Bài giảng môn Ngữ văn 7 - Bài học chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn 7 - Bài học chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_ngu_van_7_bai_hoc_chuyen_doi_cau_chu_dong_than.ppt
Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn 7 - Bài học chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- HƯỚNG DẪN HỌC NGỮ VĂN 7
- CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG I.Câu chủ động và câu bị động 1.Ví dụ/sgk 57 a, Mọi người/ yêu mến em. C V -> CN là “mọi người”, thực hiện 1 hành động “yêu mến” hướng vào “em” =>Câu chủ động b, Em/được mọi người yêu mến. C V -CN là”em”:nhận hành động “yêu mến” từ “mọi người”. =>Câu bị động
- - Hôm nay, em đi chơi. Câu kể - Hoa này đẹp quá! Câu tả
- 2.Ghi nhớ/sgk 57 ❖ Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động). ❖ Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).
- Bài tập làm nhanh Câu 1: Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động? A. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé. B. Lan được mẹ tặng chiếc cặp sách mới nhân ngày khai trường. C. Thuyền bị gió làm lật. D. Ngôi nhà đã bị ai đó phá. Câu 2: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động? A. Mẹ đang nấu cơm. B. Lan được thầy giáo khen C. Trời mưa to. D. Trăng tròn.
- Bài tập củng cố:XEM HÌNH,ĐẶT CÂU CHỦ ĐỘNG, CÂU BỊ ĐỘNG -Thầy giáo gọi bạn học sinh lên bảng.=>CCĐ -Bạn học sinh được thầy giáo gọi lên bảng.=>CBĐ -Bạn học sinh bị thầy giáo gọi lên bảng.=>CBĐ
- Bài tập củng cố:XEM HÌNH,ĐẶT CÂU -Mẹ dắt em tới trường. =>CCĐ -Em được mẹ dắt tới trường. =>CBĐ
- CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (tt) II. CÁCH CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG: 1. Ví dụ: a. Người ta dựng cờ ở giữa sân . Chủ động CT HĐ ĐT b. Cờ được người ta dưng ở giữa sân Bị động ĐT CT HĐ c. Cờ dựng ở giữa sân Bị động ĐT HĐ
- CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (tt) 2. Cách chuyển đổi (ghi nhớ) * Có hai cách chuyển đổi được rút ra thành hai công thức) - Cách1: Đối tượng + ( bị/được) + chủ thể + hành động - Cách 2: Đối tượng + hành động
- CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (tt) *Lưu ý: không phải câu nào có từ (bị, được ) đều là câu bị động. a. Bạn em được giải Nhất trong kì thi học sinh giỏi. b. Tay em bị đau. ➔ Chủ ngữ không phải là đối tượng của hoạt động.
- III. LUYỆN TẬP: Bài 1: Chuyển đổi câu chủ động dưới đây thành hai câu động theo hai kiểu khác nhau a. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII CT HĐ ĐT b. Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim CT HĐ ĐT Đáp án Cách 1:Ngôi chùa ấy đã được một nhà sư vô danh xây từ thế kỉ XIII. Cách 2:Ngôi chùa ấy đã xây từ thế kỉ XIII.
- Đáp án câu b Cách 1: Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim Cách 2: Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
- CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (tt) III. LUYỆN TẬP: Bài 2: Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành hai câu bị động (2 cách). Cho biết sắc thái ý nghĩa của 2câu chuyển đổi a.Thầy giáo phê bình em. - Em được thầy giáo phê bình. (tích cực) - Em bị thầy giáo phê bình. (tiêu cực) b. Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi. - Ngôi nhà ấy đã được người ta phá đi. (tích cực) - Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi. (tiêu cực)
- Bài tập về nhà Viết một đoạn văn (6-8 câu), chủ đề bảo vệ rừng. Trong đoạn văn có sử dụng và gạch chân câu chủ động và câu bị động
- Chuyển những câu sau thành câu bị động theo 2 cách 1. Người lái đẩy thuyền ra xa. 2. Chúng tôi chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông. 3. Chúng ta tích cực thực hiện cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 4. Chúng ta giữ gìn trường lớp xanh, sạch, đẹp.
- CHÀO TẠM BIỆT CÁC EM! CHÚC CÁC EM HỌC TỐT