Bài giảng Vật lí 10 - Bài học 38: Sự chuyển thể của các chất

pptx 27 trang minh70 4764
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí 10 - Bài học 38: Sự chuyển thể của các chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_10_bai_hoc_38_su_chuyen_the_cua_cac_chat.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí 10 - Bài học 38: Sự chuyển thể của các chất

  1. Khí Nóng chảy Rắn Lỏng Đông đặc
  2. II. Sự bay hơi Sự bay hơi là gì ?
  3. II. Sự bay hơi Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi. Quá trình chuyển từ thể khí (hơi) sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
  4. II. Sự bay hơi 1. Thí nghiệm *Quan sát hình ảnh sau: Nước mưa trên đường nhựa đã biến đi đâu, khi Mặt Trời lại xuất hiện sau cơn mưa?
  5. II. Sự bay hơi 1. Thí nghiệm Kết quả: + Nước đã bốc thành hơi bay vào không khí + Hơi nước từ cốc đã bay lên đọng thành nước * Nếu đổ một lớp nước * Nếu đặt bản thủy lên trên mặt đĩa nhôm. tinh gần miệng cốc Sau đó ta thổi nhẹ lên nước nóng, thì hiện mặt nước này hoặc hơ tượng gì sẽ xảy ra? nóng đĩa này, thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
  6. II. Sự bay hơi 1. Thí nghiệm Nguyên nhân: ( sgk ) *Là do một số phân tử chất lỏng ở mặt thoáng có động năng lớn nên thắng được công cản do lực hút của các phân tử chất lỏng nằm trên mặt thoáng để thoát ra khỏi mặt thoáng và trở thành phân tử hơi của chính chất ấy. *Đồng thời khi đó cũng xảy ra quá trình ngưng tụ do một số phân tử hơi chuyển động nhiệt hỗn loạn va chạm vào mặt thoáng và bị các phân tử chất lỏng nằm trên mặt thoáng hút.
  7. C2: Nhiệt độ của khối chất lỏng khi bay hơi tăng hay giảm? Tại sao? Khi chất lỏng bay hơi: nhiệt độ tăng → do các phân tử chất lỏng có động năng lớn thoát ra khỏi bề mặt của khối chất lỏng → giảm bớt năng lượng → nhiệt độ của nó giảm.
  8. Lưu ý: Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bất kì và luôn kèm theo sự ngưng tụ. * Nếu số phân tử chất lỏng thoát khỏi bề mặt chất lỏng nhiều hơn số phân tử hơi bị hút vào → ta nói chất lỏng bị “bay hơi”. * Nếu số phân tử hơi bị hút vào trong chất lỏng nhiều hơn số phân tử chất lỏng thoát khỏi bề mặt chất lỏng → ta nói chất hơi bị “ngưng tụ”.
  9. Các bạn hãy quan sát những hình ảnh sau và cho biết tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? => Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ của chất lỏng.
  10. =>Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào gió.
  11. =>Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào mặt thoáng của chất lỏng.
  12. C3: Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc như thế nào vào nhiệt độ, diện tích bề mặt và áp suất phía trên bề mặt chất lỏng? Tại sao? • Khi nhiệt độ tăng → số phân tử chuyển động nhiệt có động năng đủ để thoát ra khỏi khối chất lỏng tăng → tốc độ bay hơi càng nhanh. • Khi diện tích mặt thoáng càng rộng thì số phân tử có cơ hội thoát ra càng lớn → tốc độ bay hơi càng tăng • Khi áp suất trên mặt chất lỏng càng nhỏ thì sự cản trở chuyển động thoát ra cản phân tử càng ít → tốc độ bay hơi tăng
  13. II. Sự bay hơi 1. Thí nghiệm Dùng ống xilanh để hút 1 ít ête lỏng vào trong ống rồi nút kín lại. Sau đó kéo pit-tông lên để tạo ra 1 khoảng trống trên bề mặt ête lỏng. Quan sát hiện tượng xảy ra?
  14. GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG LúcHiệnđầu tượngtốc độ bayxảy hơiranhanh: Quanhơnsáttốc độthấyngưngmứctụ nênêtemứclỏngêtetronglỏng sẽốnggiảm . Nhưnggiảmvìdầnmậtvàđộ cuốiphân tửcùnghơi êdừngte trênlạibề. mặt ête lỏng vẫn tiếp tục tăng nên hơi ête chưa bị bão hòa ta gọi đó là hơi khô. Áp suất hơi ête tăng dần → giảm tốc độ bay hơi → tăng tốc độ ngưng tụ . Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ thì quá trình bay hơi – ngưng tụ đạt trạng thái cân bằng động. Lúc đó hơi ête ở phía trên bề mặt ête lỏng được gọi là hơi bão hòa .
  15. II. Sự bay hơi 1. Thí nghiệm 2. Hơi khô và hơi bão hòa Thế nào là hơi khô? Hơi khô có tuân theo định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt không? * Khi tốc độ bay hơi lớn hơn tốc độ ngưng tụ, áp suất hơi tăng dần và hơi ở phía trên bề mặt chất lỏng là hơi khô. Hơi khô tuân theo định luật Bôi lơ – Mariôt.
  16. II. Sự bay hơi 1. Thí nghiệm 2. Hơi khô và hơi bão hòa *Khi tốcThếđộ baynào hơilàbằnghơi bãotốc độhòangưng? tụ, hơi ở phía trên bề mặt chất lỏng là hơi bão hòa có áp suất đạt giá trị cực đại gọi là áp suất hơi bão hòa. Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc và phụ thuộc *Áp suất hơivàobãonhữnghòayếukhôngtố nàophụ? thuộc thể tích và không tuân theo định luật Bôi lơ – Mariôt, nó chỉ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng.
  17. C4: Tại sao áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc thể tích và lại tăng theo nhiệt độ? *Khi nhiệt độ tăng → tốc độ bay hơi lớn→ áp suất hơi bão hòa tăng. *Khi thể tích chứa hơi bão hòa giảm → áp suất hơi bão hòa tăng → làm tăng tốc độ ngưng tụ, giảm tốc độ bay hơi → trạng thái cân bằng động → áp suất hơi bão hòa giữ nguyên.
  18. II. Sự bay hơi 1. Thí nghiệm 2. Hơi khô và hơi bão hòa 3. Ứng dụng * Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
  19. 3. Ứng dụng * Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên Sử dụng trong ngành Sử dụng trong kỹ thuật sản xuất muối làm máy lạnh
  20. Ứng dụng trong việc hóa lỏng khí tiện lợi cho việc vận chuyển và sử dụng chất khí
  21. Nồi áp suất Nồi áp suất là một vận dụng không thể thiếu ở nhà bếp, nó giúp cho việc nấu chín thêm nhanh, tiện lợi và đặc biệt là không phá hủy các chất bổ dưỡng.
  22. Nồi áp suất là loại nồi nấu có nắp đậy thật kín. Khi nấu do hơi trong nồi tăng cao nhưng không thoát ra ngoài được nên áp suất trong nồi tăng lên và kéo theo nhiệt độ trong nồi tăng cao; nhờ đó mà thức ăn nấu chín rất nhanh. Nồi áp suất có nhiều công dụng trong hầm nấu thức ăn; nhưng hai ưu điểm chính của nó là nấu chín rất nhanh ít hao nhiên liệu và không tiêu hủy các chất bổ dưỡng trong thực phẩm.
  23. Điều hòa khí hậu