắt khai mỏ, luyện kim, thương mại • Một số ngành CN mới ra đời và tăng trưởng mạnh: điện khí, chế tạo ô tô, hóa chất • Nông nghiệp trong tình trạng khó khăn, lạc hậu
  9. BÀI 6: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX I. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ 2. Pháp c) Chính trị: • Sau 4-9-1870 nền Cộng Hòa thứ ba: đàn áp nhân dân chạy đua vũ trang, xâm lược thuộc địa. • Pháp rộng thứ hai thế giới, Bằng 1/3 diện tích thuộc địa của Anh • Thi hành chính sách phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản.
  10. (Lào, Campuchi, Việt Nam, An-giê-ri, Ma-đa-ga-xca, )
  11. BÀI 6: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX I. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ 3. Đức a) Kinh tế: • Công nghiệp đứng đầu châu Âu (sau Mĩ) ✓ Nhờ tiền bồi thường chiến tranh của Pháp . ✓ Có nhiều than đá, biết ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật vào sản xuất. ✓ Quá trình tập trung sản xuất và tư bản, hình thành công ty luyện kim, than đá chi phối nền kinh tế Đức. => Các công ty độc quyền của Đức ra đời
  12. BÀI 6: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX I. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ 3. Đức b) Chính trị: • Thể chế liên bang, nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền. • Thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phản động; tích cực chạy đua vũ trang và xâm chiếm thuộc địa. • Chính phủ Đức truyền bá bạo lực, đàn áp phong trào công nhân. • Giới cầm quyền hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường, chia lại khu vực ảnh hưởng trên thế giới.
  13. Toàn bộ quyền lực trong nhà nước Đức nằm trong tay quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền, giới cầm quyền Đức có ý đồ gây chiến tranh để tranh giành thuộc địa nên đã “quân sự hóa” bộ máy nhà nước bằng cách đưa các tướng lĩnh quân đội lên nắm chính quyền để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh. Chính quyền đó rất hung hãn trong việc đàn áp nhân dân và tập trung mọi hoạt động cho việc chuẩn bị chiến tranh để phân chia lại thị trường thế giới. ➔ Nước Đức được ví như “Con Hổ đói đến bàn tiệc muộn” Giai cấp thống trị hiếu chiến âm mưu dùng vũ lực để chia lại thế giới nên chủ nghĩa đế quốc là “Chủ nghĩa quân phiệt, hiếu chiến”
  14. BÀI 6: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX I. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ 4. Mĩ a) Kinh tế: • Công nghiệp Mỹ từ vị trí thứ tư vươn lên đứng nhất thế giới • Nông nghiệp đạt được nhiều thành tựu do: ✓Đất đai bao la, màu mỡ ✓Sử dụng phương thức canh tác hiện đại
  15. 80 70 60 50 Anh 40 Pháp Đức 30 Mĩ 20 10 0 Kinh tế Thuộc địa BẢNG ĐỐI CHIẾU VỀ KINH TẾ VÀ THUỘC ĐỊA GIỮA CÁC NƯỚC
  16. BÀI 6: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX I. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ 4. Mĩ a) Kinh tế: Nguyên nhân nền công nghiệp Mỹ vươn lên đứng đầu thế giới? • Tài nguyên thiên nhiên phong phú. • Thị trường trong nước mở rộng, thu hút nhân lực từ Châu Âu. • Ứng dụng khoa học kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất . • Lợi dụng vốn đầu tư từ Châu Âu. • Đất nước hòa bình lâu dài.
  17. BÀI 6: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX I. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ 4. Mĩ a) Kinh tế: • Các công ty độc quyền Mỹ hình thành khi kinh tế phát triển mạnh nhất trong các nước công nghiệp, vươn lên đứng nhất thế giới, năm 1894 công nghiệp Mỹ gấp đôi Anh và bằng nửa các nước Tây Âu gộp lại. • Công ty độc quyền khổng lồ xuất hiện: như vua dầu mỏ của Rốc-phe-lơ, vua thép Moóc-gan, vua xe hơi Henry Ford, họ đã lũng đoạn trong nước và quốc tế về kinh tế và chính trị, nên Mỹ là xứ sở của các “Vua công nghiệp”
  18. “Vua ô tô”- “Vua dầu lửa” “Vua thép” Henry Ford J.D.Rốc-phe-lơ J.P.Moóc-gan (1863-1947) (1839-1937) (1837-1913)
  19. BÀI 6: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX I. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ 4. Mĩ b) Chính trị: ❑ Đối nội: Đề cao vai trò Tổng thống, do 2 Đảng - Cộng hòa và Dân chủ thay nhau cầm quyền. ❑ Đối ngoại: Mở rộng biên giới đến Thái Bình Dương. Chiến tranh với Tây Ban Nha để giành thuộc địa Cuba và Philíppin. Dùng sức mạnh của đô la để can thiệp vào Trung và Nam Mỹ. → Đặc điểm: “Chủ nghĩa đế quốc thực dân mới”