Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 100: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích và cách làm bài văn lập luận giải thích

pptx 30 trang minh70 6740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 100: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích và cách làm bài văn lập luận giải thích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_7_tiet_100_tim_hieu_chung_ve_phep_lap_luan.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 100: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích và cách làm bài văn lập luận giải thích

  1. Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh Mục đích: SƠ ĐỒ TƯ DUY Mục đích: - Chứng tỏ - Làm sáng tỏ một điều gì một luận điểm đó là đáng tin PHƯƠNG Trong đời PHÁP LẬP Trong Văn LUẬN sống CHỨNG nghị luận MINH Phương pháp: Phương pháp: -Dùng lý lẽ, dẫn - Dùng chứng chứng (chọn lọc, cớ xác thực tiêu biểu)
  2. Tiết: 100
  3. I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - HS nắm được mục đích và phương pháp giải thích - HS biết được các bước làm bài văn lập luận giải thích. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn bài và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích. 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn luyện các kĩ năng làm TLV nói chung và làm văn nghị luận giải thích nói riêng.
  4. I. Mục đích và phương pháp giải thích. 1. Mục đích giải thích trong đời sống và giải thích trong văn nghị luận. a.Trong đời sống: làm hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực. b. Trong văn nghị luận:: l àm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lý, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
  5. 2. Phương pháp giải thích trong văn nghị luận. a. Xét văn bản: Lòng khiêm tốn (SGK trang 70-71)
  6. Lòng khiêm tốn Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật. Điều quan trọng của khiêm tốn là chính nó đã tự nâng cao giá trị cá nhân của con người trong xã hội. Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa. Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người. Vậy khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng, nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trước người khác. Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi thêm nhiều hơn nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách học hỏi thêm nữa. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giời chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên con đường đời. ( Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế )
  7. 2. Phương pháp giải thích trong văn nghịluận. a. Ví dụ: Đọc văn bản Lòng khiêm tốn (SGK trang 70-71) b. Nhận xét: - Vấn đề nghị luận: Bài văn giải thích thế nào là khiêm tốn? - Bài văn đã dùng nhiều lý lẽ để giải thích: + Trả lời câu hỏi: Khiêm tốn là gì? + Nêu ra những biểu hiện của tính khiêm tốn. + Giải thích lý do vì sao phải khiêm tốn. + Nêu ra cái lợi của lòng khiêm tốn.
  8. Những câu văn định nghĩa trong văn bản: Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật. Điều quan trọng của khiêm tốn là chính nó đã tự nâng cao giá trị cá nhân của con người trong xã hội. Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa. Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người. Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng, nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trước người khác. Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giời chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
  9. 2. Phương pháp giải thích trong văn nghịluận. a. Ví dụ: Đọc văn bản Lòng khiêm tốn (SGK trang 70-71) b. Nhận xét: - Vấn đề nghị luận: Bài giải thích thế nào là khiêm tốn? - Bài văn đã dùng nhiều lý lẽ để giải thích: + Trả lời câu hỏi: Khiêm tốn là gì? + Nêu ra những biểu hiện của tính khiêm tốn. + Giải thích lý do vì sao phải khiêm tốn. + Nêu ra cái lợi của lòng khiêm tốn. - Những câu định nghĩa đều nhằm giải thích. - Cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn chính là cách giải thích.
  10. Việc chỉ ra cái lợi của khiêm -Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại tốn, cái hại của không của không khiêm tốn và nguyên nhân của thói khiêm tốn và nguyên nhân không khiêm tốn cũng chính là nội dung của giải thích. của thói không khiêm tốn có phải là nội dung của giải * Ghi nhớ: (SGK, trang 71) thích không? Qua những điểm trên em hiểu thế nào là lập luận giải thích?
  11. Ghi nhớ: (SGK, trang 71) - Trong đời sống, giải thích là làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực. - Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người. - Người ta thường giải thích bằng các cách: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo Của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích. - Bài văn giải thích phải có mạch lạc, lớp lang, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. Không nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu. - Muốn làm được bài văn giải thích tốt, phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp.
  12. Phân biệt mục đích, phương pháp của phép lập luận giải thích và mục đích, phương pháp của phép lập luận chứng minh? CHỨNG MINH GIẢI THÍCH Mục đích Nhằm thuyết phục người đọc Nhằm làm cho người đọc hiểu tin vào tính chân thật của vấn đề. rõ về một vấn đề chưa biết. Phương pháp - Nêu các sự thật hiển nhiên không Nêu định nghĩa, nêu ví dụ, nêu ai chối cãi. biểu hiện, so sánh, đối chiếu, - Phân tích lí lẽ làm cho ai cũng giải thích nguyên nhân, phân phải thừa nhận. tích lợi, hại. - Kết hợp dẫn chứng và phân tích dẫn chứng.
  13. Quy trình tạo lập văn bản nói chung Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước4 Tìm Viết Đọc lại Lập dàn hiểu đề đoạn văn, bài và sửa và tìm ý bài văn chữa
  14. II. Các bước làm bài văn lập luận giải thích * Tìm hiểu đề văn: (SGK, trang48) Với đề văn Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội đã cho, dung câu tục ngữ đó. em sẽ thực hiện như thế nào?
  15. Các bước thực hiện Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước4 Đọc kĩ Đưa các Từ dàn bài, đề bàì, ý Đọc , rà soát lại lỗi viết đã tìm chính tả, cách dùng để tìm hiểu đề đoạn văn, từ, cách ngắt câu. được vào bài văn Lỗi liên kết về hình và tìm ý. dàn bài. hoàn chỉnh. thức, nội dung.
  16. II. Các bước làm bài văn lập luận giải thích *Tìm hiểu đề văn: (SGK, trang 84) Nhân dân ta có câu tục ngữ: 1. Tìm hiểu đề và tìm ý: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
  17. Đề bài thuộc Em sẽ tìm ý cho đề bài trên bằng cách nào? kiểu loại nào? Ngoài cách tìm ý truyền thống, ta còn có cách phạm vi, tính nào khác không? Làm thế nào để giải thích được chất của đề? tường tận vấn đề? Đặt câu hỏi: -Lập luận Tìm các từ Vấn đề có nghĩa giải thích. then chốt trong Tra từ điển, là gì? tại sao? -Làm rõ vấn đề đề và chỉ ra tự mình vì sao? Ý nghĩa (nôi dung của các ý quan suy nghĩ thấu sâu xa của vấn đáo, hỏi người câu tục ngữ). trọng cần đề là gì? Liên hệ được giải thích. hiểu biết hơn. với các câu ca dao tục ngữ tương tự.
  18. II. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh • Tìm hiểu đề văn: (sgk, trang 48) 1. Tìm hiểu đề và tìm ý: - Kiểu loại: Lập luận giải thích. Với các ý - Vấn đề cần giải thích: “ Đi một ngày đàng, học một sàng khônđã.” tìm - Yêu cầu: Làm sáng tỏ câu tục ngữ. được, em - Giải thích nhiều mặt của vấn đề: sẽ đưa vào + Nghĩa đen câu tuc ngữ là gì? dàn bài như +Nghĩa bóng ( hàm ẩn) câu tục ngữ. thế nào? + Nghĩa sâu xa của nó. - Liên hệ với các câu ca dao, tục ngữ tương tự.
  19. 2. Lập dàn bài a. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu Nêu vấn đề cần giải thích.Giới xa là đúc kết kinh nghiệm thể hiện khát vọng đi thiệu câu trích. nhiều nơi để mở rộng hiểu biết. b. Thân bài: Triển khai việc giải thích - Giải nghĩa các khái niệm, các - Nghĩa đen: Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một từ ngữ khó trong câu trích của sàng khôn là gì? vấn đề. - Nghĩa bóng: Đi đây đi đó thì mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan từng trải. - Lần lượt giải thích từng nội dung, từng khía cạnh bằng - Nghĩa sâu: Khát vọng của người nông dân xưa cách dùng lí lẽ trả lời các câu muốn mở rộng tầm hiểu biết. hỏi. - Liên hệ: Đi một bữa chợ, học một mớ khôn, c. Kết bài: Câu tục ngữ xưa vẫn còn ý nghĩa cho Khẳng định ý nghĩa , tầm quan đến ngày hôm nay. trọng, tác dụng của vấn đề - Nêu suy nghĩ, 3. Viết bài
  20. a. Mở bài :( Có nhiều cách ) - Đi thẳng vào vấn đề: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một câu tục ngữ hay, chẳng những đúc kết kinh nghiệm học tập của người xưa, mà còn thể hiện khát vọng được đi xa để mở rộng tầm mắt”. - Đối lập hoàn cảnh với ý thức: “Người nông dân Việt Nam xưa quanh năm bó mình trong luỹ tre xanh, tầm mắt hạn hẹp. Chính vì vậy mà dân gian đã có câu tục ngữ khích lệ họ đi đây đi đó để mở rộng hiểu biết: Đi một ngày đàng , học một sàng khôn”. - Nhìn từ chung đến riêng: “Nhân dân ta có nhiều câu tục ngữ, ca dao nói về việc đi xa để mở rộng tầm mắt. Một trong những câu đó là: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
  21. b.Thân bài : Đoạn 1: “Thật vậy, câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn trước hết là đúc kết một kinh nghiệm. Xét về nghĩa đen, đi một ngày đàng có nghĩa là đi rất xa. Đối với người nông dân xưa vốn ít đi xa, lại chưa có phương tiện đo độ dài, họ thường lấy thời gian để đo con đường đã đi. Với tốc độ đi bộ trung bình, một ngày đàng có thể đi được bốn năm chục cây số, như thế là có thể đã đi đến làng khác, xã khác, huyện khác. Đi xa như vậy, họ mới học được những điều mới lạ mà ở làng mình, xã mình, huyện mình không có được, nghĩa là học được một sàng khôn. Ấn tượng về những chuyến đi xa thường rất sâu đậm. Và đó có thể là cơ sở thực tế của câu tục ngữ”.
  22. b.Thân bài : Đoạn 2 : “Nhưng câu tục ngữ bao giờ cũng đúc kết kinh nghiệm, mà đúc kết thì phải có ý nghĩa khái quát. Nội dung khái quát đó là một điều có tính quy luật : Hễ đi xa là nhìn thấy cái mới lạ, mở rộng tầm hiểu biết. Điều quan trọng là hãy đi xa đã, đến lúc đó, dù không có ý định học gì thì vẫn cứ học được và khôn ra. Đó cũng chính là nội dung của câu ca dao: Đi cho biết đó biết đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn ! Ở nhà với mẹ thì sướng thật đấy, nhưng chỉ ở nhà sẽ hạn chế sự hiểu biết. Những câu tục ngữ như thế rất sâu sắc. Chỉ cần nhớ lại các cuộc tham quan, du lịch mà ta đã tham gia, dù chỉ là đi chơi, ta cũng biết thêm nhiều điều”.
  23. * Thân bài : Đoạn 3 : “Câu tục ngữ này không chỉ đúc kết kinh nghiệm, mà còn thể hiện một lời khuyên, một lời khích lệ, một ước vọng thầm kín. Đó là ước vọng đi xa để mở rộng tầm hiểu biết, để thoát khỏi sự hạn hẹp của tầm nhìn”.
  24. 3. Viết bài: * Viết từng đoạn: Các đoạn trong bài phải liên kết chặt chẽ qua các hình thức chuyển tiếp; phải đồng hướng và liên kết với nhau đảm bảo sự thống nhất. + Không phân tích dẫn chứng, chỉ đưa ra như một vẻ thoáng qua, chỉ gợi mà thôi. + Ngôn từ sắc sảo, lí lẽ phải sắc bén, câu văn phải khúc chiết, mạch lạc, . 4. Đọc lại và sửa chữa:
  25. GHI NHỚ ❖ Muốn làm bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện các bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa. ❖ Dàn bài : - Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích - Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp. - Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người ❖ Lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. Giữa các phần, các đoạn cần có liên kết.
  26. Là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, MỤC đạo lí, phẩm chất, quan hệ Cần được giải ĐÍCH thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho mọi người. Nêu định nghĩa. So sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác. PHƯƠNG YÊU CẦU PHÁP Liệt kê các biểu hiện. Chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng Tích lũy hoặc noi theo. Bài văn giải Giải thích điều Phải vận thích phải có chưa biết dụng tri thức mạch lạc, thông qua tổng hợp hoặc lớp lang, những điều các thao sắp xếp ngôn từ đã biết, tác giải phù hợp trong sáng, những tri thức thích với yêu dễ hiểu. phổ biến. phù hợp. cầu.
  27. Cách làm bài văn lập luận giải thích Bước 1: Bước 4: Bước 2: Bước 3: Tìm hiểu Đọc và sửa Lập dàn ý Viết bài đề, tìm ý chữa Thân bài: Kết bài: Mở bài: Trình bày các Nêu ý nghĩa Nêu luận điều cần giải của luận điểm cần thích, sử dụng điểm đã được giải lập luận phù được giải thích. hợp. thích.
  28. DẶN DÒ Chuẩn bị bài mới: - Soạn văn bản: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn) vào vở bài tập Ngữ Văn.