Bài giảng môn Ngữ văn 7 - Bài học: Thêm trạng ngữ cho câu
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn 7 - Bài học: Thêm trạng ngữ cho câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_ngu_van_7_bai_hoc_them_trang_ngu_cho_cau.pptx
Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn 7 - Bài học: Thêm trạng ngữ cho câu
- KiÓm tra bµi cò ? ThÕ nµo lµ c©u ®Æc biÖt? - C©u ®Æc biÖt lµ lo¹i c©u LÊy mét vÝ dô kh«ng cã cÊu t¹o theo m« ®Ó minh ho¹? h×nh chñ ng÷ - vÞ ng÷. VÝ dô: - Mưa! Mưa! Tiếng reo hạnh phúc của người nông dân sau thời gian hạn hán quá dài.
- 1. Ví dụ: a, Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. [ ] Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hoá” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. (Thép Mới)
- b, Vì mải chơi, em quên chưa làm bài tập c, Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện thật tốt. d, Với giọng nói dịu dàng, chị ấy mời chúng tôi vào nhà. e, Bằng chiếc xe đạp cũ, Lan vẫn đến trường đều đặn
- 2. Nhận xét: a, Dưới bóng tre xanh Bổ sung thông tin về địa điểm đã từ lâu đời đời đời, kiếp kiếp Bổ sung thông tin về thời gian từ nghìn đời nay b, Vì mải chơi Bổ sung thông tin về nguyên nhân c, Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ Bổ sung thông tin về mục đích d, Với giọng nói dịu dàng Bổ sung thông tin về cách thức e, Bằng chiếc xe đạp cũ Bổ sung thông tin về phương tiện
- Xét về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang. Trạng ngữ đứng ở đầu câu Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. [ ] Trạng ngữ đứng ở cuối câu Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. Trạng ngữ đứng ở giữa câu
- Về hình thức: Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, giữa câu hay cuối câu.
- Có thể chuyển trạng ngữ của các câu trong ví dụ a sang những vị trí nào trong câu? 1) - Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang. - Người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời. - Người dân cày Việt Nam, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang. 2) - Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. [ ] - Đời đời, kiếp kiếp, tre ăn ở với người. - Tre, đời đời, kiếp kiếp, ăn ở với người. 3) - Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. - Từ nghìn đời nay, cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc. - Cối xay tre nặng nề quay, xay nắm thóc, từ nghìn đời nay.
- Vị trí của trạng ngữ trong câu rất linh hoạt, có thể đặt ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu tùy thuộc vào tình huống giao tiếp. Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. Trong trường hợp trạng ngữ đặt ở cuối câu thì yêu cầu này là bắt buộc, nếu không, nó sẽ được hiểu là phụ ngữ Ví dụ: a, Một vài lần, tôi đề nghị nó đọc từ này. Trạng ngữ b, Tôi đề nghị nó đọc từ này một vài lần Bổ ngữ
- 3. Ghi nhớ: • Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. • Về hình thức: - Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu. - Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
- Câu 1: Em hãy thêm trạng ngữ cho câu sau? Lúa chết rất nhiều Gợi ý: Ngoài đồng Năm nay lúa chết rất nhiều Vì rét Năm nay, ngoài đồng, lúa chết rất nhiều, vì rét. Vì rét, năm nay, ngoài đồng , lúa chết rất nhiều.
- Câu 2:Trong 2 câu sau, câu nào có trạng ngữ, câu nào không có trạng ngữ? Vì sao? a, Tôi đọc báo hôm nay Hôm nay là phụ ngữ trong cụm động từ b, Hôm nay, tôi đọc báo Hôm nay là trạng ngữ xác định về thời gian Thêm trạng ngữ cho câu là một cách mở rộng câu, làm cho nội dung câu phong phú hơn.
- II. Luyện tập Bài 1: Bốn câu sau đây đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ. Trong những câu còn lại, cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì? a, Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh. ( Vũ Bằng) => Làm chủ ngữ và vị ngữ trong câu. b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. ( Vũ Tú Nam) => Làm trạng ngữ trong câu. c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. ( Vũ Bằng) =>Làm phụ ngữ trong cụm động từ. d) Mùa xuân ! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu. ( Võ Quảng ) => Câu đặc biệt
- Hướng dẫn về nhà 1. Hoàn thiện bài tập 2, 3 trong SGK trang 40 2. Học thuộc phần ghi nhớ 3. Viết một đoạn văn ngắn, chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng câu văn có thành phần trạng ngữ. Gạch chân dưới các trạng ngữ đó. Chuẩn bị bài: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)