Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài ca Côn sơn (Côn Sơn ca - Trích)

ppt 15 trang minh70 6630
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài ca Côn sơn (Côn Sơn ca - Trích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_bai_ca_con_son_con_son_ca_trich.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài ca Côn sơn (Côn Sơn ca - Trích)

  1. BÀI CA CÔN SƠN (CÔN SƠN CA - TRÍCH) NGUYỄN TRÃI
  2. I. Tìm hiểu chung  1. Tác giả:  - Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu là Ức Trai.  - Là nhân vật lịch sử toàn đức, toàn tài hiếm có: + Danh thần bậc nhất trong sự nghiệp “Bình Ngô phục quốc”. + Tác gia văn học vĩ đại với sự nghiệp văn chương đồ sộ, phong phú, trong đó có Bình ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập  - Cuộc đời nhiều thăng trầm, chịu án oan thảm khốc vào bậc nhất trong lịch sử (tru di tam tộc). Sau này, chính vua Lê Thánh Tông đã minh oan cho ông và ca ngợi “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo” (Tấm lòng Ức Trai sáng vằng vặc tựa sao Khuê). Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới
  3. I. Tìm hiểu chung  1. Tác giả:  2. Tác phẩm: Côn Sơn ca  - Nhan đề: Địa danh Côn Sơn – núi non hùng vĩ, sơn thuỷ hữu tình; là mảnh đất gắn bó máu thịt với Nguyễn Trãi từ thủa ấu thơ đến tuổi già. Sau này Nguyễn Trãi trở về với Côn Sơn như về với nơi chôn rau cắt rốn, về với bạn bè tri kỉ tri âm.  - Đây là bài thơ bằng chữ Hán (30 câu), trích trong “Ức Trai thi tập” viết theo thể điệu ca khúc, câu thơ dài ngắn biến hoá tự do, sáng tác vào thời gian Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn.  - Bản dịch thơ chỉ có 24 câu lục bát (Lục bát nghĩa là sáu tám, một câu 6, một câu 8, không hạn định số câu, chú ý cách gieo vần).
  4. Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
  5. II. Đọc - hiểu văn bản  1. Đọc  2. Bố cục  Theo thể thơ lục bát : phân tích từng cặp câu.  Theo kết cấu từng cặp câu: câu sáu tả cảnh, câu tám xuất hiện “ta” với những hành động cụ thể mang ý nghĩa tác giả tự hoạ chân dung mình. ◼ Bức tranh Côn Sơn qua cảm nhận của thi sĩ ◼ Hình ảnh nhân vật trữ tình
  6. III. Phân tích  1. Bức tranh Côn Sơn qua cảm nhận của thi sĩ  - Âm thanh: tiếng suối chảy rì rầm - tiếng đàn cầm  - Cảnh vật: ◼ Đá rêu phơi - chiếu êm ◼ Thông mọc như nêm ◼ Rừng trúc bóng râm xanh mát  Cách miêu tả bức tranh thiên nhiên của tác giả có gì độc đáo?
  7.  1. Bức tranh Côn Sơn qua cảm nhận của thi sĩ  Nét độc đáo của bức tranh qua cảm nhận của thi sĩ: ◼ Cảnh vật được miêu tả bằng thủ pháp so sánh giàu sức gợi. ◼ Bức tranh có sự kết hợp giữa âm thanh và màu sắc. ◼ Hình ảnh được lựa chọn miêu tả: thông, trúc – loài cây tượng trưng cho Côn Sơn, biểu trưng của sự thanh cao  => Khung cảnh thiên nhiên khoáng đạt, hài hoà nên thơ, quyến rũ: có âm thanh sống động hồn người, có sắc xanh bất tận bao la hùng vĩ của cây rừng Côn Sơn -> Gợi cảm giác của cõi yên tĩnh, tu dưỡng tâm hồn.
  8. III. Phân tích  1. Bức tranh Côn Sơn qua cảm nhận của thi sĩ  2. Con người giữa cảnh vật thiên nhiên Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. Côn Sơn có đá rêu phơi, Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm. Trong ghềnh thông mọc như nêm, Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm. Trong rừng có bóng trúc râm Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
  9. Nhận xét về sự xuất hiện của đại từ “ta”?  Đại từ “ta” ◼ Xuất hiện liên tiếp (5 lần), liền mạch, tạo cấu trúc chặt chẽ (1 câu tả cảnh, 1 câu chỉ hành động “ta”) -> tạo nên giọng điệu trữ tình của đoạn thơ. ◼ Làm nổi bật sự có mặt của con người trước thiên nhiên khoáng đạt, rộng lớn; gợi tư thế ung dung tự tại, làm chủ của con người trước thiên nhiên.
  10. Qua đó, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên?  Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên ◼ Gắn bó, giao hoà nhưng con người không bị tan biến trước thiên nhiên khoáng đạt. ◼ Nhân vật trữ tình tha thiết muốn hoà vào cảnh vật một cách chân tình, trọn vẹn ◼ Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai ◼ Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm ◼ Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm ◼ Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn
  11. Trong rừng có bóng trúc râm Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
  12. Nhân vật trữ tình ở đây là người như thế nào?  2. Hình ảnh nhân vật trữ tình ◼ Yêu thiên nhiên, tâm hồn thanh cao, giàu cảm xúc thi nhân. ◼ Nghệ thuật: Điệp từ: Côn Sơn, ta, trong. =>Nhẹ nhàng, êm tai III. Tổng kết (SGK)