Bài giảng môn Sinh học lớp 11 - Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật

ppt 22 trang thuongnguyen 10053
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Sinh học lớp 11 - Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_sinh_hoc_lop_11_bai_41_sinh_san_vo_tinh_o_thuc.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Sinh học lớp 11 - Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật

  1. CHƯƠNG IV. SINH SẢN A. SINH SẢN Ở THỰC VẬT I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH SẢN II. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT 1. Sinh sản vô tính là gì? 2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật 3. Phương pháp nhân giống vô tính 4. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người
  2. I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH SẢN 1.Khái niệm sinh sản SinhVí sản dụ là1. quáCua trìnhđứt càng tạo →ra mọcnhững càng cá mới. thể mới, đảm bảo quá trình phát triểnVí liên dụ 2.tục Thằn của lằnloài. đứt đuôi → mọc đuôi mới. Ví dụ 3: Dây khoai lang (hoặc củ) → Cây khoai lang. Ví dụ 4: Hạt đậu → nảy mầm mọc thành cây đậu. Sinh sản vô tính 2. Các hình thức sinh sản: Sinh sản hữu tính
  3. II. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT 1. Sinh sản vô tính là gì? - Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Con sinh ra giống nhau và giống cây mẹ. 2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật Sinh sản bào tử Sinh sản sinh dưỡng
  4. 2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật a. Sinh sản bào tử - Là hình thức sinh sản có ở thực vật bào tử: Rêu, dương xỉ - Bào tử (n) được hình thành trong túi bào tử từ bào tử thể → bào tử nguyên phân → cơ thể mới (thể giao tử).
  5. 2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật b. Sinh sản sinh dưỡng - Sinh sản sinh Dâu tây dưỡng là hình thức sinh sản mà cây con được hình thành từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ( rễ, thân, lá ) của cây mẹ.
  6. 3. Phương pháp nhân giống vô tính Phương pháp Cách tiến hành Ghép chồi, ghép Lấy một đoạn thân, cành hay chồi của cây này cành ghép với thân hay gốc của cây khác sao cho ăn khớp với nhau Chiết cành Lấy đất bọc xung quanh một đoạn thân hay cành đã bóc lớp vỏ. Khi chỗ đó mọc rễ sẽ cắt rời rồi đem trồng Giâm cành Cắt một đoạn thân (lá, rễ hoặc cành) rồi cắm vùi vào đất Nuôi cấy tế bào và Tách tế bào từ các phần khác nhau của cơ thể mô thực vật thực vật rồi nuôi trên môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo thành cây con
  7. *. Lợi ích của các phương pháp nhân giống vô tính - Giữ nguyên các đặc tính di truyền của cây mẹ nhờ cơ chế nguyên phân. - Rút ngắn được thời gian phát triển của cây, sớm cho thu hoạch. - Riêng nuôi cấy mô - tế bào: Sản xuất giống cây sạch bệnh, giữ được các đặc tính di truyền, tạo được số lượng lớn cây giống quí trong thời gian ngắn.
  8. Nhân giống lan Hồ điệp bằng nuôi cấy mô
  9. Khoai tây được nhân giống nhờ nuôi cấy mô
  10. 4. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người a. Đối với đời sống thực vật: - Sinh sản vô tính giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài. b. Đối với đời sống con người: - Duy trì được các tính trạng tốt có lợi cho con người. - Nhân nhanh giống cây cần thiết trong thời gian ngắn. - Tạo giống cây sạch bệnh - Phục chế được các giống cây trồng quí đang bị thoái hoá. - Giá thành thấp, hiệu quả kinh tế cao.
  11. CỦNG CỐ I. Ngoài tự nhiên, cây tre sinh sản bằng: A. lóng. C. đỉnh sinh trưởng. B. thân rễ. D. rễ phụ. II. Trong phương pháp nhân giống sinh dưỡng bằng ghép cành, mục đích quan trọng nhất của việc buộc chặt cành ghép vào gốc ghép là để: A. dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép B. cành ghép không bị rơi. C. nước di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép không bị chảy ra ngoài D. cả A, B,C. III. Các câu sau đây những câu nào đúng? A.Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của các giao tử đực và cái. B. Trong sinh sản vô tính con cái sinh ra giống nhau và giống cơ thể mẹ. C. Sinh sản bào tử không phải là một hình thức sinh sản vô tính của thực vật. D. Từ hạt phấn không thể nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng thích hợp để hình thành cây được. E. Một trong những lợi ích của nhân giống vô tính là giữ nguyên được tính trạng di truyền mà con người mong muốn nhờ cơ chế nguyên phân.
  12. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI - Học thuộc phần chữ in nghiêng trong khung ghi nhớ- SGK. - Trả lời các câu hỏi cuối bài. - Đọc trước bài 42.