Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài thứ 9: Từ đồng nghĩa

ppt 22 trang minh70 3700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài thứ 9: Từ đồng nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_bai_thu_9_tu_dong_nghia.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài thứ 9: Từ đồng nghĩa

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ ? Khi nói hoặc viết ta thường gặp những lỗi nào về quan hệ từ? - Thiếu quan hệ từ - Dùng quan hệ từ không thích hợp - Thừa quan hệ từ - Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết. ? Lấy 1 ví dụ mắc lỗi về quan hệ từ và chữa lại cho đúng? Tôi tặng quyển sách này anh Nam Câu đúng: Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam
  2. XA NGẮM THÁC NÚI LƯ Nắng rọi Hương Lô khói tía bay, Xa trông dòng thác trước sông này Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước, Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây. (Lí Bạch) (Tương Như dịch)
  3. Tiết 35. TỪ ĐỒNG NGHĨA I. THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA ? (1) Đồng nghĩa với từ : - “rọi” chiếu Hướng luồng sáng phát ra vào soi một điểm nào đó -“trông” Nhìn ngắm Dùng mắt nhìn để nhận biết. => Các từ trong mỗi nhóm từ trên có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Là từ đồng nghĩa.
  4. Tiết 35. TỪ ĐỒNG NGHĨA (2). “ Trông” => Nhìn để nhận biết. Từ “Trông” còn có nghĩa: Trông (a):Coi sóc, giữ gìn yên ổn: Bảo vệ, giữ gìn, coi sóc. Trông(b): Mong: ngóng, hy vọng, chờ đợi. -VD: a) Ông Bảy là người trông trường. b) Bác tôi trông con về từ sáng đến giờ. => Từ “Trông” là một từ nhiều nghĩa.
  5. Từ Lành: có các nét nghĩa: (1) Không làm những điều ác cho người khác: hiền hậu, lương thiện (2) nguyên vẹn, không bị phá vỡ: nguyên vẹn, lành lặn (3) đã khỏi bệnh, khỏi vết thương: khỏi, bình phục.
  6. TIẾT 35. TỪ ĐỒNG NGHĨA II. CÁC LOẠI TỪ ĐỒNG NGHĨA: - Ví dụ 1: Rủ nhau xuống bể mò cua, Chim xanh ăn trái xoài xanh, Đem về nấu quả mơ chua Ăn no tắm mát đậu cành cây đa. trên rừng. 7
  7. Quả, trái: - Là bộ phận của cây do bầu nhụy phát triển thành (quả). Quả Trái (Cách gọi ở miền Bắc) (Cách gọi ở miền Nam) Từ toàn dân Từ địa phương - Nghĩa giống nhau - Không phân biệt sắc thái Từ đồng nghĩa -Thay thế cho nhau hoàn toàn
  8. Tiết 35. Từ đồng nghĩa Ví dụ: - Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng. - Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay. (Truyện cổ Cu-ba)
  9. Hi sinh, bỏ mạng Giống : đều chỉ cái chết Hi sinh Bỏ mạng Chết vì nghĩa vụ, lí tưởng Chết vô ích cao cả ( sắc thái kính trọng ( sắc thái khinh bỉ Khác nhau về sắc thái ý nghĩa Từ đồng nghĩa không hoàn toàn
  10. 1. Rủ nhau xuống bể mò cua 2.Chim xanh ăn tráixoài xanh Ăn no tắm mát đậu cành cây đa Đem về nấu Qu mơả chua trên rừng ( Trần Tuấn Khải ) ( Ca dao ) Quả Thay thế cho nhau được trái (sắc thái ý nghĩa không thay đổi) => Vì: Là từ đồng nghĩa hoàn toàn
  11. Tiết 35. TỪ ĐỒNG NGHĨA Hãy thay từ “bỏ mạng” bằng từ “hi sinh” và từ “hi sinh” bằng từ “bỏ mạng”? - Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng. hy sinh - Công chúa Ha-ba-na đã anh dũng hi sinh, thanh kiếm vẫn cần tay. (Truyện cổ Cu-ba) => Nghĩa của hai câu văn thay đổi vì hai từ “bỏ mạng” và “hi sinh” có sắc thái biểu cảm khác nhau.
  12. Tiết 35. TỪ ĐỒNG NGHĨA III. SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG NGHĨA : Ví dụ 2: Thảo luận nhóm 2 phút: Tại sao trong đoạn trích: “Chinh phụ ngâm khúc” lấy tiêu đề là: “Sau phút chia li” mà không phải là “Sau phút chia tay”? -Bởi vì: -“Chia tay” và “chia li” đều có nghĩa là rời nhau, mỗi người đi một nơi. Nhưng “chia tay” chỉ mang tính chất tạm thời thường sẽ gặp lại trong một tương lai gần. Còn “chia li” có nghĩa là chia tay lâu dài, thậm chí là không bao giờ gặp lại. Nên đoạn trích lấy tiêu đề là “ sau phút chia li” thì hay hơn vì từ “chia li” vừa mang sắc thái cổ xưa, vừa diễn tả được cái cảnh ngộ sầu bi của người phụ nữ khi tiễn chồng ra trận
  13. * Bài tập nhanh: Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ trong nhóm từ sau: - Mẹ: thân mẫu, má, mạ, u, bầm - Cha: thân phụ, tía, ba, thầy.
  14. Luyện tập: BT 1, 2, 3(115): Tìm các từ đồng nghĩa với các từ đã cho: ThuầnViệt Hán Việt Thuần Việt N.1 Hán Việt N.2 gan dạ can đảm chó biển hải cẩu nhà thơ thi sĩ đòi hỏi yêu cầu mổ xẻ phẫu thuật năm học niên khóa của cải Tài sản loài người nhân loại nước ngoài ngoại quốc thay mặt đại diện Từ toàn dân Từ địa phương Thuần Việt N.3 Ấn - Âu N.4 máy thu thanh ra-đi-ô vào vô Bố ba, tía sinh tố Vi-ta-min bát chén xe hơi ô-tô Mẹ má dương cầm pi-a-nô Thuyền ghe
  15. Luyện tập BT 4 (115). Hãy thay thế các từ in đậm trong các câu sau : Trao, mắng, phê bình, mất, tiễn, cười, qua đời, phàn nàn. 1. Món quà anh gửi, tôi đã 1. Món quà anh gửi, tôi đã đưa tận tay chị ấy rồi. trao tận tay chị ấy rồi. 2. Bố tôi đưa khách ra đến 2. Bố tôi tiễn khách ra đến cổng rồi mới trở về. cổng rồi mới trở về. 3. Cậu ấy gặp khó khăn một 3. Cậu ấy gặp khó khăn một tí đã kêu. tí đã phàn nàn. 4. Anh đừng làm như thế 4. Anh đừng làm như thế người ta mắng cho đấy. người ta nói cho đấy. 5. Cụ ốm nặng đã mất hôm 5. Cụ ốm nặng đã đi hôm qua rồi. qua rồi.
  16. Luyện tập BT 5/ Tr. 115): Phân biệt nghĩa của các từ đồng nghĩa sau: (1) Ăn , xơi, chén: Giống: Cùng chỉ hành động đưa thức ăn vào miệng nhai và nuốt. Khác: Ăn: sắc thái bình thường Xơi: kính trọng, lịch sự Chén: thân mật
  17. Luyện tập (2) Cho, tặng, biếu Biếu: Người trao vật có ngôi thứ thấp hơn hoặc ngang bằng người nhận, tỏ sự kính trọng. Tặng: Người trao vật không phân biệt ngôi thứ với người nhận vật được trao, thường để khen ngợi, khuyến khích, tỏ lòng quí mến. Cho: Người trao vật có ngôi thứ cao hơn hoặc ngang bằng kẹo người nhận.
  18. Luyện tập BT 6(116). Chọn từ thích hợp điền vào các câu sau: 1. Thế hệ mai sau sẽ được hưởng thành tích / thành quả của công cuộc đổi mới hôm nay. 2. Bọn địch ngoan cường / ngoan cố chống cự đã bị quân ta tiêu diệt. 3. Lao động là nghĩa vụ / nhiệm vụ thiêng liêng, là nguồn sống. 4. Giữ gìn / bảo vệ Tổ Quốc là sứ mệnh của quân đội.
  19. Bản đồ tư duy: Nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau 1. Khái niệm Từ đồng nghĩa 2. Phân loại 3. Cách sử dụng Đồng nghĩa Đồng nghĩa không hoàn toàn Cần lựa chọn từ đồng hoàn toàn nghĩa thể hiện đúng sắc thái biểu cảm Không phânbiệt Sắc thái nghĩa sắc thái nghĩa khác nhau
  20. Hướng dẫn về nhà * Bài cũ : - Học và nắm chắc kiến thức trong bài. - Tìm trong một số VB những cặp từ từ đồng nghĩa. * Bài mới: - Soạn bài : Cách lập dàn ý cho bài văn biểu cảm. - Đọc kĩ các đoạn văn trong SGK trang 117,118,119,120,121. - Tìm hiểu các đoạn văn theo định hướng sau: Đoạn văn Đối tượng biểu Tình cảm thể Cảm xúc của tác giả được gợi lên cảm hiện từ yếu tố nào? ( Thời điểm nào? Sự việc nào?) 1 2 3.1 4