Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết học 88: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. cách làm bài văn nghị luận giải thích

pptx 22 trang minh70 4990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết học 88: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. cách làm bài văn nghị luận giải thích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_7_tiet_hoc_88_tim_hieu_chung_ve_phep_lap_l.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết học 88: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. cách làm bài văn nghị luận giải thích

  1. TIẾT 88: TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH. CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN GIẢI THÍCH I. Mục đích và phương pháp giải thích 1. Ví dụ: 2. Nhận xét a. Giải thích trong đời sống:
  2. Vì sao lại có mưa ? Ban ngày mặt trời chiếu xuống mặt đất làm đất nóng lên. Nước bốc hơi từ các sông hồ lên gặp khí lạnh, lên trời trở thành muôn vàn những giọt nước nhỏ tụ lại với nhau thành đám mây. Khi những đám mây này bay lên cao gặp khí lạnh những giọt nước tụ lại với nhau thành những đám mây nặng ( do những hạt nước quá nhiều) tạo thành mưa.
  3. Vì sao nước biển mặn ? => Nước sông, suối có hòa tan nhiều loại muối lấy từ các lớp đất đá trong lục địa, khi ra đến biển mặt biển có độ thoáng rộng nên nước thường bốc hơi, còn các muối ở lại, lâu ngày muối tích tụ lại làm cho nước biển mặn.
  4. TÌNH HUỐNG Bạn An lớp ta dạo này thường xuyên đi học muộn, cô giáo muốn biết tại sao bạn lại vi phạm như vậy. Theo em bạn An phải làm gì? → Phải giải thích, tức là chỉ ra được nguyên nhân, lí do nảy sinh hiện tượng (đi muộn) đó.
  5. I. Mục đích và phương pháp giải thích 1. Ví dụ 2. Nhận xét a. Giải thích trong đời sống: Vậy trong đời sống những khi nào người - Trong đời sống, con người ta cần được giải thích? gặp hiện tượng mới lạ, chưa hiểu được hoặc chưa hiểu rõ → cần được giải thích VẤN ĐỀ VD: Vì sao có lũ lụt? Thế nào là nhật thực? Vì sao nước biển lại mặn? CHƯA BIẾT GIẢI THÍCH HIỂU
  6. I. Mục đích và phương pháp giải thích 1. Ví dụ 2. Nhận xét a. Giải thích trong đời sống: -GiảiMuốnVậythíchemtrảhiểu1lờihiệnthếcácnàotượngcâulà - Trong đời sống, con người gặp nàohỏigiảiđótrêncóthíchnghĩathì trongphảilà chỉlàmđờira nhưsống?thế nào? hiện tượng mới lạ, chưa hiểu nguyên nhân và lí do, quy được hoặc chưa hiểu rõ luật dã làm nảy sinh hiện → cần được giải thích Phảitượngđọc,đó. nghiên cứu, tra -giải thích 1 sự vật còn là VD: Vì sao có lũ lụt? cứu tức là phải hiểu, chỉ ra nội dung ý nghĩa Thế nào là nhật thực? phải có tri thức khoa học của sự vật đó đối với thế Vì sao nước biển lại mặn? mới trả lời được. giới và con người, chỉ ra - Chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy loại sự vật mà nó phụ luật, nội dung, ý nghĩa của hiện thuộc vào. tượng, sự vật nào đó.
  7. Những vấn đề cần giải thích trong văn nghị luận thường gặp như: - Trung thực là gì? Người sống trung thực sẽ nhận được những điều gì? Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, chân lí. Người sống trung thực sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng
  8. Lòng khiêm tốn là gì ? Khiêm tốn có thể coi là bản tính căn bản, khiêm tốn là chính nó tự nâng cao giá trị cá nhân, khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, khiêm tốn là tính nhã nhặn
  9. I. Mục đích và phương pháp giải thích 1. Ví dụ 2. Nhận xét a. Giải thích trong đời sống: Cho các ví dụ sau: b. Giải thích trong văn nghị luận: - Trong văn nghị luận, người ta thường giải thích 1. “Có chí thì nên” tư tưởng các vấn đề tư tưởng, đạo lí lớn nhỏ, các chuẩn mực 2.“Uống nước nhớ nguồn” đạo lí hành vi của con người. 3. “Đói cho sạch, rách phẩm cho thơm” chất Qua tìm hiểu, em hãy cho biết: giải thích 4. “Bầu ơi thương lấy bí cùng quan trong văn nghị luận là Tuy rằng khác giống nhưng làm cho người đọc chung một giàn” hệ hiểu rõ điều gì?
  10. I. Mục đích và phương pháp giải thích 1. Ví dụ 2. Nhận xét a. Giải thích trong đời sống: b. Giải thích trong văn nghị luận: c. Tìm hiểu bài văn: Lòng khiêm tốn
  11. Lòng khiêm tốn Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật. Điều quan trọng của khiêm tốn là chính nó đã tự nâng cao giá trị cá nhân của con người trong xã hội. Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa. Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người. Vậy khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng, nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trước người khác. Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi thêm nhiều hơn nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách học hỏi thêm nữa. Tại sao con người lại phải khiêm tốm như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giời chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên con đường đời. ( Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)
  12. I. Mục đích và phương pháp giải thích 1. Ví dụ 2. Nhận xét a. Giải thích trong đời sống: Bài văn giải thích b. Giải thích trong văn nghị luận: vấn đề gì? Và giải c. Tìm hiểu bài văn: Lòng khiêm tốn thích như thế nào?? - Vấn đề nghị luận: lòng khiêm tốn - Phương pháp lập luận: + Nêu định nghĩa + Nêu ra những biểu hiện của tính khiêm tốn. + So sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác. + Nêu ra cái lợi của lòng khiêm tốn
  13. Thảo luận (2’) Tìm những câu văn trong bài về Nhóm 1 (số 1 – 11): Định nghĩa về lòng khiêm tốn? Nhóm 2 (số 12 – 23): Liệt kê biểu hiện của lòng khiêm tốn? Nhóm 3 (số 23 – 34): Tại sao con người phải biết khiêm tốn? Nhóm 4 (số 35 – 43): Người có lòng khiêm tốn sẽ như thế nào?
  14. - Khái niệm: Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng, nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trước người khác. - Biểu hiện: Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi thêm nhiều hơn nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách học hỏi thêm nữa. - Tại sao con người lại phải khiêm tốm như thếNêu? ĐóKháilà vì cuộcniệmđời làvềmộtlòngcuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhânTạituyNêulàsaoquannhữngcontrọngngười, biểunhưngcầnhiệnthậtphảira chỉvề là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao lacó. Sựlònglòngkhiêmhiểukhiêmkhiêmbiếttốncủa?tốntốnmỗi?? cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. - Con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhânNgườimìnhcócũnglòngnhưkhiêmkhông baotốn giờisẽ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảmnhưtựthếti đốinàovới? mọi người.
  15. I. Mục đích và phương pháp giải thích 1. Ví dụ 2. Nhận xét a. Giải thích trong đời sống: Cách liệt kê các biểu b. Giải thích trong văn nghị luận: hiện của khiêm tốn, c. Tìm hiểu bài văn: Lòng khiêm tốn cách đối lập người - Vấn đề nghị luận: lòng khiêm tốn khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn có phải là - Phương pháp lập luận: cách- Cáchgiải thíchliệt kêkhôngcác? + Nêu định nghĩa biểu hiện của + Nêu ra những biểu hiện của tính khiêm tốn, cách khiêm tốn. đối lập người + So sánh, đối chiếu với các hiện tượng khiêm tốn và kẻ khác. không khiêm tốn + Nêu ra cái lợi của lòng khiêm tốn chính là cách giải → Các cách giải thích thích.
  16. Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của -Việc chỉ ra cái lợi của khiêm không khiêm tốn và tốn, cái hại của không khiêm nguyên nhân của thói tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn có không khiêm tốn cũng chính là phải là nội dung của nội dung của giải thích. giải thích không?
  17. I. Mục đích và phương pháp giải thích 1. Ví dụ 2. Nhận xét ? Em hãy xác định nội a. Giải thích trong đời sống: dung của từng đoạn văn? b. Giải thích trong văn nghị luận: - Đoạn 1: Giới thiệu về lòng c. Tìm hiểu bài văn: Lòng khiêm tốn khiêm tốn. - Bố cục: 3 phần - Đoạn 2: Cái lợi của lòng + MB: Đoạn 1, 2: Giới thiệu và nêu cái khiêm tốn. lợi của lòng khiêm tốn. - Đoạn 3: Giải thích khiêm + TB: Đoạn 3, 4, 5: tốn. . Giải thích khiêm tốn - Đoạn 4: Biểu hiện của lòng . Biểu hiện của lòng khiêm tốn khiêm tốn. . Lí do con người cần khiêm tốn - Đoạn 5: Lí do con người + KB: Đoạn 6, 7: Tầm quan trọng và ý cần khiêm tốn. nghĩa của lòng khiêm tốn - Đoạn 6: Tầm quan trọng của →Bố cục mạch lạc, rõ ràng. lòng khiêm tốn. - Ngôn từ: trong sáng, dễ hiểu. - Đoạn 7: Ý nghĩa của lòng khiêm tốn.
  18. I. Mục đích và phương pháp giải thích II. Các bước làm bài văn lập luận giải thích: Đề: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. 1.Tìm hiểu đề và tìm ý: Xác định thể loại * Tìm hiểu đề: mà đề bài yêu - Thể loại: Lập luận giải thích. cầu? Vấn đề cần - Nội dung (vấn đề cần giải thích là một tư tưởng)giải: Câuthíchtụclàngữgì? “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. - Phạm vi: trong cuộc sống *. Tìm ý: - Giải thích nhiều mặt của vấn đề: + Nghĩa đen câu tục ngữ là gì? +Nghĩa bóng ( hàm ẩn) câu tục ngữ. + Nghĩa sâu xa của nó. -Liên hệ với các câu ca dao, tục ngữ tương tự. 2. Lập dàn bài:
  19. I. Mục đích và phương pháp giải thích II. Các bước làm bài văn lập luận giải thích: 1.Tìm hiểu đề và tìm ý: 2. Lập dàn bài: a. Mở bài: Nêu vấn đề cần giải Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa sâu xa thích. Giới thiệu câu của nó. trích. b. Thân bài: - Giải thích nghĩa đen: Đi một ngày -Giải nghĩa các khái đàng nghĩa là gì? Một sàng khôn là gì? niệm, các từ ngữ khó - Giải thích nghĩa bóng: Đi đây đó thì trong câu trích của vấn mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan đề. từng trải. -Lần lượt giải thích từng -Nghĩa sâu: Khát vọng của người nội dung, từng khía cạnh nông dân xưa muốn mở rộng tầm hiểu biết bằng cách dùng lí lẽ trả lời các câu hỏi Liên hệ:Đi một bữa chợ, học một mớ khôn, c. Kết bài Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng, tác dụng của vấn Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ đề; nêu suy nghĩ,
  20. I. Mục đích và phương pháp giải thích II. Các bước làm bài văn lập luận giải thích: Đề: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. 1.Tìm hiểu đề và tìm ý: 2. Lập dàn bài: 3. Viết bài: a. MB: Có nhiều cách: - Đi thẳng vào vấn đề. - Đối lập hình ảnh với ý thức. - Nhìn từ chung đến riêng. b. TB: Mỗi cách mở bài sẽ có một cách viết thân bài phù hợp. c. KB: Mỗi đề văn có nhiều cách kết bài. 4. Đọc lại và sửa chữa. * Ghi nhớ: (SGK/86)
  21. Hướng dẫn về nhà I. Bài cũ: 1. Đọc kĩ lại bài, nắm chắc các kiến thức đã học 2. Học bài, học thuộc ghi nhớ. 3. Làm bài tập SGK/72, 87 4. Đọc bài đọc thêm SGK/72, 73. 5. Viết thành bài văn hoàn chỉnh cho đề văn Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. 6. Sưu tầm các bài văn nghị luận giải thích. II. Bài mới: 1. Ôn lại các kiến thức đã học về phép lập luận giải thích. 2. Đọc và soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh (làm đầy đủ 4 bước)