Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 25: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)

ppt 19 trang minh70 4260
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 25: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_tiet_25_banh_troi_nuoc_ho_xuan_huong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 25: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ Em hãy đọc thuộc lòng bản Phiên âm, Dịch thơ * Giá trị bài thơ: Bài thơ gợi cảnh tượng Thiên và nêu giá trị của bài thơ “Buổi chiều đứng ở Trường là cảnh tượng vùng quê trầm mặc mà phủ Thiên Trường trông ra” của Trần Nhân không đìu hiu. Ở đây vẫn ánh lên sự sống của con Tông người trong sự hòa hợp với cảnh vật thiên nhiên một cách nên thơ. Bài thơ cũng chứng tỏ tác giả là con người tuy có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã.
  2. tiÕt 25: b¸nh tr«i níc (Hồ Xuân Hương)
  3. - Hồ Xuân Hương lai lịch chưa rõ, bà sống vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ 18 – nửa đầu thế kỉ 19. - Bà là người phụ nữ thông minh, sắc sảo, cá tính mạnh mẽ nhưng đường tình duyên lận đận, trắc trở. - Bà là nữ sĩ tài hoa trong lịch sử thơ ca trung đại Việt Nam - Bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”.
  4. BÁNH TRÔI NƯỚC Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
  5. *Thơ vịnh vật : +Vịnh cái quạt +Vịnh quả mít +Vịnh con ốc nhồi +Vịnh đánh đu => Tả, kể về đối tượng được vịnh để qua đó gửi gắm tâm tình. Mỗi bài thơ thường có hai nét nghĩa: nghĩa tả thực và nghĩa ẩn dụ. Đây là chùm thơ thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo của Hồ Xuân Hương.
  6. Bài thơ Bánh trôi nước có những nét nghĩa nào? - Nghĩa thực: gợi tả hình ảnh bánh trôi nước Bài thơ có hai nét nghĩa - Nghĩa ẩn dụ: nói về thân phận, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa.
  7. THẢO LUẬN NHÓM (3 phút) Với nét nghĩa thứ nhất, bài thơ đã gợi tả những đặc điểm nào của bánh trôi nước?
  8. 1.Hình ảnh chiếc bánh trôi nước. - Hình dáng, màu sắc: Màu trắng, hình tròn , xinh xắn. - Khi luộc: Bánh sống thì chìm, bánh chín thì nổi trong nước sôi. - Làm bánh: Nếu nhào bột khô thì bánh cứng, nhào bột nhão thì bánh bị nát -> tuỳ kinh nghiệm của người làm bánh mà vẻ đẹp bên ngoài có thể thay đổi. - Nhân bánh: Bánh chín nhân đường phên đỏ tươi, ngon ngọt. → Gợi tả một món ăn dân dã, hấp dẫn, đậm đà bản sắc dân tộc
  9. THẢO LUẬN NHÓM (4 phút) Với nghĩa thứ hai, vẻ đẹp, phẩm chất cao quý và thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa được gợi lên như thế nào?
  10. 2. Hình ảnh người phụ nữ. + Vẻ đẹp về hình thể Xinh đẹp, tròn đầy, phúc hậu + Thân phận, cuộc đời Chìm nổi, bấp bênh, phụ thuộc vào người khác + Tâm hồn, phẩm chất: Trong trắng, son sắt, thủy chung, tình nghĩa
  11. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son Cặp quan hệ từ “Mặc dầu mà” tạo cấu trúc liền mạch, biểu thị ý nghĩa đối lập nhằm thể hiện sự cố gắng vươn lên để tự khẳng định mình trong bất kì hoàn cảnh nào của người phụ nữ
  12. Nghệ thuật Thành ngữ, Ẩn dụ Kết cấu chặt chẽ quan hệ từ → Người phụ nữ mang vẻ đẹp hoàn hảo về hình thể và tâm hồn nhưng cuộc đời lại chịu nhiều nỗi bất hạnh.
  13. Trong hai nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị của bài thơ? Vì sao? Nét độc đáo của bài thơ là sự tương đồng rất tài tình giữa nghĩa tả thực bánh trôi nước và ý nghĩa tượng trưng về thân phận người phụ nữ trên nhiều phương diện. Trong hai nét nghĩa thì nét nghĩa thứ hai (nghĩa ẩn dụ) quyết định giá trị của bài thơ. Nếu chỉ tả cái bánh thì bài thơ chỉ là bài vịnh vật, không có gì sâu sắc. Nhưng nhờ nét nghĩa thứ hai, nhờ nói đến hình ảnh, số phận, phẩm chất, của người phụ nữ mà bài thơ trở nên độc đáo, mang giá trị nhân đạo rất sâu sắc và có sức sống trong lòng người đọc bao thế hệ.
  14. 1. Nghệ thuật: -Ẩn dụ, đảo thành ngữ, quan hệ từ. -Vận dụng điêu luyện quy tắc thơ Đường. -Kết cấu chặt chẽ, độc đáo. -Ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu. -Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa. 2. Nội dung: Qua bài thơ, tác giả vừa trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi, phụ thuộc của họ.
  15. 1. Thân em như trái bần trôi Gió dập, sóng dồi biết tấp vào đâu? 2. Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai? 3. Thân em như giếng giữa đàng Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân. 4. Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa. 5. Thân em như quế giữa rừng Thơm tho ai biết, ngát lừng ai hay?