Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết dạy 99: Lượm

ppt 24 trang minh70 2790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết dạy 99: Lượm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_6_tiet_day_99_luom.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết dạy 99: Lượm

  1. Tiết 99 Lượm Tố Hữu
  2. I. Đọc - Tìm hiểu chung 1. Đọc:
  3. I. Đọc - Tìm hiểu chung Nhà thơ Tố Hữu 2.Chú thích a.Tác giả - Tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành(1920-2002) - Quê quán: Thừa Thiên- Huế. - Là nhà cách mạng, là người mở đầu cho thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại. - Các tập thơ tiêu biểu: Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Gió lộng, Máu và hoa
  4. I. Đọc - Tìm hiểu chung b. Tác phẩm: ❖Hoàn cảnh sáng tác: - Viết năm 1949- Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, in trong tập Việt Bắc. - Bài thơ viết về Lượm- một chú bé liên lạc hồn nhiên, hi sinh anh dũng khi làm nhiệm vụ.
  5. I. Đọc - Tìm hiểu chung ❖Thể loại và phương thức biểu đạt: - Thể thơ 4 tiếng - Phương thức biểu đạt: trữ tình kết hợp miêu tả, tự sự và biểu cảm.
  6. I. Đọc - Tìm hiểu chung ❖ Bố cục: 3 phần - Phần 1: ( 5 khổ thơ đầu): Hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với tác giả. - Phần 2: ( 7 khổ tiếp): Câu chuyện Lượm làm nhiệm vụ và hi sinh. - Phần 3: ( 2 khổ cuối): Hình ảnh Lượm còn sống mãi.
  7. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Lượm trong lần gặp gỡ cuối cùng với tác giả
  8. II. Đọc - hiểu văn bản ❖Dáng điệu – cử chỉ: +Từ ngữ: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh →là những từ láy gợi hình ảnh một chú bé nhỏ nhắn, nhanh nhẹn. +Hình ảnh: cười híp mí, má đỏ bồ quân, như con chim chích.
  9. II. Đọc- hiểu văn bản ⚫Thảo luận nhóm Tại sao tác giả lại so sánh Lượm như con chim chích? →nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp hồn nhiên trong sáng, vui tươi, bé bỏng non nớt mà nhanh nhẹn.Chú bé loắt choắt đã vươn mình lớn dậy trên con đường kháng chiến rất gian nan, nguy hiểm.
  10. II. Đọc- hiểu văn bản ⚫ Thảo luận nhóm Em hiểu “đường vàng” có nghĩa là gì? A. Con đường có nắng vàng, cát vàng. B. Con đường có lúa vàng, rơm vàng. C. Con đường tương lai tươi sáng. D. Cả 3 đáp án trên. → Đáp án đúng: D ☺
  11. ❖Trang phục: Ca lô đội lệch Cái xắc xinh xinh → Thể hiện tính chất công việc làm liên lạc của chú bé Lượm. Vì Lượm còn nhỏ tuổi nên cái xắc đeo bên mình chỉ “xinh xinh” với chiếc mũ ca lô đội lệch rất hiên ngang, hiếu động.
  12. ❖Lời nói: Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà. → hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, chân thật. → Lời trò chuyện cho ta hiểu chú bé rất yêu thích công việc kháng chiến, tự nguyện tham gia kháng chiến (niềm vui chung của cả thế hệ trẻ sau CMT8).
  13. Hình ảnh đội TNTP Hồ Chí Minh
  14. II. Đọc- hiểu văn bản ⚫Thông qua việc khắc họa chân dung Lượm trong 5 khổ thơ đầu → thể hiện rõ tình cảm của tác giả: yêu mến, trân trọng chú bé.
  15. II. Đọc- hiểu văn bản 2. Lượm làm nhiệm vụ và hi sinh - Khi nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đau đớn thốt lên: Ra thế Lượm ơi! → Câu thơ bị ngắt đôi làm 2 dòng, diễn tả sự đau xót đột ngột của nhà thơ.
  16. II. Đọc- hiểu văn bản - Lượm đi đưa thư “ Thượng khẩn”. Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Thư đề thượng khẩn Sợ chi hiểm nghèo? - Động từ mạnh: “vụt qua” - Câu hỏi tu từ: “Sợ chi hiểm nghèo?”. - Hành động: nhanh, dứt khoát, quả cảm. - Thái độ: Thách thức hiểm nguy, đặt nhiệm vụ lên trên hết.
  17. II. Đọc- hiểu văn bản - Nhưng rồi: Bỗng lòe chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi! → Câu thơ như tiếng nấc nghẹn, thảng thốt bị gãy đôi khi nhà thơ nhận thức về sự thật: Lượm đã hi sinh.
  18. II. Đọc- hiểu văn bản Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng →Cái chết cao đẹp, nhẹ nhàng của một chú bé đã hi sinh dũng cảm giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên, đầy hứa hẹn một cuộc đời đã được chắp cánh cùng cách mạng.
  19. II. Đọc- hiểu văn bản ➢Hình ảnh Lượm nằm trên cánh đồng lúa tay nắm chặt bông. → Lượm ngã xuống trên chính mảnh đất quê hương, tay em còn nắm chặt bông lúa đã nuôi mình lớn từng ngày. Mảnh đất - sản vật quê hương dang tay đón Lượm vào lòng trong một giấc ngủ dài. Lượm ra đi nhưng tay em còn níu giữ sự sống, níu giữ quê hương, đó là cái chết gieo mầm cho sự sống. Linh hồn em hóa thân vào non sông, đất nước.
  20. II. Đọc- hiểu văn bản - Câu hỏi tu từ: “ Lượm ơi, còn không? ” được tách riêng đã diễn tả thành công cảm xúc của tác giả vô cùng ngạc nhiên, bàng hoàng, đau đớn, nghẹn ngào và cũng rất trân trọng trước cái chết của Lượm → gây ấn tượng và cảm xúc mạnh mẽ cho người đọc.
  21. II. Đọc- hiểu văn bản 3.Lượm còn sống mãi - Điệp khúc → khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi cùng thời gian trong lòng tác giả và mọi người. - Cách xưng hô của tác giả: + Chú bé: cách gọi của người lớn với người em trai nhỏ, quan hệ thân mật. + Cháu: cách gọi biểu lộ sự trìu mến, tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt. + Chú đồng chí nhỏ: cách gọi vừa thân thiết, trìu mến, vừa trân trọng, ngang hàng giữa hai người đồng chí.
  22. III. Tổng kết 1. Nội dung Bài thơ đã khắc họa và ca ngợi hình ảnh chú bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh anh dũng nhưng hình ảnh em còn sống mãi trong lòng mọi người.
  23. III. Tổng kết 2. Nghệ thuật ⚫ Kết hợp miêu tả, tự sự và biểu cảm. ⚫ Thể thơ 4 chữ giàu âm điệu. ⚫ Nhiều từ láy gợi hình. ⚫ Cách so sánh độc đáo. ⚫ Kết cấu đầu cuối tương ứng (điệp khúc).
  24. Luyện tập Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu phát biểu cảm nghĩ của em về chú bé Lượm hồn nhiên, anh dũng, được mọi người yêu mến.