Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 42: Tiếng Việt: Từ đồng âm - Trường THCS Chu Văn An

ppt 22 trang minh70 3180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 42: Tiếng Việt: Từ đồng âm - Trường THCS Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_tiet_42_tieng_viet_tu_dong_am_truong_thc.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 42: Tiếng Việt: Từ đồng âm - Trường THCS Chu Văn An

  1. Môn ngữ văn lớp 7 Tiết 42( Tiếng Việt) TỪ ĐỒNG ÂM Người soạn: Đinh Thị Thuỷ Tiên Trường THCS Chu Văn An
  2. CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ CÁC EM HỌC SINH
  3. Kiểm tra bài cũ: 2/ Phát hiện và nêu tác dụng từ trái nghĩa có trong bài thơ sau: a/ Bạn ơi nhớ lấy điều này Ma túy độc hại ta thời tránh xa Để không tan cửa nát nhà Để không gây hại cho ta cho đời Xa ma túy, có tiếng cười Gần ma túy thì cuộc đời bỏ đi. b/ Cám ơn bà biếu gói cam Nhận thì không đúng, từ làm sao đây? Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?
  4. Đáp án • 2/ Từ trái nghĩa: a- xa- gần , tiếng cười-cuộc đời bỏ đi. b/ nhận –từ, khổ( tận)- cam( lai)
  5. -Con ngựa đang đứng - Mua được con chim, bỗng lồng lên. bạn tôi nhốt ngay vào lồng.
  6. Giải thích: • Lồng 1: nhảy chồm lên ( động từ) • Lồng 2: vật được làm bằng tre hoặc kim loại dùng để nhốt chim, thú ( danh từ)
  7. Ghi nhớ 1: • Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.
  8. Giải thích nghĩa của từ “ chân” • Bạn Nam đá bóng bị đau chân. • Cái bàn này chân đã gãy.
  9. Giải thích: • Bạn Nam đá bóng bị đau chân.=> bộ phận dưới cùng của cơ thể con người, dùng để đi , đứng • Cái bàn này chân đã bị gãy.=> bộ phận dưới cùng của bàn, dùng để đỡ các vật khác * Hai từ “chân” có nét nghĩa tương quan: chỉ bộ phận dưới cùng=> là từ nhiều nghĩa
  10. Xác định và giải thích từ đồng âm có trong các ngữ liệu sau: a/ Ông tôi vừa ngồi câu cá vừa ngâm mấy câu thơ. b/ Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. ( Ca dao) c/ Bóng chiều không thắm không vàng vọt Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong? ( Thâm Tâm)
  11. Đáp án: • a/ câu cá ( ĐT) – câu thơ (DT) • b/ Chiều chiều : thời gian trong ngày • chín chiều : chỉ phương hướng (bề) • c/ trong1:Phân biệt với ngoài (Trong- ngoài) trong2: Phân biệt với đục ( trong- đục)
  12. Giải đố: a/ Con gì hai số giống nhau Cộng lại thành sáu, trừ còn số không? b/ Hai cây cùng có một tên Cây xòe mặt nước cây lên chiến trường Cây này bảo vệ quê hương Cây kia hoa nở ngát thơm mặt hồ.
  13. Đáp án:
  14. Tìm và nêu tác dụng của từ đồng âm có trong bài thơ sau: • Bà già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? Thầy bói xem quẻ nói rằng: Lợi thì có lợi nhưng răng không còn. ( Ca dao)
  15. Đáp án: • Lợi 1: ích lợi, lợi lộc ( tính từ) • Lợi 2,3: phần thịt bao quanh chân răng (danh từ) • => dựa trên lối nói đồng âm để chơi chữ, tạo sự hài hước, dí dỏm.
  16. Bài 1: Đọc đoạn thơ: Tháng tám, thu cao, gió thét già, Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta. Tranh bay sang sông rải khắp bờ, Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa, Mảnh thấp bay lộn vào mương sa. Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức, Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật, Cắp tranh đi tuốt vào lũy tre Môi khô miệng cháy gào chẳng được, Quay về chống gậy lòng ấm ức!
  17. Thảo luận nhóm: 3 phút • Nhóm 1, 2: Tìm từ đồng âm với mỗi từ: cao, ba ,tranh • Nhóm 3,4: Tìm từ đồng âm với mỗi từ: sang, nam, sức • Nhóm 5,6: Tìm từ đồng âm với mỗi từ: nhè, tuốt, môi • Nhóm 7: Bài 2 a: Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ “ cổ” và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó. • Nhóm 8: Bài 2b: Tìm từ đồng âm với danh từ “ cổ” và cho biết nghĩa của từ đó.
  18. Đáp án: • Bài 1/ 136: tìm từ đồng âm: - cao1: chiều cao - cao 2: cao hổ cốt - Ba1: ba mẹ - ba 2: số 3 - Tranh 1: bức tranh- tranh 2: tranh giành - Sang 1: sang sông - sang 2: giàu sang - Nam 1: phương nam- nam 2: nam nữ - Sức 1: sức khỏe- sức 2: trang sức - Nhè 1: nhằm vào - nhè 2: khóc nhè - Tuốt 1: đi thẳng một mạch- tuốt 2: tuốt lúa - Môi 1: đôi môi - môi 2: môi trường
  19. Đáp án bài 2/ 136 • a/ các nghĩa khác nhau của danh từ “ cổ”: - cổ họng, hươu cao cổ: phần cơ thể nối đầu với thân => nghĩa gốc - Cổ tay: phần giữa nối bàn tay với cánh tay - Cổ áo: bộ phận của áo bao quanh cổ - Cổ chai (lọ): phần giữa miệng chai với thân chai - => Nghĩa chuyển * Mối liên quan giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển: đều có một nét nghĩa chung giống nhau làm cơ sở: phần co nhỏ lại, vị trí ở giữa
  20. Bài 3/ 136: • Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau ( ở mỗi câu phải có cả 2 từ đồng âm): -Bàn (danh từ) – bàn ( động từ) - Sâu ( danh từ) – sâu ( tính từ) - Năm ( danh từ)- năm ( số từ)
  21. Ghép tranh để tạo cặp từ đồng âm: 1 phút
  22. Dặn dò: • 1/ Học bài, làm bài tập ( bài 4) • 2/ Chuẩn bị tiết 39:Luyện nói • - Mỗi tổ 1 đề: lập dàn bài và tập nói trước ở nhà