Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết học 118: Câu trần thuật đơn không có từ “là”

ppt 19 trang minh70 1980
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết học 118: Câu trần thuật đơn không có từ “là”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_6_tiet_hoc_118_cau_tran_thuat_don_khong_co.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết học 118: Câu trần thuật đơn không có từ “là”

  1. Giáo viên: Nguyễn Thúy
  2. Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là. =>Trong câu trần thuật đơn có từ “là”: - Vị ngữ thường do từ “là” kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành. - Ngoài ra, vị ngữ còn có thể là kết hợp giữa từ “là” với tính từ (cụm tính từ), động từ (cụm động từ). - Khi biểu thị ý phủ định, vị ngữ kết hợp với các cụm từ: không phải, chưa phải.
  3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu dưới đây và cho biết các câu đó thuộc kiểu câu nào của câu trần thuật đơn có từ “là”? a/ Tôi là học sinh lớp 6A1. CN VN => Câu giới thiệu b/ Từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành. CN VN => Câu định nghĩa c/ Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. CN VN => Câu miêu tả d/ Dế Mèn trêu chị Cốc là dại. CN VN => Câu đánh giá
  4. Tiết 118:
  5. Tiết 118: I- Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “là”: Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ 1- Ví dụ: cho các câu sau? Câu 1: a/ Phú ông mừng lắm. CN VN b/ Chúng tôi tụ hội ở góc sân. CN VN c/ Thầy giáo đến . CN VN d/ Đồng ruộng quê tôi mênh CN mông, bát ngát. VN
  6. Tiết 118: I- Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “là”: Vị ngữ của các câu đó do từ 1- Ví dụ: hoặc cụm từ loại nào tạo Câu 2: thành? - Vị ngữ (a) là cụm tính từ a/ Phú ông mừng lắm. - Vị ngữ (b) là cụm động từ - Vị ngữ (c) là động từ b/ Chúng tôi tụ hội ở góc sân. - Vị ngữ (d) là tính từ c/ Thầy giáo đến . d/ Đồng ruộng quê tôi mênh mông, bát ngát
  7. Tiết 118: I- Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “là”: Điền các từ: không, không 1- Ví dụ: phải, chưa, chưa phải vào Câu 2: trước vị ngữ của những câu - Vị ngữ (a) là cụm tính từ trên. - Vị ngữ (b) là cụm động từ a/ Phú ông mừng lắm. - Vị ngữ (c) là động từ => Phú ông chưa mừng lắm. - Vị ngữ (d) là tính từ b/ Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Câu 3: Chúng tôi không phải tụ => Vị ngữ trong các câu trên hội ở góc sân. kết hợp với các từ “không, c/ Thầy giáo đến . chưa” để biểu thị ý phủ định => Thầy giáo không đến . d/ Đồng ruộng quê tôi mênh mông, bát ngát => Đồng ruộng quê tôi chưa phải mênh mông, bát ngát
  8. Tiết 118: I- Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “là”: Qua tìm hiểu các ví dụ, em 1- Ví dụ: cho biết các đặc điểm của câu 2- Ghi nhớ: (SGK/118) trần thuật đơn không có từ “là”. =>Trong câu trần thuật đơn không có từ “là”: - Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành. - Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa.
  9. So sánh đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ “là” và câu trần thuật đơn không có từ “là” Câu trần thuật đơn có từ “là” Câu trần thuật đơn không có từ “là” - VN do từ “là” kết hợp với danh từ Vị ngữ do động từ, cụm động từ (cụm danh từ) tạo thành. hoặc tính từ, cụm tính từ tạo thành. - Ngoài ra , tổ hợp giữa từ “là” với động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ )cũng có thể làm VN. - Khi biểu thị ý phủ định, VN kết - Khi biểu thị ý phủ định, VN kết hợp với các cụm từ không, .chưa hợp với các cụm từ không phải, chưa phải
  10. Tiết 118: II- Câu miêu tả và câu tồn tại: Xác định chủ ngữ, vị ngữ 1- Ví dụ: trong các câu sau: Câu 1: a/ Đằng cuối bãi, hai cậu bé con a/ Đằng cuối bãi, hai cậu bé CN con tiến lại. tiến lại. b/ Đằng cuối bãi, tiến lại hai VN cậu bé con . b/ Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con . VN CN
  11. Tiết 118: II- Câu miêu tả và câu tồn tại: Hai câu trên có gì khác nhau 1- Ví dụ: về ý nghĩa và về cấu tạo? Câu 2: =>Câu (a) dùng để miêu tả a/ Đằng cuối bãi, hai cậu bé hành động của sự vật được con tiến lại. nêu ở chủ ngữ. Đây là câu b/ Đằng cuối bãi, tiến lại hai miêu tả. Chủ ngữ đứng trước cậu bé con . vị ngữ =>Câu (b) dùng để thông báo sự xuất hiện của sự vật. Đây là câu tồn tại. Vị ngữ đứng trước chủ ngữ.
  12. Trong các câu ví dụ sau, câu nào là câu miêu tả, câu nào là câu tồn tại? 1/ Dòng sông quê em rộng mênh mông =>Câu miêu tả, chỉ đặc điểm 2/ Trong màn đêm, vang lên tiếng còi tàu. =>Câu tồn tại, chỉ sự xuất hiện 3/ Sân trường giờ ra chơi, học sinh nô đùa ầm ĩ. =>Câu miêu tả, chỉ hành động 4/ Bà ấy vô cùng lo lắng. =>Câu miêu tả, chỉ trạng thái 5/ Trên bầu trời, vụt tắt một ngôi sao cuối cùng. =>Câu tồn tại, chỉ sự tiêu biến 6/ Trước sân trường, những thảm cỏ xanh mượt. =>Câu miêu tả, chỉ đặc điểm 7/ Trên đỉnh tháp, rực rỡ, lung linh ánh điện màu =>Câu tồn tại, chỉ sự tồn tại
  13. Tiết 118: II- Câu miêu tả và câu tồn tại: Em hiểu thế nào là câu miêu 1- Ví dụ: tả và câu tồn tại? 2- Ghi nhớ: (SGK/119) - Những câu dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm, của sự vật nêu lên ở chủ ngữ được gọi là câu miêu tả. Trong câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước vị ngữ. - Những câu dùng để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật được gọi là câu tồn tại. Một trong những cách tạo câu tồn tại là đảo chủ ngữ xuống sau vị ngữ.
  14. Tiết 118: II- Luyện tập:
  15. Câu 1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết những câu nào là câu tồn tại, những câu nào là câu miêu tả? a. Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. (Thép Mới) - Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. CN VN => câu miêu tả - Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. => câu tồn tại VN CN - Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. CN => câu miêu tả VN
  16. Câu 1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết những câu nào là câu tồn tại, những câu nào là câu miêu tả? b- Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế . (Tô Hoài) - Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt => Câu tồn tại VN CN - Dế Choắt là tên tôi đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế CN VN => câu miêu tả (câu trần thuật đơn có từ “là”)
  17. Câu 1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết những câu nào là câu tồn tại, những câu nào là câu miêu tả? b- Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy. (Ngô Văn Phú) - Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng => Câu tồn tại VN CN -Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy CN VN mà trỗi dậy => câu miêu tả
  18. Viết một đoạn văn tả cảnh trường em, trong đó có sử dụng câu tồn tại. => Nếu bạn có đến xã Hòa Trị, xin mời đến thăm trường tôi. Trường tôi mang tên vị thần hoàng Lương Văn Chánh, người đã có công mở ra đất Phú trời Yên Ngôi trường ấy nằm gần con đường xã lộ, mặt hướng về phía đông đón ánh mặt trời mỗi sáng và đón gió mát lành từ cánh đồng Hòa Trị. Đó là một ngôi trường hai tầng khang trang, đẹp đẽ. Sân trường trồng nhiều cây xanh lấy bóng mát. Các phòng học rộng rãi, thoáng đãng. Từ các phòng học, vang lên tiếng giảng bài của các thầy cô. Đến giờ ra chơi, sân trường ồn ào náo nhiệt. Chúng tôi bày ra đủ các trò chơi. Khắp sân trường, rộn rã tiếng cười đùa. Tôi vô cùng yêu quí ngôi trường này