Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài 14: Chuẩn mực sử dụng từ

ppt 21 trang minh70 7360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài 14: Chuẩn mực sử dụng từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_bai_14_chuan_muc_su_dung_tu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài 14: Chuẩn mực sử dụng từ

  1. Em hãy cho biết trong câu ca dao sau đây đã dùng sai từ nào, vì sao? Dòng xông bên lở bên bồi Bên lở thì đục bên bồi thì trong. => Dòng sông bên lở bên bồi Bên lở thì đục bên bồi thì trong. (Ca dao)
  2. Em hãy quan sát ví dụ, cho biết các từ in đậm được dùng sai như thế nào? Hãy sửa lại cho đúng. - Một số người sau một thời gian dùi đầu vào làm ăn, nay đã khấm khá. ❖Một số người sau một thời gian vùi đầu vào làm ăn, nay đã khấm khá. - Em bé đã tập tẹ biết nói. ❖Em bé đã bập bẹ biết nói. - Đó là những khoảng khắc sung sướng nhất trong đời em. ❖Đó là những khoảnh khắc sung sướng nhất trong đời em.
  3. Một bạn giới thiệu về Bác Hồ như sau : “Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969), lãnh tụ vĩ đại của nhân dân và cách mạng Việt Nam, là nhà thơ, nhà văn lớn, anh hùng giải phóng dân tộc, doanh nhân văn hóa thế giới”. Theo em, bạn ấy đã dùng sai từ nào? Hãy chữa lại cho đúng. Doanh nhân => danh nhân
  4. Quan sát ví dụ và cho biết những câu sau đây dùng sai như thế nào? Hãy thay những từ ấy bằng những từ thích hợp. ✓ Đất nước ta ngày càng sáng sủa. Đất nước ta ngày càng tươi đẹp. ✓ Ông cha ta đã để lại cho chúng ta những câu tục ngữ cao cả để chúng ta vận dụng trong thực tế. Ông cha ta đã để lại cho chúng ta những câu tục ngữ sâu sắc để chúng ta vận dụng trong thực tế. ✓ Con người phải biết lương tâm. Con người phải có lương tâm.
  5. Các từ in đậm trong những câu sau đây dùng sai như thế nào? Hãy tìm cách chữa lại cho đúng. Câu 1: Nước sơn làm cho đồ vật thêm hào quang. Nước sơn làm cho đồ vật thêm hào nhoáng. Câu 2: Ăn mặc của chị thật là giản dị. Cách ăn mặc của chị thật là giản dị. Hoặc: Chị ăn mặc thật giản dị. Câu 3: Bọn giặc đã chết với nhiều thảm hại: máu chảy thành sông ở Ninh Kiều, thây chất đầy nội ở Tuỵ Động, Trần Hiệp phải bêu đầu, Lí Khánh phải bỏ mạng. Bọn giặc đã chết với nhiều thảm bại: máu chảy thành sông ở Ninh Kiều, thây chất đầy nội ở Tụy Động, Trần Hiệp phải bêu đầu, Lí Khánh phải bỏ mạng. Câu 4: Đất nước phải giàu mạnh thực sự chứ không phải là sự giả tạo phồn vinh. Đất nước phải giàu mạnh thực sự chứ không phải là sự phồn vinh giả tạo.
  6. Các từ in đậm trong những câu sau đây sai như thế nào? Hãy tìm những từ thích hợp để thay thế những từ đó. ❖ Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị lãnh đạo sang xâm lược nước ta. ➢ Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu sang xâm lược nước ta. ❖ Con hổ dùng những cái vuốt nhọn hoắt cấu vào người, vào mặt Viên [ ]. Nhưng Viên vẫn rán sức quần nhau với chú hổ. (Dẫn theo Nguyễn Đức Dân ) ➢ Con hổ dùng những cái vuốt nhọn hoắt cấu vào người, vào mặt Viên [ ]. Nhưng Viên vẫn rán sức quần nhau với nó. Hoặc: ➢ Con hổ dùng những cái vuốt nhọn hoắt cấu vào người, vào mặt Viên [ ]. Nhưng Viên vẫn rán sức quần nhau với con hổ.
  7. TÌNH HUỐNG Một người dân ở vùng Bắc Trung Bộ ra Hà Nội thăm bà con, bị lạc đường, muốn hỏi đường. Gặp một chú bé, người đó hỏi như sau: - Cháu ơi, đàng ni là đàng đi mô? Cậu bé được hỏi trả lời: - Cháu không hiểu bác muốn hỏi gì? ? Vì sao cậu bé không hiểu câu hỏi trên?
  8. Hãy tìm từ Hán Việt trong ví dụ sau ? Việc dùng từ Hán Việt như thế có hợp lí không ? Vì sao? Huynh muội nào phải người xa Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Huynh muội hòa thuận hai thân vui vầy.
  9. Khi sử dụng từ phải chú ý: - Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả. - Sử dụng từ đúng nghĩa. - Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ. - Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp với tình huống giao tiếp. - Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.
  10. CỦNG CỐ Hãy tìm những từ dùng sai chuẩn mực trong mỗi ví dụ sau, cho biết đã vi phạm chuẩn mực nào và chữa lại cho đúng ? 1. Gia đình bạn Nam sống bằng nghề mần ruộng. => Lạm dụng từ địa phương 1. Em cảm thấy băn khoăn mỗi khi thấy hoa phượng nở báo hiệu mùa hè đến. => Dùng từ không đúng nghĩa 3. Để đền đáp công ơn của bố mẹ và thầy cô, chúng em phải cố gắn học tập. => Dùng từ sai âm, sai chính tả 4. Bà của An đã chết ngày hôm qua. => Dùng từ sai sắc thái biểu cảm
  11. Chữa lại câu sai: 1. Gia đình bạn Nam sống bằng nghề làm ruộng. 2. Em cảm thấy bâng khuâng mỗi khi thấy hoa phượng nở báo hiệu mùa hè đến. 3. Để đền đáp công ơn của bố mẹ và thầy cô, chúng em phải cố gắng học tập. 4. Bà của An đã mất ngày hôm qua.
  12. Tìm và sửa lại những từ sai lỗi chính tả trong bài viết số 3 của một số bạn trong lớp: - Mẹ thường khuyên bảo để con chửng chạc hơn. - Bà có giáng người cân đối,nước da hơi ngâm. - Mẹ có khuôn mặt trái son rất đẹp. - Mỗi con người ai cũng điều có mẹ. - Em mong sau được sống mãi bên mẹ. - Mẹ thường khuyên bảo để con chửng chạc hơn. - Bà có giáng người cân đối, nước da hơi ngâm. - Mẹ có khuôn mặt trái son rất đẹp. - Mỗi con người ai cũng điều có mẹ. - Em mong sau được sống mãi bên mẹ.
  13. Sửa lỗi: - Mẹ thường khuyên bảo để con chững chạc hơn. - Bà có dáng người cân đối, nước da hơi ngăm. - Mẹ có khuôn mặt trái xoan rất đẹp. - Mỗi con người ai cũng đều có mẹ. - Em mong sao được sống mãi bên mẹ.
  14. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Học thuộc ghi nhớ, xem lại các bài tập ở SGK. - Phát hiện các lỗi trong bài viết của mình. - Viết một đoạn văn ngắn trong đó sử dụng chính xác 3 từ cụ thể. - Soạn bài mới : Ôn tập văn biểu cảm + Đọc lại các văn bản theo yêu cầu. + Phân biệt văn biểu cảm với văn tự sự, văn miêu tả. + Trả lời các câu hỏi SGK.