Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 1: Bánh trôi nước

ppt 32 trang minh70 8480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 1: Bánh trôi nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_tiet_1_banh_troi_nuoc.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 1: Bánh trôi nước

  1. 1.Tác giả - Hồ Xuân Hương lai lịch chưa rõ, bà sống vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ 18 – nửa đầu thế kỉ 19. - Nữ sĩ tài hoa trong lịch sử thơ ca. - Được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”.
  2. 1. Cuộc đời :Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong lịch sử văn học dân tộc. Đối với người Việt Nam, tên tuổi của Hồ Xuân Hương quen thuộc không kém bất cứ một nhà thơ nào. Đáng tiếc là về cuộc đời của nữ sĩ, chúng ta được biết quá ít. Tiểu sử của Hồ Xuân Hương đến nay vẫn còn nhiều điểm gây tranh cãi. Thậm chí có một vài ý kiến còn cho rằng những bài thơ được xem là của Hồ Xuân Hương hiện nay do nhiều người sáng tác, nghĩa là không có ai thực sự là Hồ Xuân Hương. "Bà Chúa thơ Nôm" là “con của Hồ Phi Diễn (1706-1783), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An và một người thiếp quê ở Hải Dương” Năm sinh, năm mất, thân thế, cuộc đời, và thơ văn của bà đến nay vẫn còn vướng mắc nhiều nghi vấn. Ta chỉ biết bà sống vào thời Lê mạt Nguyễn sơ, người cùng thời với Nguyễn Du (1765-1820), Phạm Đình Hổ (tức Chiêu Hổ, 1768-1839). ( theo thống kê của nhiều tài liệu). Bà xuất thân trong một gia đình phong kiến suy tàn, song hoàn cảnh cuộc sống đã giúp nữ sĩ có điều kiện sống gần gũi với quần chúng lao động nghèo, lăn lộn và tiếp xúc nhiều với những người phụ nữ bị áp bức trong xã hội. Bà là một phụ nữ thông minh, có học nhưng học hành cũng không được nhiều lắm, bà giao du rộng rãi với bạn bè nhất là đối với những bạn bè ở làng thơ văn, các nhà nho. Nữ sĩ còn là người từng đi du lãm nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước. Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại có nhiều bất hạnh. Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn mà đến hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc. (Nhưng theo tài liệu của GS Hoàng Xuân Hãn và ông Lê Xuân Giáo thì nữ sĩ có tới 3 đời chồng chứ không phải hai: Tổng Cóc, Ông Phủ Vĩnh Tường, và cuối cùng là quan Tham hiệp trấn Yên Quảng Trần Phúc Hiến). Có thể thấy Hồ Xuân Hương không phải là một phụ nữ bình thường của thời phong kiến mà bà đã có một cuộc sống đầy sóng gió.
  3. 2. Sự nghiệp sáng tác:Hồ Xuân Hương là nhà thơ Nôm nổi tiếng. Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam, “là nhà thơ độc đáo có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc” Các tác phẩm của bà đã bị mất nhiều, đến nay còn lưu truyền chủ yếu là những bài thơ chữ Nôm truyền miệng. Lưu Hương Kí là tập thơ có nội dung tình yêu gia đình, đất nước, nó không thể hiện rõ cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương, cho nên, việc nghiên cứu giá trị thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu được thực hiện trên những bài thơ Nôm truyền tụng của bà. Cách tả cảnh, tả tình, cách dùng từ trong thơ Nôm của bà có một không hai, vô cùng sống động và đặc sắc. X.Diệu đánh giá thơ Hồ X.Hương là "tót vời của nguồn thơ nôm na bình dân". Xuân Hương là một nữ sĩ có thiên tài và giàu tình cảm, nhưng “vì số phận hẩm hiu, thân thế long đong, nên trong thơ của bà hoặc có ý lẳng lơ, hoặc có giọng mỉa mai, nhưng bài nào cũng chứa chan tình tự” Thơ Xuân Hương cũng rắc rối, phức tạp như chính cuộc đời bà. Số bài thơ còn lại cho đến nay chủ yếu nhờ vào sự lưu truyền, bảo vệ của nhân dân nên có nhiều dị bản. Số thơ Nôm lâu nay được coi là của nữ sĩ khoảng năm mươi bài. Ðây là tập thơ Nôm luật Ðường xuất sắc của nền văn học dân tộc (Tập thơ Xuân Hương thi tập) Ngoài tập thơ này còn có tập thơ Lưu Hương ký mang bút danh của nữ sĩ do ông Trần Thanh Mại phát hiện vào năm 1964 gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ Nôm. Với một nghệ thuật điêu luyện, nhà thơ viết về tâm sự và những mối tình của mình với những người bạn trai. Có thế nói “Sự nghiệp của Hồ Xuân Hương là ngọn hải đăng” như lời đề tựa thứ hai của tuyển tập Hồ Xuân Hương bằng tiếng Pháp.
  4. Vịnh cái quạt Một lỗ xâu xâu mới cũng vừa Duyên em dính dán tự ngàn xưa Chành ra ba góc da còn thiếu Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa Mát mặt anh hùng khi tắt gió Che đầu quân tử lúc sa mưa Nâng niu ướm hỏi người trong trướng: “Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?” ==> Đại ý bài thơ: Thơ của Hồ Xuân Hương luôn có nhiều hàm ý, với bài thơ này theo tôi hiểu chung đây là bài thơ miêu tả về về đẹp của người phụ nữ. Nhưng cũng có thể theo Hồ Xuân Hương ý nghĩa trong những bài thơ này là ý khác. Hoặc bà chỉ đơn giản miêu tả cái quạt giấy gấp mà thôi . Nếu đã không thể tìm câu trả lời chính xác từ chính chủ, thôi thì ta đơn giản cứ tin những gì mình nghĩ, cảm nhận cái đẹp theo cách mà ta cảm nhận vậy.
  5. Cảnh thu Thánh thót tầu tiêu mấy hạt mưa, Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ, Xanh ôm cổ thụ tròn xoe tán, Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ. Bầu dốc giang sơn say chấp rượu. Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ. Ơ hay, cánh cương ưa người nhỉ, Ai thấy, ai mà chẳng ngẩn ngơ. ==>Ý nghĩa bài thơ theo tôi có hiểu theo nghĩa đơn giản đó là: Cảnh thu tiêu sơ, ngoạn mục, tuyệt vời. Những giọt mưa rơi giữa trời không ngớt, từng giọt, từng giọt đổ xuống từ tàu lá chuối. Dù có bút thần đi chăng nữa cũng không thể nào vẽ lên được cũng không thể nào vẽ lên được cái phong cảnh có chút đượm buồn, đơn sơ ấy. Qua hai câu tiếp theo đường nét màu sắc của bức tranh có chút thay đổi. Đó là màu sắc tốt tươi, xanh tốt của cây cổ thụ với tán cây thật tròn. Đó là con sông êm ả lặng lờ trôi, phản chiếu xuống dòng sông là màu trắng của mây trời, trôi mãi. Sang đoạn tiếp, ý hiểu là người đã chếnh choáng say, cho dù đã có tửu lượng trong người, đã cạn hết bầu rượu bầu dốc, nhưng trước cảnh sắc của thiên nhiên vẫn muốn chấp rượu. Người say không chỉ vì say rượu mà say còn bởi vì cảnh đẹp của giang sơn.
  6. Thơ tự tình Tiếng gà xao xác gáy trên vòm Oán hận trông ra khắp mọi chòm Mõ thảm không khua mà cũng cốc Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ Sau hận vì duyên để mõm mòm Tài tử văn nhân ai đó tá Thân này đâu đã chịu già tom. ==>Đại ý bài thơ: Tự Tình lại là một bài thơ hay khác nói về cảm xúc đặc biệt trong lòng cho mỗi người đọc. Nó mang những điều đặc biệt và trong những hình ảnh nói về về một đất nước thái bình, người phụ nữ không phải chịu những đau đớn và tình duyên ngang trái lỡ làng nữa. Điều đó cũng mang đậm những hình ảnh thơ và những hình tượng sâu sắc về một sắc thái nhẹ nhàng, những cảm xúc về sự phẫn uất và cả những sự đồng cảm riêng về con người. Một khát khao lớn về hạnh phúc của tác giả mà khiến ai cũng mong nhớ, khát khao có một cuộc tình ấm nồng, đầy cảm xúc hình tượng thơ dạt dào và lay chuyển tâm hồn người đọc. Ở đây hình tượng thơ của bà đã mang những nỗi nhớ miên man, sâu sắc vào cho tâm thần của mỗi con người.
  7. 2.Văn bản -Đọc BÁNH TRÔI NƯỚC Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
  8. 2.Văn bản ?Nêu vài nét về tác phẩm(phương thức biểu đạt, thể thơ, đề tài, bố cục)? -PTBĐ : Miêu tả + Biểu cảm -Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt ( bốn câu bảy chữ ) – viết bằng chữ Nôm -Đề tài : Người phụ nữ -Kiểu thơ : Thơ vịnh vật -Bố cục : Bốn phần ( khai – thưà – luận- kết ) Hoặc Bố cục 2 phần
  9. *Thơ vịnh vật : +Vịnh cái quạt +Vịnh quả mít +Vịnh con ốc nhồi +Vịnh đánh đu => Tả, kể về đối tượng được vịnh. Nhằm ký thác tâm tình => Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo của Hồ Xuân Hương.
  10. Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non II. Tìm hiểu văn bản: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. - Nghĩa tả thực bánh trôi nước ?Bài thơ Bánh trôi nước Có hai có mấy nghĩa? nghĩa - Nghĩa ẩn dụ: nói về thân phận, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa.
  11. 1.Hình ảnh chiếc bánh trôi -Hình dáng: tròn -Màu sắc : trắng -Thuộc bánh trần được làm từ nguyên liệu bột nếp. -Có nhân bên trong : bằng đường phên, màu nâu đỏ. -Khi luộc : bánh sống chìm, bánh chín nổi trong nước sôi. ->Tả thực chiếc bánh trôi mang màu trắng của bột nếp, có hình tròn, xinh xắn, khi nấu chín bánh sẽ nổi lên.
  12. Bánh trôi nước Chè trôi nước
  13. - Cách làm: Pha nhào bột, “rắn-“nát” tuỳ kinh nghiệm của người làm bánh. -> Vẻ đẹp bên ngoài có thể thay đổi. -Chất lượng: Bánh chín nhân đường phên đỏ tươi, không chảy nước, ngon ngọt. -> Cách làm bánh có thể thay đổi nhưng bên trong vẫn ngọt, vẫn thơm.
  14. PHẦN 2 : Hình ảnh người phụ nữ
  15. Thân em như cách hoa sen, Anh như bèo bọt chẳng chen được vào. Lạy trời cho đổ mưa rào, Sen kia chìm xuống, bèo trèo lên trên Thân em như cái sạp vàng Anh như chiếu rách bị làng bỏ quên Lạy trời cho gió nổi lên Cho manh chiếu rách trải trên sạp vàng Thân em như hạc đầu đình, Muốn bay không cất nổi mình mà bay. Thân em như lọn nhang trầm, Có cha không mẹ muôn phần cậy anh.
  16. a.Vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ: vừa trắng lại vừa tròn ->xinh xắn, đầy đặn, phúc hậu. => Nghệ thuật dùng từ thật khéo léo, người phụ nữ tự hào về vẻ đẹp của mình, giới thiệu về nhan sắc của mình một cách mạnh bạo, tự tin; vẻ đẹp trong trắng, tinh khiết.
  17. b. Thân phận:“Bảy nổi ba chìm” -> đảo thành ngữ => liên tưởng đến sự long đong, vất vả của con người. => Số phận, cuộc đời của người phụ nữ bấp bênh, chìm nổi, phụ thuộc vào người khác. GV:-Số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, sống lệ thuộc, họ không có quyền quyết định cuộc đời mình.
  18. c,.Phẩm chất:-Hai từ “mặc dầu”, “mà em” ở hai câu thơ có cấu trúc liền mạch tạo nghĩa đối lập rất ấn tượng => sự cố gắng vươn lên để tự khẳng định mình, chiến thắng hoàn cảnh. GV:Số phận bất hạnh, sống lệ thuộc nhưng họ vẫn cố vươn lên để khẳng định mình, chiến thắng hoàn cảnh.
  19. -Tấm gương son sắc, thủy chung là bất biến trong mọi hoàn cảnh => là tuyên ngôn cho người phụ nữ trong xã hội. GV:Trong xã hội chúng ta ngày nay (nam nữ bình quyền), phụ nữ làm chủ cuộc sống, được tự do lấy người mình yêu thương , nhiều người giữ những chức vị cao trong xã hội .
  20. Nét độc đáo của bài thơ là sự tương đồng rất tài tình giữa nghĩa tả thực bánh trôi Vẻ đẹp độc đáo của nước và ý nghĩa tượng trưng về thân phận bài thơ thể hiện ở hai người phụ nữ trên nhiều phương diện: nét nghĩa. Trong hai hình dáng, màu sắc, sự chìm nổi, chính nét nghĩa đó, nghĩa vì thế nghĩa thứ hai (nghĩa ẩn dụ) quyết nào quyết định giá trị định giá trị của bài thơ. Nếu chỉ tả cái của bài thơ ? Vì sao? bánh thì bài thơ chỉ là bài vịnh vật, không có gì sâu sắc. Nhưng nhờ nét nghĩa thứ hai, nhờ nói đến hình ảnh, số phận, phẩm chất, của người phụ nữ mà bài thơ trở nên độc đáo về mặt nội dung cũng như nghệ thuật. Đó chính là nét đa nghĩa trong văn thơ.
  21. Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn III. Tổng kết: Mà em vẫn giữ tấm lòng son. 1. Nghệ thuật: -Ẩn dụ, đảo thành ngữ, đối, điệp từ, quan hệ từ. -Kết cấu chặt chẽ, độc đáo. -Ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu. Nghệ thuật góp phần làm nên giá trị của bài thơ là gì?
  22. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: -Ẩn dụ, đảo thành ngữ, đối, điệp từ, quan hệ từ. -Kết cấu chặt chẽ, độc đáo. -Ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu. 2. Nội dung: -Vẻ đẹp, phong cách cao quý của người phụ nữ trong xã hội xưa với cuộc Hãy nêu nội dung của sống chìm nổi, bấp bênh. bài thơ? -Phản kháng, tố cáo xã hội.
  23. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: -Ẩn dụ, đảo thành ngữ, đối, Với ngôn ngữ bình dị, bài thơ điệp từ, quan hệ từ. Bánh trôi nước cho thấy Hồ -Kết cấu chặt chẽ, độc đáo. Xuân Hương vừa rất trân -Ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu. trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong 2. Nội dung: trắng, son sắt của người phụ -Vẻ đẹp, phong cách cao nữ Việt Nam ngày xưa, vừa quý của người phụ nữ cảm thương cho thân phận trong xã hội xưa với cuộc chìm nổi của họ sống chìm nổi, bấp bênh. -Phản kháng, tố cáo xã hội.