Bài giảng Ngữ văn 7 - Ôn tập các kĩ năng đọc – Hiểu thơ trữ tình

pptx 44 trang minh70 3370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Ôn tập các kĩ năng đọc – Hiểu thơ trữ tình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_7_on_tap_cac_ki_nang_doc_hieu_tho_tru_tinh.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Ôn tập các kĩ năng đọc – Hiểu thơ trữ tình

  1. BÀI GIẢNG ÔN TẬP CÁC KĨ NĂNG ĐỌC – HIỂU THƠ TRỮ TÌNH LỚP 7 Giáo viên: Lê Thị Dung Trường THCS Trần Mai Ninh Thành phố Thanh Hoá
  2. Định hướng chung. Kiến thức cần nắm: + Về tác giả: - Họ tên , bút danh (nếu có). - Năm sinh, năm mất. - Những nét chính về cuộc đời sự nghiệp (quê quán , gia đình, thời đại tác giả sống) - Phong cách nghệ thuật. - Một số tác phẩm tiêu biểu. + Về tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác. - Thể loại. - Phương thức biểu đạt. - Giá trị nội dung. - Giá trị nghệ thuật.
  3. LƯU Ý Đối với tác phẩm văn xuôi thường chú ý tìm hiểu: -Cốt truyện. -Nhân vật. -Tình huống. -Ngôn ngữ . Đối với tác phẩm thơ trữ tình thường chú ý tìm hiểu: -Nhân vật trữ tình. -Mạch cảm xúc. -Các yếu tố nghệ thuật như ngôn từ, hình ảnh,các biện pháp tu từ
  4. Ca dao, dân ca - Những câu hát về tình cảm gia đình. - Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước. - Những câu hát than thân. - Những câu hát châm biếm.
  5. Chủ đề: ) nhietjCa nqnngnng dao, dân ca Văn bản: Những câu hát về tình cảm gia đình Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
  6. Chủ đề nhietjCa nqnngnng dao, dân ca Văn bản: Những câu hát về tình cảm gia đình Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! => Là lời của người mẹ ru con, nói với con. => Là lời của ông bà, cha mẹ, cô bác nói với con cháu hoặc của anh em ruột thịt nói với nhau.
  7. Chủ đề nhietjCa nqnngnng dao , dân ca Văn bản: Những câu hát về tình cảm gia đình - Nghệ thuật: Công cha như núi ngất trời, + Hình ảnh so sánh đặc sắc. Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. + Từ láy: mênh mông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! + Điệp từ: núi, biển. + Thể thơ lục bát, giọng điệu ngọt ngào của điệu hát ru. - Nội dung: Ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái và bổn phận trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ.
  8. Bài 2: Thương thay thân phận con tằm, Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ. Thương thay lũ kiến li ti, Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi. Thương thay hạc lánh đường mây, Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi. ThươngThương thaythay con cuốc giữ trời, Dầu kêu ra máu biết người nào nghe. + Cụm từ “Thương thay ” → điệp ngữ, thương cảm cho mình, cho người. + Sử dụng câu hỏi tu từ. + Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ.
  9. HÌNH ẢNH ẨN DỤ CỤ THỂ Con tằm Con kiến Con hạc Con cuốc Thương cho Thương cho Thương cho Thương nỗi khổ của thân phận cho thân cuộc đời những thân phiêu bạt,lận thấp cổ bé phận suốt phận nhỏ đận và những họng, có nỗi đời bị kẻ nhoi suốt đời cố gắng vô khổ đau oan xuôi ngược khác bòn vọng của trái không rút sức vất vả làm người lao được lẽ công lực. lụng mà vẫn động bằng nào soi nghèo khó. tỏ
  10. Lưu ý khi đọc- hiểu ca dao. -Ca dao thuộc là trữ tình dân gian với những đặc trưng thể loại riêng: + Tồn tại và lưu hành bằng phương thức truyền miệng. +Biểu hiện những tình cảm nguyện vọng tha thiết cảm động của quần chúng nhân dân lao động. Vốn là phần lời của dân ca nên tính nhạc vẫn rất rõ. +Ngôn ngữ đậm đà bản sắc dân tộc (có tính vùng miền địa phươngcao). Giản dị chân thực hồn nhiên gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động. +Thể thơ : thường sử dụng thể lục bát hoặc biến thể của lục bát (song thất lục bát). Nhịp đọc thường: 2/2/2 và 2/4/2. +Thủ pháp nghệ thuật chủ yếu: so sánh,ẩn dụ,nhân hóa, thậm xưng +Phô diễn tình ý thường theo các lối: Phú (diễn tả tình ý trực tiếp); Tỉ(so sánh kín đáo/ngầm); Hứng( đối cảnh sinh tình).
  11. Lưu ý khi đọc- hiểu ca dao. - Đọc / hiểu ca dao cần vận dụng những đặc điểm nổi bật trên để đặt câu hỏi tìm hiểu như: + Bài ca dao là lời của ai ? Nói với ai ? > Tìm nhân vật trữ tính và đối tượng hướng tới. +Nói cái gì(điều gì?) > nội dung cơ bản. +Nói như thế nào >Nghệ thuật đặc sắc
  12. Thơ trung đại Việt Nam -Sông núi nước Nam- Lý Thường Kiệt (tương truyền). -Phò giá về kinh- Trần Quang Khải -Bài ca Côn Sơn- Nguyễn Trãi -Sau phút chia li - Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm -Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra -Trần Nhân Tông -Bánh trôi nước -Hồ Xuân Hương -Qua đèo Ngang –Bà huyện Thanh Quan -Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến .
  13. Ví dụ 1: Vai trò của văn học sử như thế nào trong đọc hiểu thơ trung đại?
  14. PHIÊN ÂM Đoạt sáo Chương Dương độ Cầm Hồ Hàm Tử quan. Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang san. DỊCH THƠ Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù. Thái bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu.
  15. Trình bày những hiểu biết của em về tác giả t và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Phò giá về kinh”.
  16. 1/ Tác giả : Trần Quang Khải (1241-1294), ông có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần hai và lần ba. 2/ Hoàn cảnh sáng tác: - Bài thơ được làm lúc Trần Quang Khải đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) ngay sau chiến thắng Chương Dương - Hàm Tử và giải phóng kinh đô 1285.
  17. - Sông núi nước Nam: Năm 1077 quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy sang xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh ở phòng tuyến sông Như Nguyệt( một khúc của sông Cầu, nay thuộc huyện Yên Phong Bắc Ninh), bỗng một hôm quân sĩ chợt nghe trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát- hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục- được tôn là thần sông Như Nguyệt có tiếng ngâm bài thơ này. - Phò giá về Kinh: Bài thơ được làm lúc Trần Quang Khải đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) ngay sau chiến thắng Chương- Dương Hàm Tử và giải phóng kinh đô 1285.
  18. - Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra: Trần Nhân Tông viết khi ông về thăm quê cũ ở Thiên Trường (Nam Định ngày nay). - Bài ca Côn Sơn: Nhiều khả năng sáng tác trong thời gian Nguyễn Trãi bị chèn ép đành phải cáo quan về sống ẩn dật ở Côn Sơn(Chí Linh Hà Tây ). - Qua đèo Ngang : Được sáng tác khi Bà Huyện Thanh Quan vào cung đình Huế nhậm chức theo lệnh của vua Minh Mạng dừng chân ở chốn đèo Ngang( con đèo thuộc dãy Hoành Sơn, một nhánh của dãy Trường Sơn chạy thẳng ra biển, phân chia địa giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
  19. Ví dụ 2: Đi vào tìm hiểu cụ thể một bài thơ ngũ ngôn Đường luật ?
  20. PHIÊN ÂM Đoạt sáo Chương Dương độ Cầm Hồ Hàm Tử quan. Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang san. DỊCH THƠ Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù. Thái bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu.
  21. Xác định thể thơ của bài “Phò giá về kinh” (số câu, số tiếng, luật thơ, cách hiệp vần)
  22. Thể thơ : ngũ ngôn tứ tuyệt : - Bài thơ có 4 câu. - Mỗi câu 5 chữ. - Gieo vần chân – cuối câu 2,4.
  23. Em có nhận xét gì về trật tự cú pháp và giọng điệu trong hai câu thơ này?
  24. ❖Hai câu thơ đầu: Đảo trật tự cú pháp (Vị ngữ - Chủ ngữ)> nhấn mạnh ý thể hiện niềm hào sảng.  Hào khí chiến thắng của dân tộc
  25. Theo em, tác giả muốn gửi gắm ý tưởng, suy nghĩ gì qua hai câu thơ cuối?
  26. ❖Hai câu thơ sau: Lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của dân tộc
  27. Theo em, ý nghĩa và cảm xúc chủ đạo của bài thơ “Phò giá về kinh” như thế nào?
  28. Bài thơ “Phò giá về kinh” đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
  29. Ví dụ 3: Tìm hiểu bố cục bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật thế nào?
  30. Qua ®Ìo ngang (Bµ HuyÖn Thanh Quan) Böôùc tôùi Ñeøo Ngang, boùng xeá taø , Ñeà Thaát ngoân baùt cuù Ñöôøng Coû caây chen ñaù, laù chen hoa. luaät Lom khom döôùi nuùi, tieàu vaøi chuù, Boá cuïc: 4 phaàn Thöïc Ñoái Laùc ñaùc beân soâng, chôï maáy nhaøø . Ñeà – Thöïc – Luaän - Keát ÑoáiLuận Nhôù nöôùc ñau loøng, con quoác quoác Thöông nhaø moûi mieäng, caùi gia gia. Döøng chaân ñöùng laïi, trôøi, non, nöôùc, Keát Moät maûnh tình rieâng, ta vôùi ta.
  31. Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến) Đã bấy lâu nay, bác tới nhà, Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây, ta với ta.
  32. Câu 1: Cảm xúc vui mừng của nhà thơ khi bạn tới chơi nhà. Bạn đến 6 câu tiếp: Hoàn cảnh đặc biệt, chơi nhà chẳng có gì tiếp đãi bạn của nhà (Nguyễn thơ. Khuyến) Câu kết: Khẳng định tình bạn đậm đà, thắm thiết, vượt lên trên mọi thứ vật chất đời thường.
  33. Ví dụ 4: Tìm hiểu bài thơ thất ngôn tứ tuyệt (đa nghĩa) Đường luật thế nào?
  34. Văn bản: Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật.
  35. Văn bản: Hình ảnh bánh trôi nước: - Màu sắc: trắng - Hình dáng: tròn - Đặc điểm – tính chất: + Bảy nổi ba chìm trong nước + Rắn hoặc nát phụ thuộc vào tay người làm + Chất lượng: ngon ngọt không thay đổi
  36. Văn bản: Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước: - Hình thể: “vừa trắng vừa tròn” → Vẻ đẹp tròn đầy, hoàn hảo - Thân phận: + “Bảy nổi ba chìm” → Lận đận, bấp bênh, vất vả, truân chuyên + “Rắn nát mặc dầu” → Phụ thuộc và cam chịu - Phẩm chất: “vẫn giữ tấm lòng son” → Son sắt, thủy chung
  37. Ví dụ 5: Thế nào là “nhãn tự”,“ý tại ngôn ngoại trong thơ trung đại?
  38. So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” * Giống nhau: - Cùng hình thức ngữ âm. - Đều dùng để kết thúc bài thơ. * Khác nhau: Qua Đèo Ngang Bạn đến chơi nhà (Bà Huyện Thanh Quan) (Nguyễn Khuyến) - Chỉ một mình nhà thơ - Chỉ nhà thơ - Chỉ bạn của nhà thơ - Dùng để nói về cái ”tôi” - Dùng một âm ”ta” để nói về hai riêng lẻ, thầm kín buồn lặng người: nhà thơ và bạn, tác giả đã ca của chính nhà thơ. Qua đó thể ngợi một tình bạn gắn bó, đậm đà, hiện nỗi cô đơn tuyệt đối của thắm thiết vượt lên trên tất cả mọi thử nhà thơ trước cảnh vật và thách tầm thường. Qua đó còn thể cuộc đời. hiện niềm vui trọn vẹn của nhà thơ khi có một tình bạn đẹp, có một người bạn tâm đầu ý hợp.
  39. Lưu ý: Thơ trung đại Việt Nam là mảng thơ trũ tình có nhiều giá trị song đọc - hiểu là khó. Cần : - Đọc thuộc và nắm chắc nghĩa các văn bản đã học (cả nguyên tác và bản dịch). - Nắm được cơ bản đặc trưng thể loại thơ trung đại: + Quan niệm “Văn dĩ tải đạo”: văn chương phải chuyên chở đạo lí. + Tính giáo huấn, bác học cao quí, trang nhã. +Tính ước lệ tượng trưng,quy phạm. + Cách biểu hiện: gợi mà không tả,hòa quyện giữa thi nhạc và họa (thi trung hữu họa). + Ngôn ngữ có khả năng diễn đạt tinh tế trong khuôn khổ thơ Đường luật. + Một số thể thơ đặc trưng: ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú. với niêm luật chặt chẽ tạo nên những bài thơ hay thể hiện tài năng của các tác giả trung đại.
  40. THƠ HIỆN ĐẠI - Cảnh khuya và Rằm tháng giêng - Hồ Chí Minh. - Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh.
  41. Lưu ý: 1, Nắm vững phong cách thơ Hồ chí Minh: Một phong cách thơ ca đa dạng vừa cổ điển vừa hiện đại. +Thuộc lòng hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng + Hoàn cảnh ra đời của hai bài thơ: + Hai bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên ,tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng của Bác cũng qua đó chúng ta thấy được phong thái ung dung lạc quan, luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của Người. 2, Học thuộc bài “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh. Nắm được phong cách thơ đầy nữ tinh biểu lộ những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống, gia đình và cuộc sống hàng ngày giọng thơ chân thành, tha thiết và đằm thắm.
  42. Bài tập về nhà - Thuộc các bài thơ đã học. - Viết các đoạn văn nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ về các bài đã học. - Trong số các bài thơ đã học em thích những bài nào? Vì sao?
  43. Chào tạm biệt các em. Hẹn gặp lại!