Bài giảng Vật lí 10 - Bài 29: Quá trình đẳng nhiệt​ - Định luật Bôi - Lơ - Ma - Ri - Ốt - Hồ Chí Công

pptx 20 trang minh70 5010
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí 10 - Bài 29: Quá trình đẳng nhiệt​ - Định luật Bôi - Lơ - Ma - Ri - Ốt - Hồ Chí Công", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_10_bai29_quatrinh_dangnhiet_dinhluatboi_lo.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí 10 - Bài 29: Quá trình đẳng nhiệt​ - Định luật Bôi - Lơ - Ma - Ri - Ốt - Hồ Chí Công

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM TỔ VẬT LÝ – KTCN VẬT LÝ 10 BÀI 29: QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ – MA-RI-ỐT GIÁO VIÊN: HỒ CHÍ CÔNG
  2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nêu các nội dung chính của thuyết động học phân tử chất khí?
  3. Kiểm tra bài cũ Câu 2: Khi nén một lượng khí xác định trong xilanh. Em có nhận xét gì về sự biến đổi của thể tích, mật độ các phân tử và áp suất khí trong xilanh?
  4. BÀI 29: QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ – MA-RI-ỐT Vật lý 10 – THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
  5. I. Trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái 1. Trạng thái: Hình 1: Khối khí có thể tích V1 ; áp suất p1, và nhiệt độ tuyệt đối T1. Hình 2: Khối khí có thể tích V2 ; áp suất p2, và nhiệt độ tuyệt đối T2.
  6. I. Trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái 1. Trạng thái: - Trạng thái của một lượng khí được xác định NhiÖt ®é T bởi: p, V, T. 2. Thông số trạng thái: Thể tích V - Các đại lượng p, V, T được gọi là thông số Áp suất p trạng thái. - Phương trình thiết lập mối quan hệ giữa các thông số trạng thái gọi là phương trình trạng thái
  7. I. Trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái 3. Quá trình: Trạng thái 1: p1, V1, T1 Trạng thái 2: p2,V2, T2  Quá trình một lượng khí chuyển từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 gọi là quá trình biến đổi trạng thái. Đẳng quá trình: là quá trình biến đổi trạng thái, trong đó có một thông số trạng thái giữ nguyên.
  8. II. Quá trình đẳng nhiệt Quá trình đẳng nhiệt là quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi. T= T = T Trạng thái 1: 1 2 Trạng thái 2 : p1, V1, T1 p2, V2, T1
  9. III. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt 1. Thí nghiệm - Gồm một pittông và xilanh. - Xilanh được nối với một áp kế đo áp suất chất khí trong xilanh. - Xilanh có in thước chia khoảng cách để đo độ cao cột không khí trong xilanh (đo V).
  10. III. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt 2. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích. 1 p ~ Hay p.V = hằng số (1) V Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt viết cho 2 trạng thái là: (2) p1V1= p2V2
  11. IV. Đường đẳng nhiệt Từ biểu thức p.V = a p = a/V y = a/x. Vậy p là hàm của V. đường biểu diễn sự biến thiên của p theo V của một lượng khí xác định khi T không đổi là gọi đường đẳng nhiệt. 1. Định nghĩa : Đường đẳng nhiệt là đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi.
  12. IV. Đường đẳng nhiệt
  13. IV. Đường đẳng nhiệt p 2 p2 (T2 > T1) p1 T2 1 T1 V
  14. IV. Đường đẳng nhiệt 2. Nhận xét - Trong hệ trục (p,V) đường đẳng nhiệt là đường hypebol. - Đường đẳng nhiệt nằm trên ứng với nhiệt độ cao hơn đường đẳng nhiệt nằm dưới.
  15. TRÒ CHƠI Ô CHỮ 1 K H Ô N G Đ Ổ I 2 T Ỉ L Ệ N G H Ị C H 3 N H Á N H H Y P E B O L 4 B A T H Ô N G S Ố P V T 5 B Ô I L Ơ M A R I Ố T Trong quá trình đẳng nhiệt thì nhiệt CácQuanTênđại địnhhệlượng giữa luậtđược p đượcvà dùngV trongdùngđể môchoquátả quátrìnhtrạng trình độ có giá trị như thế nào? Dạngtháiđẳng đườngcủa nhiệtmột đẳng ?lượngđẳngnhiệtkhí nhiệttrêngọilàlàhệgì gìtrục? ? p,V là gì?
  16. Củng cố, vận dụng Câu 1: Hình ảnh nào thể hiện định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt? A B
  17. Củng cố, vận dụng Câu 2: Khi đẩy pittông xuống từ từ thì thể tích và áp suất khối khí trong ống bơm thay đổi như thế nào? Giải thích? Quá trình diễn ra chậm, ta coi như T = const. Áp dụng ĐL B - M p.V = const, V giảm => p tăng
  18. Củng cố, vận dụng Câu 3: Đồ thị nào sau đây không biểu diễn quá trình đẳng nhiệt? p V p p O O O O t t V V A B C D Đáp án C
  19. Củng cố, vận dụng Câu 4: Một khối khí có thể tích 4 lít ở áp suất 105 Pa. Nếu nén thể tích khối khí xuống còn 2 lít thì áp suất của khối khí lúc này là bao nhiêu? Giải Theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt ta có: p1V1= p2V2 pV11 Vậy p2 = V2 5 Thay số vào ta có kết quả: p2= 2.10 Pa
  20. THE END. Các em hãy vào ViettelStudy để làm thêm bài tập trắc nghiệm trực tuyến nhé. Giáo viên: Hồ Chí Công