Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết học 89: Hướng dẫn tự học chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

ppt 34 trang minh70 3750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết học 89: Hướng dẫn tự học chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_tiet_hoc_89_huong_dan_tu_hoc_chuyen_doi.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết học 89: Hướng dẫn tự học chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

  1. ? Trong các câu sau câu nào là câu đặc biệt, câu rút gọn, câu đơn 2 thành phần? Hãy giải thích vì sao em biết ? - Quốc dân Việt Nam !  Câu đặc biệt – dùng để gọi đáp. - Mọi người yêu mến em.  Câu đơn hai thành phần. - Ăn quả nhớ kể trồng cây.  Câu rút gọn thành phần CN - chỉ hành động là của chung cho mọi người.
  2. Tiết 89: Hướng dẫn tự học
  3. I. Câu chủ động và câu bị động 1. Ví dụ: (SGK-57) 2. Nhận xét: a. Mọi người yêu mến em. CN VN CN: Chỉ người b. Em được mọi người yêu mến. CN VN c. Con mèo vồ con chuột. CN VN CN: Chỉ vật d. Con chuột bị con mèo vồ. CN VN  CN: Chỉ người, vật
  4. a. Mọi người yêu mến em. c. Con mèo vồ con chuột. Mọi người →em Con mèo → chuột. thực hiện hành động CN (người, vật) người, vật (khác) hướng tới chủ thể
  5. I. Câu chủ động và câu bị động 1. Ví dụ: (SGK-57) 2. Nhận xét: - Câu a, c: CN chỉ người/vật thực hiện một hành động hướng vào người/vật khác (chủ thể của hành động)
  6. b. Em được mọi người yêu mến. d. Con chuột bị con mèo vồ. Em  mọi người Con chuột  con mèo CN (người, vật) được (bị) hành động người, vật (khác) hướng vào đối tượng
  7. 1. Câu chủ động thực hiện hành động CN (người, vật) người, vật (khác) chủ thể 2. Câu bị động được (bị) hành động CN (người, vật) người, vật (khác) hướng vào đối tượng
  8. I. Câu chủ động và câu bị động 1. Ví dụ: (SGK-57) 2. Nhận xét: - Câu a, c: CN chỉ người/vật thực hiện một hành động hướng vào người/vật khác (chủ thể của hành động). → Câu chủ động. - Câu b, d: CN chỉ người/vật được hành động của người/vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hành động). → Câu bị động.
  9. * Lưu ý: Ví dụ 1: Thầy giáo khen em. Em được thầy giáo khen.  Câu chủ động có một câu bị động tương ứng
  10. Lưu ý 2: Ví dụ 2: Bố cho tôi cây bút. Tôi được bố cho cây bút. Cây bút được bố cho tôi.  Câu chủ động – 2 câu bị động tương ứng. (Nếu động từ VN của câu chủ động là động từ thuộc nhóm: tặng,biếu, cho)
  11. Lưu ý 3: VÝ dô 3: a.C¸t båi lµm cho s«ng ngßi kh« c¹n dÇn. b. S«ng ngßi bÞ c¸t båi lµm cho kh« c¹n dÇn .  Về nội dung biểu thị (nội dung miêu tả) câu chủ động và câu bị động được xem là đồng nhất với nhau.
  12. LƯU Ý -Có hai kiểu câu bị động: Kiểu câu bị động có dùng bị, được. Kiểu câu bị động không dùng bị, được. Ở kiểu thứ 2, nếu thêm bị, được thì câu vẫn hợp lí.  Có 2 biến thể của câu bị động: biến thể có dùng/không dùng bị, được. Kiểu câu bị động không dùng bị, được có hàm ý đánh giá tích cực/tiêu cực, đáng mong muốn/không đáng mong muốn đối với sự việc được nói đến trong câu. Nhận xét cách đánh giá ở hai câu sau? a. Nó được tập thể phê bình. a. Nó bị tập thể phê bình.  Đánh giá tích cực.  Đánh giá tiêu cực.
  13. Bài tập nhanh: Xác định câu chủ động, câu bị động trong các câu sau: Câu Câu chủ động Câu bị động 1. Bạn Lan bị thầy X giáo phê bình. 2. Em ăn cơm. X 3. Người ta chuyển đá X lên xe. 4. Bệnh nhân ấy được X mổ rồi.
  14. ? Đặt 1 câu chủ động và chuyển thành câu bị động? Bão làm đổ cây. Cây bị bão làm đổ
  15. Lưu ý: Cần phân biệt được câu bị động với câu bình thường chứa các từ bị, được. - Cơm bị thiu. - Nó bị ngã. - Em bị đau bụng. - Bách được đi bơi.
  16. I. Câu chủ động và câu bị động II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 1. Ví dụ: (SGK-57) 2. Nhận xét:
  17. Chọn câu để điền vào dấu ba chấm. Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại. Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay , tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến. (Khánh Hoài) a. Mọi người yêu mến em. b. Em được mọi người yêu mến.
  18. - Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại. Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay. Mọi người yêu mến em, tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến. (Khánh Hoài) - Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại. Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay. Em được mọi người yêu mến, tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến. (Khánh Hoài)
  19. - Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại. Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay. Em được mọi người yêu mến, tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến. (Khánh Hoài)  Chọn câu bị động tạo liên kết các câu thành mạch văn thống nhất hướng vào chủ đề.
  20. I. Câu chủ động và câu bị động II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 1. Ví dụ: (SGK-57) 2. Nhận xét: - Chọn câu b → tạo liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất hướng vào chủ đề. 3. Ghi nhớ: SGK-58
  21. Thể lệ: Các em xem tranh và đặt câu chủ động hoặc bị động theo nội dung bức tranh.
  22. 1. Ông lão thả cá vàng xuống biển. 2. Cá vaøng được ông lão thả xuống biển.
  23. I. Câu chủ động và câu bị động II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động III. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 1. Ví dụ: (SGK-64) 2. Nhận xét: Hai câu sau có gì giống và khác nhau? * Ví dụ 1: câu a, b a. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ - Giống: ông vải đã được hạ xuống từ hôm “hóa vàng”. + Cùng đối tượng miêu tả. b. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hóa + Cùng là câu bị động. vàng”. - Khác: + Câu a chứa từ “ được”. Hãy trình bày quy tắc chuyển đổi câu + Câu b không không chủ động thành mỗi kiểu câu bị động. chưa từ được.
  24. a. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm “hóa vàng”. Câu bị động. b. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hóa vàng”. Câu bị động. Người ta đã hạ cánh màn điều trên đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm “ hóa vàng”. Câu chủ động.
  25. a. Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải CTHĐ HĐ ĐTHĐ xuống từ hôm " hóa vàng“, Câu chủ động b. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được ĐTHĐ (người ta) hạ xuống từ hôm " hóa vàng“. Câu bị động CTHĐ HĐ c. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống ĐTHĐ HĐ từ hôm " hóa vàng" Câu bị động
  26. Sơ đồ chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: *Cách 1: Có dùng được/bị. Câu chủ CTHĐ HĐ ĐTHĐ động: Câu bị động: ĐTHĐ được / bị (CTHĐ) HĐ Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm “ hóa vàng”. *Cách 2: Không có dùng được/ bị. Câu chủ CTHĐ HĐ ĐTHĐ động: Câu bị động: ĐTHĐ HĐ Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “ hóa vàng”.
  27. I. Câu chủ động và câu bị động II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động III. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 1. Ví dụ: (SGK-64) 2. Nhận xét: * Ví dụ 1: câu a, b - Giống: + Cùng đối tượng miêu tả. + Cùng là câu bị động. - Khác: + Câu a chứa từ “ được”. + Câu b không không chưa từ được. - Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: + Cách 1: Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy. + Cách 2: Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
  28. ? Những câu sau có phải là câu bị động không? - Bạn em được giải Nhất trong kì thi học sinh giỏi. - Tay em bị đau. → Không phải câu bị động vì không có câu chủ động tương ứng.
  29. I. Câu chủ động và câu bị động II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động III. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 1. Ví dụ: (SGK-64) 2. Nhận xét: * Ví dụ 1: câu a, b - Giống: + Cùng đối tượng miêu tả. + Cùng là câu bị động. - Khác: + Câu a chứa từ “ được”. + Câu b không không chưa từ được. - Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: + Cách 1: Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy. + Cách 2: Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. * Ví dụ 3: câu a và b: Các câu đã cho không phải là câu bị động vì nó không có câu chủ động tương ứng.
  30. I. Câu chủ động và câu bị động II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động III. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 1. Ví dụ: (SGK-64) 2. Nhận xét: 3. Ghi nhớ: (SGK – 64)
  31. Bài tập nhanh Cho câu chủ động sau: Gió làm lật thuyền. Em hãy chuyển thành hai câu bị động theo 2 cách vừa học ? Câu 1: Thuyền bị gió làm lật. Câu 2: Thuyền lật. - Câu bị động có bị mang ý nghĩa tiêu cực - Câu bị động có được mang ý nghĩa tích cực ? Tại sao em chọn “bị” mà không chọn “được” ? Vậy ý nghĩa của bị và được khác nhau như thế nào ? Chúng ta cùng quay trở lại ví dụ 1. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm “hóa vàng”. Mong muốn hạ xuống 2. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã bị hạ xuống từ hôm “hóa vàng”. Không mong muốn hạ xuống
  32. DẶN DÒ * Học bài cũ chuyển đổi chủ động thành câu bị động: + Khái niệm câu chủ động và câu bị động. + Nắm được tác dụng của câu bị động. + Nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. + Làm bài tập 3 còn lại. * Chuẩn bị bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. Dấu gạch ngang.
  33. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC THẦY, CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH!