Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 101: Hoán dụ

ppt 22 trang minh70 3140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 101: Hoán dụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_6_tiet_101_hoan_du.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 101: Hoán dụ

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Trong các ví dụ sau, câu nào không sử dụng biện pháp ẩn dụ? a) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. b) Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. c) Áo nâu liền mới áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên. d) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
  2. TIẾT 101:
  3. Tiết 101 : HOÁN DỤ I. Bài học: 1. Hoán dụ là gì? a. Ngữ liệu: Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên. (1) Các từ in đậm trong câu trên dùng để chỉ ai?
  4. Áo nâu Chỉ người nông dân Quan hệ gần gũi giữa dấu hiệu và sự vật. Áo xanh Chỉ người công nhân (Dấu hiệu) (Sự vật) Những người sống ở nông Nông thôn thôn Quan hệ gần gũi giữa vật chứa đựng với vật bị Những người sống ở thị Thị thành thành chứa đựng. (Vật chứa đựng) (Vật bị chứa đựng)
  5. *So sánh cách diễn đạt của câu thơ trên với câu sau: (2)“ Người nông dân đoàn kết với người công nhân. Những người sống ở nông thôn cùng với những người sống ở thị thành đứng lên”. Cách diễn đạt nào hay hơn ? Vì sao? => Cách diễn đạt (1) hay hơn. Vì nó ngắn gọn, hàm súc, có giá trị biểu cảm cao. Cách diễn đạt (2) chỉ là cách diễn đạt bình thường, mang tính chất thông báo sự việc.
  6. Tiết 101 : HOÁN DỤ I. Bài học: 1. Hoán dụ là gì? a. Ngữ liệu: b. Kết luận: - Hoán dụ là gọi tên sự vật hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt . Ví dụ: Những tà áo dài tung bay xuống phố. Những cô gái Việt Nam
  7. Bài tập nhanh: Chỉ ra phép hoán dụ trong hai câu ca dao? Và cho biết dùng hoán dụ để chỉ điều gì dưới đây? “ Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương”. A. Chỉ người lao động B. Chỉ công việc lao động. C. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc,vất vả của nông dân. D. Chỉ kết quả lao động => Phép Hoán dụ là : “Mồ hôi” => Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả của người nông dân
  8. Chỉ ra phép hoán dụ trong câu thơ sau và cho biết nó thuộc kiểu hoán dụ nào ? Em đã sống bởi vì em đã thắng Cả nước bên em, quanh giường niệm trắng. (Tố Hữu) Cả nước: Những người sống trên đất nước ta => Vật chứa đựng – vật bị chứa đựng
  9. Tiết 101 : HOÁN DỤ I. Bài học: 1. Hoán dụ là gì? 2. Các kiểu hoán dụ: a. Ngữ liệu:
  10. Chỉ ra từ ngữ hoán dụ, sự vật được gọi tên và xác định mối quan hệ a) Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. NHÓM 1 ( Hoàng Trung Thông ) b) Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. ( Ca dao ) c) Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về. NHÓM 2 ( Tố Hữu ) d) Vì sao? Trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh. ( Tố Hữu )
  11. Chỉ ra từ ngữ hoán dụ, sự vật được gọi tên và xác định mối quan hệ NHÓM 1 a) Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông) - Bàn tay liên tưởng tới con người => Mối quan hệ : bộ phận – toàn thể (bàn tay là 1 bộ phận trong cơ thể con người) b) Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. (Ca dao) - Một cây: Số lượng ít, cái đơn lẻ - Ba cây: Số lượng nhiều, sự đoàn kết => Quan hệ : cái cụ thể và cái trừu tượng
  12. Chỉ ra từ ngữ hoán dụ, sự vật được gọi tên và xác định mối quan hệ NHÓM 2 c) Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về (Tố Hữu) - Đổ máu: Sự hy sinh mất mát (dấu hiệu của chiến tranh) => Quan hệ: Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. d) Vì sao? Trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh (Tố Hữu) - Trái đất: (Vật chứa đựng) biểu thị đông đảo những người sống trên trái đất (vật bị chứa đựng) => Quan hệ: Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
  13. Tiết 101 : HOÁN DỤ I. Bài học: 2. Các kiểu hoán dụ: b. Kết luận: CÁC KIỂU HOÁN DỤ Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp là: - Lấy một bộ phận để gọi toàn thể; - Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng; - Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật; - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng;
  14. Bài tập 2 (Tr 84). Từ bài tập trên, hãy so sánh hoán dụ với ẩn dụ? Cho VD? - Giống nhau: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác. Khác nhau Ẩn dụ Hoán dụ Dựa vào quan hệ tương Dựa vào quan hệ tương cận (gần đồng (nét giống nhau), cụ gũi), cụ thể: thể: - Bộ phận – toàn thể; - Hình thức; - Vật chứa đựng – Vật bị chứa - Cách thức thực hiện; đựng; - Phẩm chất; - Dấu hiệu của sự vật – Sự vật; - Cảm giác; - Cụ thể - Trừu tượng;
  15. Tiết 101 : HOÁN DỤ II. Luyện tập: Bài 1 (Tr 84): Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì? a)Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. (Hồ Chí Minh) b) Vì lợi ích mười năm phải trồng cây , Vì lợi ích trăm năm phải trồng người. (Hồ Chí Minh) c)Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. (Tố Hữu)
  16. Bài 1 (Tr 84): Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì? a) - Làng xóm: chỉ người nông dân. => Quan hệ: vật chứa đựng và vật bị chứa đựng. b) - Mười năm: thời gian trước mắt Trăm năm: thời gian lâu dài. => Quan hệ: cái cụ thể với cái trừu tượng. c) - Áo chàm: người dân Việt Bắc. => Quan hệ: dấu hiệu của sự vật với sự vật.
  17. Cô dâu và phụ dâu trong trang phục áo chàm
  18. Tìm hình ảnh có sử dụng phép hoán dụ: a. Khang là một chân sút của đội bóng. b. Khi tôi bước vào, cảcả phòngphòng đều nhìn tôi.
  19. Vận Dụng Viết đoạn văn 3-5 câu, tả lại giờ ra chơi của trường em. Trong đó có sử dụng phép hoán dụ (gạch chân dưới phép hoán dụ đó ).
  20. Tìm tòi, mở rộng: Sưu tầm các câu thơ, ca dao, tục ngữ có sử dụng biện pháp hoán dụ.
  21. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ * Học bài : - Nắm khái niệm và các kiểu hoán dụ. - Làm bài tập 3 viết chính tả. - Viết đoạn văn có sử dụng hoán dụ. * Soạn bài : “Tập làm thơ bốn chữ” - Luật làm thơ 4 chữ - Chuẩn bị một bài thơ 4 chữ