Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 3: Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ

ppt 25 trang minh70 5910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 3: Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_tiet_3_van_ban_duc_tinh_gian_di_cua_bac.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 3: Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ

  1. Tiết 3: VĂN BẢN ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ (Phạm Văn Đồng)
  2. Tác giả: Phạm văn Đồng - Quê ở tỉnh Quảng Ngãi. - Là nhà cách mạng, nhà văn hóa lớn. - Từng là Thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm. - Là học trò, là người cộng sự gần gũi của Bác. (1906-2000)
  3. Tác phẩm: Đức tính giản dị của Bác Hồ Văn bản được trích từ bài: “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thờ đại.” Là bản diễn văn trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh (1970)
  4. Đức tính giản dị của Bác Hồ Phần 1: Từ đầu đến Phần 2: Phần còn lại “tuyệt đẹp”. Nhận định chung về đức Những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác. tính giản dị của Bác.
  5. Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác Bác vừa là bậc vĩ nhân Bác vừa là người bình lớn lao, phi thường thường rất gần gũi, thân thương với mọi người
  6. Chứng minh đức tính giản dị của Bác Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người. Bữa ăn Nơi ở Cách làm việc QH với mọi người - Vài ba món giản - Nhà sàn chỉ - Làm từ việc - Viết thư cho đồng chí. đơn. vẻn vẹn vài ba rất lớn đến - Nói chuyện với các - Ăn không rơi vãi. phòng. việc rất nhỏ. cháu Miền Nam. - Ăn xong cái bát - Nhà lúc nào - Việc gì tự - Thăm nhà tập thể của bao giờ cũng sạch. cũng lộng gió và làm được thì công nhân. - Thức ăn còn được ánh sáng, phảng không cần - Đặt tên cho đồng chí. sắp xếp tươm tất. phất hương hoa. người giúp. Đạm bạc, tiết Đơn sơ, Tỉ mỉ, yêu Gần gũi, yêu kiệm, dân dã thoáng mát công việc thương, quan tâm Dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực Kết hợp lý lẽ là những lời giải thích, bình luận.
  7. Giản dị trong lời nói và bài viết “Không có gì quý hơn “Nước Việt Nam là độc lập, tự do.” một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.” Bác nói và viết dễ hiểu ,dễ nhớ
  8. Bàn làm việc của Bác
  9. Trang phục của Bác
  10. Bác Hồ tham gia chống hạn với dân 13
  11. Bác Hồ trò chuyện với thiếu nhi
  12. SƠ ĐỒ TƯ DUY
  13. BÀI TẬP CỦNG CỐ Bài tập 1: Vẽ sơ đồ tư duy về trình tự lập luận của văn bản? Gợi ý : - Luận điểm chính. - Luận cứ. - Dẫn chứng, lí lẽ.
  14. ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ ĐVĐ: Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác Hồ GQVĐ: Những biểu hiện đức tính giản dị của Bác Hồ Giản dị trong đời sống, trong Giản dị trong lời quan hệ với mọi người. nói và bài viết. Bữa ăn Nơi ở Cách làm việc Quan hệ với mọi người
  15. Bài tập 2: Sưu tầm một số tác phẩm ca ngợi phẩm chất sống giản dị, thanh cao của Bác? Gợi ý : - Các tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn THCS. - Các tác phẩm thơ của Tố Hữu, Trần Đăng Khoa. - Các bài hát ca ngợi Bác Hồ.
  16. * Một số câu thơ viết về sự giản dị của Bác: - Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị, Màu quê hương bền bỉ đậm đà. ( Sáng tháng Năm – Tố Hữu ) - Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời, Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường. ( Việt Bắc – Tố Hữu ) - Bác để tình thương cho chúng con Một đời thanh bạch chẳng vàng son Mênh mông áo vải hồn muôn trượng Hơn tượng đồng phơi những lối mòn. ( Bác ơi – Tố Hữu ) * Bài hát : “ Đôi dép Bác Hồ ” – NSND Thu Hiền thể hiện.
  17. Bài tập 3: Qua văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” em hiểu như thế nào về đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống? Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng ( 10 – 12 ) câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề đó? Gợi ý : *Hình thức : -Đoạn văn có bố cục 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài. -Độ dài 10 – 12 câu ( Đánh số câu + Thêm bớt 1 câu ) *Nội dung: - Giải thích sống giản dị là gì? -Ý nghĩa của lối sống giản dị? - Liên hệ thực tế bản thân?
  18. *Nội dung: - Giải thích sống giản dị là gì? +Giản dị là cách sống không cầu kì, xa hoa, cách sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh cá nhân. +Sự giản dị thể hiện ở nhiều khía cạnh: cách sử dụng vật chất, lời nói, cách hành sử, cử chỉ, cách thể hiện bản thân -Ý nghĩa của lối sống giản dị? + Giản dị là đức tính cần có ở mỗi con người. + Giúp mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn. + Được mọi người yêu quý, giúp đỡ, cảm thông. -Liên hệ thực tế bản thân? Là học sinh : + Ăn mặc giản dị đúng trang phục học sinh. + Nói năng tế nhị không nói tục, chửi bậy,
  19. BÀI TẬP VỀ NHÀ Bài tập 1: Có một bài viết nhận xét về văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng) bị nhoè một số từ. Em hãy lựa chọn những từ sau: cụ thể, toàn diện, tiêu biểu, sâu sắc, chặt chẽ, chân thành, bình dị để điền cho thích hợp. “Bằng mạch lập luận (1) , với những dẫn chứng .(2), (3), . (4) với lời bình luận (5) và tình cảm . .(6), . .(7), bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ” đã khiến cho người đọc, người nghe thấm thía về một nét phẩm chất cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
  20. Bài tập 2: Qua văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”. Em đã học tập được những đức tính giản dị nào từ Bác. Hãy viết một đoạn văn ngắn ( 10 - 12 câu ) bày tỏ những điều đó. Gợi ý : *Hình thức : -Đoạn văn có bố cục 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài. -Độ dài 10 – 12 câu ( Đánh số câu + Thêm bớt 1 câu ) *Nội dung: Những đức tính học tập được từ Bác: - Bữa ăn - Nơi ở - Cách làm việc -Quan hệ với mọi người - Lời nói và bài viết
  21. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ - Hoàn thành các bài tập đã giao. - Chuẩn bị bài : Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động sẽ học ở tiết sau.
  22. GIỜ HỌC KẾT THÚC XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC EM HỌC SINH ĐÃ TÍCH CỰC TRONG BUỔI HỌC CHÚC CÁC EM SỨC KHỎE, HẠNH PHÚC VÀ THÀNH CÔNG ! Ngọc Thị Cản