Bài giảng Vật lí 10 - Bài 28: Cấu tạo chất thuyết động học phân tử chất khí - Mai Thị Hải Vân

pptx 20 trang minh70 3660
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí 10 - Bài 28: Cấu tạo chất thuyết động học phân tử chất khí - Mai Thị Hải Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_10_bai_28_cau_tao_chat_thuyet_dong_hoc_phan.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí 10 - Bài 28: Cấu tạo chất thuyết động học phân tử chất khí - Mai Thị Hải Vân

  1. Giáo viên: Mai Thị Hải Vân THPT Bạch Đằng
  2. PHẦN HAI: NHIỆT HỌC CHƯƠNG V: CHẤT KHÍ BÀI 28 CẤU TẠO CHẤT THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ
  3. I. CẤU TẠO CHẤT 1. Những điều đã học về cấu tạo chất Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là Đặc phân tử. điểm về Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. cấu tạo Các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. chất Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
  4. Theo nội dung về cấu tạo chất thì các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng, Vậy tại sao các vật vẫn giữ được thể tích và hình dạng của chúng?
  5. I. CẤU TẠO CHẤT 2. Lực tương tác phân tử • Các vật có thể giữ được hình dạng và thể tích của chúng là do giữa các phân tử cấu tạo nên vật đồng thời có lực hút và lực đẩy. • Độ lớn của các lực này phụ thuộc vào khoảng cách giữa các phân tử. Khoảng cách Lực tương tác Nhỏ Đẩy > Hút Lớn Hút > Đẩy Rất lớn Không đáng kể
  6. Coi hai phân tử đứng cạnh nhau như hai quả cầu. Coi liên kết giữa hai phân tử như một lò xo. + Hai phân tử ở gần nhau: tổng hợp lực liên kết là lực đẩy. + Hai phân tử ở xa nhau : tổng hợp lực liên kết là lực hút.
  7. C1: Tại sao hai thỏi chì có mặt đáy phẳng đã được mài nhẵn tiếp xúc với nhau thì chúng hút nhau? Tại sao hai mặt không được mài nhẵn thì lại không hút nhau? Vì khi cho hai thỏi chì có mặt đáy phẳng đã được mài nhẵn tiếp xúc với nhau đó khoảng cách giữa các phân tử ở 2 thỏi rất gần nhau làm cho lực hút giữa chúng là đáng kể - hai thỏi chì khi đó hút nhau. Còn khi hai mặt không được mài nhẵn thì khoảng cách giữa các phân tử ở hai thỏi chỗ tiếp xúc là lớn hơn nên lực hút khi đó không đủ lớn để chúng hút nhau được.
  8. Tại sao có thể sản xuất thuốc viên bằng cách nghiền nhỏ dược phẩm rồi cho vào khuôn nén mạnh? Việc nghiền nhỏ dược phẩm rồi cho vào khuôn nén mạnh chính là làm cho các phân tử, nguyên tử ở gần nhau hơn, tạo ra lực hút lớn hơn. Nếu bẻ đôi viên thuốc rồi dùng tay ép sát hai mảnh lại thì hai mảnh không thể dính liền với nhau. Tại sao? Nếu bẻ đôi viên thuốc rồi dùng tay ép mạnh thì lực ép của tay ta không đủ lớn để các nguyên tử, phân tử lại gần nhau hơn nên hai mảnh không thể dính liền nhau.
  9. I. CẤU TẠO CHẤT 3. Các thể rắn, lỏng, khí NỘI DUNG THỂ RẮN THỂ LỎNG THỂ KHÍ Khoảng cách Rất gần Gần nhau Xa nhau phân tử nhau Lực tương tác Rất lớn Lớn Rất nhỏ phân tử (Khí < lỏng< rắn) Chuyển động Dao động quanh Dao động quanh Chuyển động phân tử một vị trí cân một vị trí cân bằng tự do theo mọi bằng cố định di chuyển hướng (hỗn loạn) Hình dạng Xác định Phụ thuộc vào Không xác phần bình chứa nó định Thể tích Xác định Xác định Không xác định
  10. II. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ 1. Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí. - Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng. - Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng cao. - Khi chuyển động hỗn loạn, các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình gây ra áp suất lên thành bình.
  11. II. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ 2. Khí lí tưởng Thể tích riêng của phân tử rất nhỏ so với thể tích bình chứa CHẤT ĐIỂM Chỉ tương tác khi va chạm Chất khí lí tưởng là chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm.
  12. KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. CẤU TẠO CHẤT. 1. Các đặc điểm cấu tạo 2. Các thể rắn, lỏng, khí. chất: NỘI DUNG THỂ RẮN THỂ LỎNG THỂ KHÍ + Các chất được cấu tạo từ các Khoảng cách Rất gần nhau Gần nhau Xa nhau phân tử riêng biệt. phân tử Tương tác phân Rất lớn Lớn Rất nhỏ + Các phân tử chuyển động tử không ngừng. Chuyển động Dao động quanh Dao động quanh Tự do về mọi + Các phân tử chuyển động càng phân tử các VTCB cố các VTCB, phía định nhưng những vị nhanh thì nhiệt độ của vật càng trí này không cố cao. định mà di chuyển + Giữa các phân tử có lực tương Hình dạng Xác định Bình chứa Không xác định tác, lực này phụ thuộc vào Thể tích Xác định Xác định Không xác định khoảng cách giữa các phân tử.
  13. KIẾN THỨC CẦN NHỚ II. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ 1. Nội dung cơ bản - Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng. - Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng cao. - Khi chuyển động hỗn loạn, các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình gây ra áp suất lên thành bình. 2. Khí lí tưởng. - Là chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm.
  14. CỦNG CỐ Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cấu tạo chất? A. Các chất được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ bé. B. Các phân tử luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng. C. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. D. Giữa các phân tử có lực tương tác.
  15. CỦNG CỐ Câu 2. Nguyên nhân cơ bản nào sau đây gây ra áp suất của chất khí: A. Do chất khí thường có khối lượng riêng nhỏ. B. Do chất khí có thể tích lớn. C. Do khi chuyển động các phân tử khí va chạm với nhau và va chạm vào thành bình. D. Do chất khí thường được đựng trong bình kín.
  16. CỦNG CỐ Câu 3. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử A. chỉ có lực đẩy. B. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút. C. chỉ lực hút. D. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ lực hút.
  17. CỦNG CỐ Câu 4. Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử ở thể khí? A. chuyển động không ngừng. B. chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. C. Giữa các phân tử có khoảng cách. D. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động.
  18. CỦNG CỐ Câu 5. Nhận xét nào sau đây không phù hợp với khí lí tưởng? A. Thể tích các phân tử có thể bỏ qua. B. Các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm. C. Các phân tử chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao. D. Khối lượng các phân tử có thể bỏ qua.