Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài 21: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

ppt 18 trang minh70 4420
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài 21: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_bai_21_tim_hieu_chung_ve_phep_lap_luan_c.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài 21: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

  1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH I. Mục đích và phương pháp chứng minh. 1/ Chứng minh trong đời sống: Tình huống: a- Em đi học về muộn do bạn em bị ốm nên em phải đưa bạn về nhà, nhưng khi em trình bày lí do thì mẹ em lại không tin. Trong tình huống đó em làm thế nào? => Em nhờ gia đình người bạn hoặc cô giáo chủ nhiệm xác nhận sự thật để mẹ tin. b- Trong khi đi tàu, lên xe buýt, khi nhân viên trên tàu, xe kiểm tra vé của hành khách, em phải làm gì để chứng tỏ mình đã chấp hành đúng ? => Em đưa vé cho nhân viên trên tàu (xe) kiểm tra. c- Em khoe với các bạn là mình mới học được cách gấp một chiếc hộp giấy rất đẹp. Các bạn không tin. Em phải làm gì để các bạn tin lời mình? => Em sẽ tự gấp chiếc hộp cho các bạn xem.
  2. TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH I. Mục đích và phương pháp chứng minh. 1/ Chứng minh trong đời sống: - Ta cần chứng minh khi muốn làm cho ai đó tin điều mình nói là đúng, là có thật. - Để chứng tỏ cho người khác tin lời của em là sự thật, em phải đưa ra những bằng chứng để thuyết phục (Bằng chứng là những nhân chứng, vật chứng, sự việc, số liệu ) => Chứng minh là đưa ra những bằng chứng để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin.
  3. TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH I. Mục đích và phương pháp chứng minh. 1/ Chứng minh trong đời sống: Trong đời sống, người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin. 2/ Chứng minh trong văn bản nghị luận: Trong văn nghị luận, để chứng tỏ một ý kiến là đúng thì người ta phải dùng lập luận, lý lẽ và những bằng chứng xác thực đã được kiểm chứng thừa nhận để chứng minh điều mình nói là đáng tin cậy. VD: Sgk trang 41
  4. Đừng sợ vấp ngã Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì Oan Đi - xnây từng bị toà báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn hoá, ông đứng hạng15 trong số 22 học sinh của lớp. Lép Tôn- xtôi tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hoà bình bị đình chỉ học đại học vì "vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập". Hen- ri Pho thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thành công. Ca sĩ ô- pê- ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát đựơc. Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. (Theo Trái tim có điều kì diệu)
  5. 2. Chứng minh trong văn bản nghị luận. văn bản: “Đừng sợ vấp ngã”. * Luận điểm chính: Đừng sợ vấp ngã. (Câu mang luận điểm: "Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại"). * Phương pháp lập luận: lập luận theo 2 vấn đề. - Vấp ngã là thường: (3 dẫn chứng) + Lần đầu tiên chập chững bước đi. + Lần đầu tiên tập bơi. + Lần đầu tiên chơi bóng bàn. - Những người nổi tiếng từng vấp ngã: (5 dẫn chứng) + Oan Đi-xnây từng bị sa thải, phá sản. + Lu-i Pa- xtơ chỉ là học sinh trung bình, hạng 15/22. + Lep Tôn-xtôi bị đình chỉ học đại học + Hen-ri Pho thất bại, cháy túi tới 5 lần. + En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy cho là thiếu chất giọng.
  6. - Nhà làm phim hoạt hình Mĩ nổi tiếng, người sáng lập Đi-xnây-len, công viên giải trí khổng lồ tại ca-li- phoóc-ni-a, nước Mĩ - Oan Đi-xnây từng bị toà báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Oan Đi-xnây (1901-1966)
  7. -> Nhà khoa học Pháp, người đặt nền móng cho ngành vi sinh vật học cận đại. - Lúc còn học phổ thông, Lu- i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Lu- i Pa-xtơ (1822-1895)
  8. -> Nhà văn Nga vĩ đại. tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hoà bình - Lép Tôn- xtôi bị đình chỉ học đại học vì "vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập". Lép Tôn- xtôi (1828-1910)
  9. -> Nhà tư bản, người sáng lập một tập đoàn kinh tế lớn ở Mĩ. - Hen- ri Pho thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thành công. Hen- ri Pho (1863-1947)
  10. - Ca sĩ ô- pê- ra nổi tiếng của I-ta- li-a En- ri- cô Ca- ru- xô Từng bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát đựơc. En-ri-cô Ca-ru-xô (1873-1921)
  11. 2. Trong văn nghị luận Văn bản: Đừng sợ vấp ngã - Luận điểm chính: Đừng sợ vấp ngã Nhận xét - Các luận cứ ( lí lẽ và dẫn chứng): - Lí lẽ: Chính xác, sát với vấn đề * Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề cần chứng minh,đ ịnh hướng cho nhớ . dẫn chứng xuất hiện. - Lầnđ ầu tập đi bị ngã. Dẫn chứng: Chân thực, tiêu biểu - Lầnđ ầu tập bơi suýt chết đuối được thừa nhận, có sự lựa chọn, - Lầnđ ầu chơi bóng không trúng thẩm tra, phân tích => có tác dụng *- Oan Đi-xnây từng bị sa thải làm sáng tỏ luận điểm. Dẫn chứng - Lu i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung đóng vai trò chính trong bài văn. bình - L.Tôn-xtôi bịđ ình chỉ học đại học - Cách chứng minh: từ gầnđ ến xa, - Hen-ri-Pho thất bại , 5 lần từ bản thân đến người khác.Trình - Ca sĩEn -ri-cô Ca-ru-xô bị cho là thiếu tự các ý hợp lý. chất giọng không thể hát được. => Lập luận chặt chẽ, rõ ràng, dẫn * Chớ lo thất bại, đáng sợ hơn là chứng nổi bật. không cố gắng hết mình.
  12. 2. Chứng minh trong văn bản nghị luận. Ghi nhớ: Trong đời sống, người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin. Chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thật, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy. Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
  13. Bài tập 1/ Đọc đoạn văn và chỉ ra dấu hiệu nhận biết kiểu nghị luận chứng minh. a/ “Tai nạn giao thông trong 10 năm qua tăng liên tục.Năm 1990, số người bị chết vì tai nạn giao thông là2.268 người. Đến những năm giữa thập niên, số người bị chết vì tai nạn giao thông khoảng 6.000 người.Và đến năm 2001, số người bị chết vì tai nạn giao thông đã lên đến 10.866 người. Trong 10 tháng đầu năm 2002 đã xảy ra 23.632 vụ tai nạn giao thông làm chết 10.556 người và bị thương 26.529 người.Đây là những con số biết nói, rung lên hồi chuông báo động nhằm cảnh tỉnh toàn xã hội phải tìm ra giải pháp ngăn chặn tai hoạ khủng khiếp này.” (Dựa theo số liệu thống kê của Bộ GTVT-2002)
  14. Luận điểm: Tình trạng tai nạn giao thông tăng nhanh Các dẫn chứng: - Năm 1990, số người bị chết vì tai nạn giao thông là 2.268. - Giữa thập niên khoảng 6.000 người - Năm 2001 tăng đột biến 10.866 người. - 10 tháng đầu năm 2002 là 10.566 người chết và bị thương 26.529 người. Lí lẽ đây là những con số biết nói, rung lên hồi chuông báo động nhằm cảnh tỉnh toàn xã hội phải tìm ra giải pháp ngăn chặn => Các dẫn chứng là những số liệu cụ thể, tin cậy giàu sức thuyết phục, được sắp xếp theo trình tự thời gian, làm sáng tỏ luận điểm ở câu 1. Đồng thời là cơ sở để nêu lí lẽ nhận xét đánh giá ở câu cuối.
  15. 2. Cho luận điểm sau: “Đến với tục ngữ, ta có thể tìm thấy những lời khuyên quý báu về phẩm chất, lối sống của con người.” Hãy chọn những dẫn chứng phù hợpđể minh hoạ cho luậnđiểmtrên. Dẫn chứng: Khuyên về lòng nhân ái, tình cảm cộng đồng: - Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. - Lá lành đùm lá rách. Khuyên về lòng biết ơn: - Uống nước nhớ nguồn - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Khuyên về đức tính kiên trì nhẫn nại - Có chí thì nên - Có công mài sắt có ngày nên kim .
  16. * Hướng dẫn bài tập về nhà 1) Xác định luận điểm văn bản “Không sợ sai lầm” 2) Nêu những luận cứ tác giả đã dùng: - Luận cứ gồm những lí lẽ gì ? - Tác giả đã phân tích các lí lẽ ấy như thế nào để chứng minh luận điểm. 3) Cách lâp luận của văn bản này có gì khác cách lập luận chứng minh của văn bản “Đừng sợ vấp ngã ”