Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài học số 21: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

ppt 35 trang minh70 4090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài học số 21: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_bai_hoc_so_21_su_giau_dep_cua_tieng_viet.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài học số 21: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

  1. BÀI 21: SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
  2. I. Đọc - tìm hiểu chung 1. Tác giả: - Đặng Thai Mai (1902- 1984), quê ở Nghệ An - Ông là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội có uy tín; là giáo sư văn học, Hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam (1957). - Đặng Thai Mai xuất thân trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, giàu lòng yêu nước. - Ông để lại cho đời những tác phẩm lớn, đó là những bài phê bình, những công trình nghiên cứu có giá trị về học thuật mang đến cho bạn đọc những nhận thức sâu sắc về tác gia, tác phẩm văn học, về ngôn ngữ dân tộc. Tiêu biểu như: Văn học khái luận (1944), Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX, Đặng Thái Mai tác phẩm - Trong sự nghiệp của mình ông đã nhận được Huân chương Hồ Chí Minh (1982), Giải A Giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam (1986), giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1 - 1996).
  3. Ông cùng vợ và các con
  4. Ông và con rể : Đại tướng Võ Nguyên Giáp
  5. Ông là Hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  6. 2/ Tác phẩm : Bài này là đoạn trích phần đầu của bài nghiên cứu Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc ( 1967 ) 3/ Thể loại : Văn giải thích kết hợp với chứng minh.
  7. II. Đọc - hiểu văn bản : Tìm bố cục của bài văn
  8. 1. Bố cục bài văn: + Từ đầu lịch sử: Nêu nhận định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, giải thích nhận định ấy. + Phần còn lại: Chứng minh cái đẹp và cái hay của tiếng Việt.
  9. Trong đoạn đầu, tác giả đã giải thích như thế nào cho nhận định : Tiếng việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay ?
  10. 2. Tìm hiểu phần đầu: Tác giả giải thích ngắn gọn, rõ ràng về nhận định: Tiếng việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay:
  11. - Tiếng Việt là thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu, tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. - Tiếng Việt có đầy đủ khả năng diễn đạt tư tưởng tình cảm, thỏa mãn cho yêu cầu đời sống của văn hóa nước nhà.
  12. Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Để chứng minh cho vẻ đẹp của Tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào ?
  13. 3. Tìm hiểu phần cuối: Tác giả đưa ra những dẫn chứng để chứng minh cho cái đẹp và cái hay của tiếng Việt:
  14. a. Tiếng Việt là thứ tiếng đẹp : - Giàu chất nhạc (nhận xét của người nước ngoài) - Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú. - Giàu về thanh điệu. - Giàu hình tượng ngữ âm.
  15. b/ Tiếng Việt là thứ tiếng hay: - Khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. - Từ ngữ qua các thời kì tăng lên ngày một nhiều. - Ngữ pháp cũng dần trở nên uyển chuyển, chính xác.
  16. Nghệ thuật viết văn nghị luận của tác giả trong bài này có đặc điểm gì nổi bật ?
  17. 4. Đặc sắc về nghệ thuật: - Kết hợp giải thích và chứng minh. - Lập luận chặt chẽ. - Các dẫn chứng toàn diện, bao quát.
  18. 5. Ý nghĩa văn bản : - Tiếng Việt mang trong nó những giá trị văn hóa rất đáng tự hào của người Việt Nam. - Trách nhiệm giữ gìn, phát triển tiếng nói dân tộc của mỗi người Việt Nam. III/ Tổng kết: Ghi nhớ SGK/37
  19. IV. Luyện tập: Tìm dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm và từ vựng :
  20. Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ( Ca dao )
  21. Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời. Bao cô thôn nữ hát trên đồi ( Hàn Mặc Tử )
  22. Ô hay buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi, vàng rơi, thu mênh mông ( Bích Khê )
  23. Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu La lả cành hoang nắng trở chiều ( Xuân Diệu )
  24. Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường ( Nguyễn Du )
  25. Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa ( Hồ Chí Minh )
  26. Rằm xuân lồng lộng trăng soi Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân ( Hồ Chí Minh )
  27. Long lanh đáy nước in trời Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng ( Nguyễn Du )
  28. Thuyền về có nhớ bến chăng ? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. ( Ca dao )
  29. Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng. ( Huy cận )
  30. CỦNG CỐ - Trong đoạn đầu, tác giả đã giải thích như thế nào cho nhận định : Tiếng việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. - Để chứng minh cho vẻ đẹp của Tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào ?
  31. DẶN DÒ - So sánh cách sắp xếp lí lẽ, chứng cứ của bài này với bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Soạn bài: Thêm trạng ngữ cho câu Xem và trả lời các câu hỏi SGK/ 39, 40