Bài giảng Ngữ văn 7 - Những câu hát về tình cảm gia đình

ppt 15 trang minh70 3420
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Những câu hát về tình cảm gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_nhung_cau_hat_ve_tinh_cam_gia_dinh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Những câu hát về tình cảm gia đình

  1. Những câu hát về tình cảm gia đình I, Giới thiệu chung Từ xa đến nay, những câu hát ru ngọt ngào theo năm tháng cứ đọng lại cứ đọng lại mãi, nuôi dỡng tâm hồn chúng ta. Trong đó, những câu hát về tình cảm gia đình luôn giữ một vị trí quan trọng. Gia đình là cái nôi đầu tiên để trẻ thơ học hỏi và cũng là nơi cuối cùng con ngời ta muốn trở về sau biết bao mệt mỏi, u phiền ngoài xã hội. Tình cảm giữa ông bà, cha mẹ, anh chị em và con cháu là thứ tình cảm huyết thống thiêng liêng nhất nâng đỡ tâm hồn con ngời, để mỗi chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn
  2. II, Những câu hát về tình cảm gia đình 1. Công cha nh núi ngất trời Nghĩa mẹ nh nớc ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Cấu trúc A nh B Công cha nh Núi ngất trời Nghĩa mẹ Nớc ở ngoài biển Đông
  3. Câu ca dao sử dụng nghệ thuật so sánh, ngợi ca công lao sinh thành, dỡng dục của cha mẹ. Công cha đợc ví với chiều cao không cùng - “núi ngất trời”, nghĩa mẹ đợc tả với chiều rộng vô biên của - “nớc ngoài biển Đông”, chiều nào cũng tận, nh công lao của cha mẹ không gì đo đếm đợc. 2 câu đầu là lời ngợi ca công lao cha mẹ, 2 câu sau là lời nhắn nhủ cho những ngời con phải ý thức đền đáp công ơn sinh thành ấy. Phận làm con phải đặt chữ hiếu làm đầu, nghĩa là phải kính cha yêu mẹ và sống sao cho xứng đáng với công ơn trời bể của cha mẹ, của chín chữ cù lao.
  4. Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Chín chữ cù lao Sinh (đẻ) Cúc (nâng đỡ) Phủ ( vuốt ve) Súc ( cho bú, cho ăn) Trởng (nuôi cho lớn) Dục (dạy dỗ) Cố ( trông nom, đoái hoài) Phục ( theo dõi tính tình mà uốn nắn) Phúc ( che chở)
  5. “Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”, bởi công lao cha mẹ chăm nuôi con vất vả nhiều bề. Chín chữ cù lao mà con phải nhớ là một cách thể hiện tấm lòng thành kính, mến yêu cha mẹ của con cái. Không chỉ vậy, làm con phải hiếu thảo với cha bằng chính những hành động cụ thể của mình, phải chăm lo báo hiếu với cha mẹ - đó mới là tấm lòng hiếu thảo của phận làm con. Em hãy tìm những câu ca dao khác kể về công lao cha mẹ
  6. Ơn cha nặng lắm ai ơi Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cu mang.
  7. Nhà em có vại cà đầy Có ao rau muống có đầy chum tơng Dù không mĩ vị cao lơng Trên thờ cha mẹ dới nhờng anh em Một nhà vui vẻ êm đềm Đói no tùy cảnh không luồn lụy ai Ba năm bú mớm con thơ Kể công cha mẹ biết cơ ngần nào Dạy rằng chín chữ cù lao Bể sâu không ví trời cao không bì Anh ơi em bảo anh này Công cha nghĩa mẹ cao dày chớ quên. Gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năm canh dài mẹ thức cả năm
  8. 2. Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Câu ca dao thể hiện tâm trạng sầu thơng, buồn nhớ quê nhà của ngời phụ nữ lấy chồng xa. Yếu tố thời gian, không gian, và hành động nào của cô gái thể hiện tâm trạng ây?
  9. Thời gian “chiều chiều” Buổi chiều là thời gian gợi buồn. Nhịp “chiều chiều” gợi tả sự đều đặn đến khắc khoải của thời gian. Ngời con gái mỗi khi nhớ đến quê nhà phơng xa lại nao nao một nỗi buồn, hết ngày này qua ngày khác vẫn mang nặng một nỗi buồn khôn nguôi. Không gian: đứng ở ngõ sau/ trông về quê mẹ Ngời con gái lấy chồng xa nh cố nén nỗi nhớ nhà. “Ngõ sau” nh một góc khuất của tâm hồn, cô gái hớng cả tấm lòng, tình cảm của mình về quê nhà - nơi có những ngời thân yêu, ruột thịt. Khoảng cách xa vời càng tăng thêm nỗi nhớ khắc khoải
  10. Bài ca dao thể hiện một cách sâu lắng và xót xa tâm trạng nhớ quê hơng, gia đình của một ngời con gái lấy chồng xa. Xa nơi chôn rau cắt rốn, xa những ngời thân yêu, ngời con gái nhớ thơng vô cùng. Mỗi chiều, cô ra ngóng về quê, hớng cả lòng mình về nơi thân yêu ấy. Thế nhng, tất cả cứ xa vời. Khoảng cách xa vời là điều không tởng, cô chỉ biết hi vọng rồi lại thất vọng, nhng cũng không ngừng hi vọng.Từ nỗi nhớ trở thành nỗi đau là cả một chặng đờng, cả một khoảng thời gian vô tận
  11. 3. Ngó lên nuộc lạt mái nhà, Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu. Câu ca dao diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Cái hay của cách diễn tả tình cảm ấy ở đâu?
  12. Cặp từ so sánh: “bao nhiêu - bấy nhiêu” thể hiện sự tơng đồng, tăng cấp. Nuộc lạt mái nhà làm sao có thể đo đếm cũng giống nh tấm lòng nhớ thơng yêu kính của con cháu trong gia đình đối với ông bà không thể đếm đợc. Theo em bổn phận của ngời con,ngời cháu trong gia đình phải làm gì để đền đáp công ơn sinh thành, dỡng dụa của ông bà cha mẹ? Em đã làm đợc những gì?
  13. 4, Anh em nào phải ngời xa Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân Yêu nhau nh thể tay chân Anh em hòa thuận hai thân vui vầy Trong một gia đình, anh chị em là những ngời ruột thịt gần gũi nhau nhất.Sự hòa thuận, thơng yêu, đùm bọc nhau giữa những ngời con trong gia đình là niềm vui, hạnh phúc của cha mẹ. Anh chị em phải gắn bó với nhau nh chân liền với tay trên cùng một cơ thể, không thể tách rời. Đó chính là yếu tố giúp cho gia đình hòa thuận, hạnh phúc.
  14. Kể tên những câu ca dao khác cùng nói về tình cảm anh em trong gia đình mà em biết? Ngời dng có ngãi thì đãi ngời dng Anh em vô ngãi thì đừng anh em Đắng cay vẫn thể ruột rà Dù xa, xa lắm vẫn là anh em. Em khôn cũng là em chị Chị dại cũng là chị em.
  15. III, Kết luận chung Ca dao dân ca bao đời nay vẫn chảy mãi những khúc hát thiết tha, ngọt ngào ngợi ca về tình cảm thiêng liêng trong gia đình. Bằng nghệ thuật so sánh, ngôn ngữ , hình ảnh giản dị và những âm điệu nhẹ ngàng êm ái nh những lời ru, mỗi câu ca đã để lại trong lòng ngời tình cảm sâu lắng, những bài học chan chứa nghĩa tình, giàu tính nhân văn.