Bài giảng Sinh học lớp 11 - Tiết 18, Bài 19: Tuần hoàn máu (Tiếp theo)

ppt 29 trang thuongnguyen 4750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học lớp 11 - Tiết 18, Bài 19: Tuần hoàn máu (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_lop_11_tiet_18_bai_19_tuan_hoan_mau_tiep.ppt

Nội dung text: Bài giảng Sinh học lớp 11 - Tiết 18, Bài 19: Tuần hoàn máu (Tiếp theo)

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ CÂU 1. TRÌNH BÀY CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN CÂU 2: KỂ TÊN CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT
  2. Hệ tim mạch trong hoạt động như thế nào để có thể vận chuyển các chất đi khắp cơ thể? Tim Hệ thống mạch máu Dịch tuần hoàn
  3. NỘI DUNG: III. HOẠT ĐỘNG CỦA TIM 1.Tính tự động của tim 2. Chu kì hoạt động của tim IV. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH 1. Cấu trúc của hệ mạch 2. Huyết áp 3. Vận tốc máu
  4. III. HOẠT ĐỘNG CỦA TIM 1. Tính tự động của tim - Khả năng co giãn tự động theo chu kỳ của tim được gọi là tính tự động của tim. - Tính tự động của tim là do hệ dẫn truyền tim. 6
  5. • Cơ chế hoạt động của hệ dẫn truyền tim: Nút xoang nhĩ Cơ tâm nhĩ Tâm nhĩ co phát xung điện Nút nhĩ thất Tâm Cơ tâm Mạng lưới thất co thất Puôckin Bó His
  6. 2. Chu kỳ hoạt động của tim Vì sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi? 0 0,1 00,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 Tâm nhĩ Tâm thất 0,1s 0,3s 0,4s Tâm nhĩ co Tâm thất co Dãn chung - Mỗi chu kì hoạt động của tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha dãn chung.
  7. b. Nhịp tim • Nhịp tim là số chu kì tim trong một phút. • Ví dụ: ✓ Ở người trưởng: 75 lần/phút ✓ Trẻ em (5 - 10 tuổi): 90-110 lần/phút
  8. 2. Chu kỳ hoạt động của tim • Nhịp tim của thú: Hãy quan sát bảng sau: Động vật Nhịp tim/phút Voi 25 - 40 Trâu 40 – 50 Bò 50 – 70 Lợn 60 – 90 Mèo 110 – 130 Chuột 720 - 780 Cho biết mối liên quan giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể? Tại sao có sự khác nhau về nhịp tim giữa các loài động➢ ĐV vật?càng nhỏ tim đập càng nhanh và ngược lại.
  9. IV. Hoạt động của hệ mạch Hệ thống mạch máu
  10. 2. Huyết áp • Huyết áp là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch.
  11. 2 Huyết áp b. Các trị số huyết áp  • Huyết áp tâm thu: là số đo ghi được khi tim co lại, đẩy máu đi. • Huyết áp tâm trương: là số đo ghi được khi buồng tim dãn ra, nhận máu về. • Những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp: ✓ Sức co bóp của tim ✓ Sức cản ngoại biên ✓ Khối lượng máu ✓ Độ quánh của máu
  12. 3. Vận tốc máu • Ví dụ: Tốc độ máu chảy trong:  ✓ Động mạch chủ ≈ 500mm/s, ✓ Mao mạch ≈ 0.5mm/s, ✓ Tĩnh mạch chủ ≈ 200mm/s Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây. Vận tốc máu liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
  13. • Sự biến động của vận tốc máu trong hệ mạch: Tốc độ máu giảm dần a từ động mạch chủ đến tiểu động mạch. Tốc độ b máu thấp nhất trong mao mạch và tăng dần Động mạch Mao mạch Tĩnh mạch từ tiểu tĩnh mạch đến Hình 19.4. Biến động của vận tốc tĩnh mạch chủ. trong hệ mạch a) Vận tốc máu; b) Tổng tiết diện mạch
  14. Hình: Biến động của vận tốc máu và huyết áp trong hệ mạch. a) Huyết áp b) Vận tốc máu c) Tổng tiết diện mạch Nhận xét sự biến động của huyết áp so với vận tốc máu. Phân biệt huyết áp và vận tốc máu.
  15. Hoạt động nhóm: Vấn đề 1: (Nhóm 1 ) ✓ Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết giảm? ✓ Tại sao khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm? Vấn đề 2: (Nhóm 2 ) Nghiên cứu hình19.3 và bảng19.2 SGK ✓ Mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch và giải thích tại sao có sự biến động đó. ✓ Tại sao ở người huyết áp được đo ở cánh tay? Vấn đề 3: (Nhóm 3 ) ✓ Tại sao nói tăng huyết áp là kẻ thù giết người thầm lặng? ✓ Cần phải làm gì để huyết áp ổn định? Vấn đề 4: ( Nhóm 4) ✓ Làm thế nào để có một trái tim khỏe mạnh?
  16. Đáp án Vấn đề 1: ✓ Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết giảm? • Tim đập nhanh, mạnh sẽ bơm 1 lượng máu lớn lên ĐM gây ra áp lực mạnh lên ĐM huyết áp tăng lên. • Tim đập chậm, yếu thì lượng máu bơm lên ĐM ít gây áp lực yếu lên ĐM huyết áp giảm. ✓ Tại sao khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm? ➔ Khi bị mất máu, lượng máu trong mạch giảm áp lực tác dụng lên thành mạch giảm huyết áp giảm.
  17. Đáp án Vấn đề 2: ✓ Mô tả sự biến động huyết áp trong hệ mạch. ➔ Trong hệ mạch, từ ĐM chủ đến TM chủ thì huyết áp giảm dần. Giải thích sự biến động của huyết áp: ➔ Do sự ma sát giữa máu với thành mạch và sự ma sát của các phần tử máu với nhau khi máu chảy trong mạch. ✓ Tại sao ở người huyết áp được đo ở cánh tay? ➔ Cánh tay là nơi hệ mạch gần tim nhất khi đo cánh tay người không phải chịu một áp lực nào, hơn nữa cánh tay có cấu trúc mạch bên dễ đo và đo chính xác .
  18. Đáp án Vấn đề 3: ✓ Tại sao nói tăng huyết áp là kẻ thù giết người thầm lặng? • Tim: gây dày thành tâm thất trái, loạn tim → suy tim, hẹp ĐM vành, gây thiếu máu trong tim, nhồi máu cơ tim. • Não: mạch máu dễ bị vỡ, đặc biệt là ở não → xuất huyết não dễ đến tử vong hoặc bại liệt. • Thận: tăng huyết áp ở ĐM thận lâu ngày → tổn thương cầu thận → suy thận. ✓ Cần phải làm gì để huyết áp ổn định? • Lao động, tập thể dục thường xuyên vừa sức. • Tránh thức khuya, không hút thuốc, uống cà phê, uống rượu. • Cần ăn uống đủ chất, không ăn quá no, đặc biệt hạn chế thức ăn giàu Colesterol (thịt và mỡ động vật ). • Thường xuyên xoa bóp để máu lưu thông trong hệ mạch.Về mùa đông không nên tắm nước lạnh đột ngột dễ gây tai biến tim mạch.
  19. Làm thế nào để có một trái tim khỏe mạnh ????
  20. Ăn nhiều loại trái cây, rau quả và cá
  21. Giảm chất béo
  22. Tập thể dục thể thao thường xuyên
  23. Không hút thuốc lá
  24. BÀI TẬP CỦNG CỐ Câu 1. Cấu trúc nào sau đây không thuộc hệ dẫn truyền của tim là: A. Nút xoang nhĩ *B. Van nhĩ - thất B. Bó His D. Mạng lưới Puôc – kin Câu 2. Ở pha co tâm thất xãy ra hiện tượng nào sau đây? A. Van nhĩ - thất mở ra B. Áp suất tâm nhĩ tăng lên C.* Huyết áp động mạch tăng lên D. Van giữa động mạch và tâm nhĩ đóng lại Câu 3. Huyết áp tối đa xuất hiện ở giai đoạn nào của chu kì tim: A. Co tâm nhĩ B.* Co tâm thất C. Dãn tâm nhĩ D. Dãn toàn bộ tim Câu 4. Thời gian làm việc và nghĩ ngơi của tâm thất là: A. Co 0,1s và dãn 0,7s B. Co 0,3 và dãn 0,4s C. Co 0,4s và dãn 0,4s D.* Co 0,3s và dãn 0.5s Câu 5. Huyết áp trong hệ mạch tăng dần theo chiều: A. Động mạch >Mao mạch > Tĩnh mạch B. Mao mạch > Động mạch > Tĩnh mạch C.* Tĩnh mạch Tĩnh mạch > Động mạch
  25. DẶN DÒ - Học bài và trả lời câu lệnh trang 83 của sách giáo khoa. - Đọc trước bài 20.
  26. XIN CHAÂN THAØNH CAÛM ÔN CHÚC CÁC EM HỌC TỐT