Bài giảng Vật lí 10 - Ôn tập động năng – Thế năng

pptx 19 trang minh70 7320
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí 10 - Ôn tập động năng – Thế năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_10_on_tap_dong_nang_the_nang.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí 10 - Ôn tập động năng – Thế năng

  1. ÔN TẬP ĐỘNG NĂNG – THẾ NĂNG Môn Vật lí 10 GV: Mai Thị Hải Vân Trường THPT Bạch Đằng
  2. A. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. ĐỘNG NĂNG – ĐỘ BIẾN THIÊN ĐỘNG NĂNG. 1. Động năng. a. Định nghĩa. - Động năng là năng lượng của một vật có được do nó đang chuyển động. m: khối lượng (kg) mv2 b. Công thức: W = với v: vận tốc (m/s) d 2 Wđ: động năng (J) c. Đặc điểm: + Động năng là đại lượng vô hướng, không âm. + Động năng có tính tương đối phụ thuộc vào hệ quy chiếu. 2. Độ biến thiên động năng: WWWd = d21 − d = A ngluc
  3. A. KIẾN THỨC CƠ BẢN II. THẾ NĂNG. 1. Thế năng trọng trường. a. Định nghĩa. - Thế năng trọng trường là dạng năng lượng tương tác giữa Trái đất và vật, phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường. b. Công thức: Wt = mgz với z: độ cao của vật so với gốc thế (m) c. Đặc điểm: + Thế năng trọng trường là đại lượng vô hướng, nhận giá trị đại số. + Thế năng trọng trường có tính tương đối phụ thuộc vào gốc thế mà ta chọn.
  4. A. KIẾN THỨC CƠ BẢN II. THẾ NĂNG. 2. Thế năng đàn hồi. a. Định nghĩa. - Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi. k: độ cứng của lò xo (N/m) kl( )2 b. Công thức: W = với ∆l: độ biến dạng của lò xo (m) t 2 Wt: thế năng đàn hồi (J) c. Đặc điểm: + Thế năng đàn hồi là đại lượng vô hướng, không âm.
  5. B. BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 1: Một vật khối lượng 1kg đang chuyển động trên mặt phẳng ngang không ma sát với vận tốc 2m/s thì chịu tác dụng của một lực kéo cũng theo phương ngang. Sau khi đi được quãng đường 6m thì vật đạt vận tốc 8 m/s. a. Tính động năng của vật tại hai thời điểm trên. b. Tính độ lớn lực kéo tác dụng vào vật.
  6. B. BÀI TẬP TỰ LUẬN Tóm tắt Giải: m = 1kg a. Áp dụng công thức tính động năng ta có: v = 2m/s mv2 1.22 1 W2=1 = = J S = 6 m d1 22 2 2 mv2 1.8 v2 = 8 m/s Wd 2 = = = 32J 22 a. Wđ1? Wđ2? b. Fk? b. Áp dụng định lí động năng: WW.d21− d =AFS Fk = k 32 − 2 = Fk .6 =FNk 5
  7. B. BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 2: Một vật khối lượng 1kg được đưa lên độ cao 2m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Tính thế năng của vật. Tóm tắt: Giải: m = 1 kg Chọn gốc thế tại mặt đất. z = 2m Wt = mgz = 1.10.2 = 20 J g = 10 m/s2 Wt?
  8. B. BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 3: Một vật khối lượng 2kg được gắn vào đầu 1 lò xo đàn hồi độ cứng 100N/m. Kéo vật sao cho lò xo giãn 2cm. Tính thế năng vật có được. Tóm tắt: Giải: m = 2 kg Áp dụng công thức tính thế k = 100 N/m năng đàn hồi: 2 ∆l = 2cm = 0,02m kl( ) Wt = W ? 2 t 100.0,022 WJ = = 0,02 t 2
  9. C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Khi nào vật có động năng? A. vật chuyển động. B. vật đứng yên. C. vật bị biến dạng. D. vật ở độ cao h so với mặt đất.
  10. C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 2: Động năng của một vật phụ thuộc vào A. khối lượng của vật. B. vận tốc của vật. C. kích thước của vật. D. khối lượng và vận tốc của vật.
  11. C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 3: Khi khối lượng của vật tăng lên 2 lần thì động năng của vật sẽ A. tăng lên 2 lần. B. giảm đi 2 lần. C. tăng lên 4 lần. D. giảm đi 4 lần.
  12. C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 4: Khi vận tốc của vật tăng lên 2 lần thì động năng của vật sẽ A. tăng lên 2 lần. B. giảm đi 2 lần. C. tăng lên 4 lần. D. giảm đi 4 lần.
  13. C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 5: Trong các câu sau đây câu nào là sai? Động năng của vật không đổi khi vật A. chuyển động thẳng đều. B. chuyển động với gia tốc không đổi. C. chuyển động tròn đều. D. chuyển động cong đều.
  14. C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 6: Dạng năng lượng tương tác giữa Trái đất và vật là A. Thế năng đàn hồi. B. Động năng. C. Cơ năng. D. Thế năng trọng trường.
  15. C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 7: Một vật nằm yên có thể có: A. Thế năng B. Vận tốc C. Động năng D. Động lượng
  16. C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 8: Thế năng trọng trường của một vật không phụ thuộc vào A. Vị trí vật. B. Khối lượng vật. C. Vận tốc vật. D. Độ cao của vật so với gốc thế.
  17. C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 9: So sánh không đúng giữa thế năng trọng trường với thế năng đàn hồi A. Cùng là một dạng năng lượng. B. Có dạng biểu thức khác nhau C. Đều phụ thuộc vào gốc thế năng. D. Đều là đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không
  18. C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 10: Thế năng đàn hồi của một vật không phụ thuộc vào A. độ cứng của lò xo. B. độ biến dạng của lò xo. C. khối lượng của vật. D. vị trí của gốc thế.