Bài giảng Vật lí 12 - Bài 21: Điện từ trường

ppt 21 trang minh70 8851
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí 12 - Bài 21: Điện từ trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_12_bai_21_dien_tu_truong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí 12 - Bài 21: Điện từ trường

  1. TRƯỜNG THPT KỸ THUẬT VIỆT TRÌ TỔ VẬT LÝ – HÓA - SINH - CÔNG NGHỆ BÀI 21 GIÁO VIÊN : PHAN THỊ THU HẰNG
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ Mạch dao động là gì?. Viết công thức tính chu kì và tần số dao động riêng của mạch dao động? Phát biểu mối quan hệ giữa q và i? Viết công thức năng lượng điện từ của mạch dao động? Một mạch dao động LC gồm tụ điện có điện dung 50pF và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 5mH. Chu kì dao động của mạch LC bằng bao nhiêu?.
  3. Faraday (Anh) MaxWell (Anh)
  4. EM CÓ BIẾT? Điện từ trường và sóng điện từ là 2 khái niệm trung tâm của 1 thuyết vật lý lớn: Thuyết điện từ. Sự ra đời của thuyết điện từ được đánh dấu từ 2 công trình nổi tiếng của Mắc-xoen: “Về những đường sức từ của Fa-ra-dây” (1856) “Lí thuyết động lực về điện từ trường” (1864)
  5. BÀI 21 : ĐIỆN TỪ TRƯỜNG I – MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐIỆN TRƯỜNG VÀ TỪ TRƯỜNG 1. Từ trường biến thiên và điện trường xoáy 2. Điện trường biến thiên và từ trường II – ĐIỆN TỪ TRƯỜNG VÀ THUYẾT ĐIỆN TỪ MẮC-XOEN 1. Điện từ trường 2. Thuyết điện từ Mắc-xoen
  6. BÀI 21 : ĐIỆN TỪ TRƯỜNG I – MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐIỆN TRƯỜNG VÀ TỪ TRƯỜNG 1. Từ trường biến thiên và điện trường xoáy C1:a) Phân Phát tích biểu thí định nghiệm luật cảmcảm ứngứng điệnđiện từ?từ của Fa-ra-dây Dòng điện cảm ứng iC xuất hiện trong mạch điện kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch
  7. Đường sức của Sự xuất hiện điện trường nằm dọc của iC chứng tỏ theo dây. Nó là một S điều gì đường cong kín N Hãy định nghĩa B điện trườngiC xoáy ? BC O E
  8. BÀI 21 : ĐIỆN TỪ TRƯỜNG I – MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐIỆN TRƯỜNG VÀ TỪ TRƯỜNG 1. Từ trường biến thiên và điện trường xoáy a) Phân tích thí nghiệm cảm ứng điện từ của Fa-ra-dây Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là đường cong kín
  9. BÀI 21 : ĐIỆN TỪ TRƯỜNG I – MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐIỆN TRƯỜNG VÀ TỪ TRƯỜNG Nêu các đặc điểm của đường sức của một điện trường tĩnh So sánh đường sức của hai điện trường : tĩnh và xoáy?
  10. Các đặc điểm của đường sức điện trường tĩnh a) Là những đường có hướng b) Là những đường không kín c) Qua mỗi điểm trong điện trường có 1 và chỉ 1 đường sức mà thôi. Các đường sức không cắt nhau. d) Nơi mà cường độ điện trường lớn thì các đường sức mau. Nơi mà cường độ điện trường nhỏ thì các đường sức thưa. So sánh : Giống nhau : ở điểm a), c), d) Khác nhau : ở điểm b)
  11. BÀI 21 : ĐIỆN TỪ TRƯỜNG I – MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐIỆN TRƯỜNG VÀ TỪ TRƯỜNG Tại những điểm nằm ngoài vòng dây có điện trường xoáy không? Vòng dây dẫn kín có vai trò gì hay không trong việc tạo ra điện trường xoáy? O là tâm của vòng dây, nếu không có vòng dây thì tại tâm O có điện trường xoáy không? Lúc đó ta có thể nói điều gì?
  12. BÀI 21 : ĐIỆN TỪ TRƯỜNG I – MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐIỆN TRƯỜNG VÀ TỪ TRƯỜNG 1. Từ trường biến thiên và điện trường xoáy a) Phân tích thí nghiệm cảm ứng điện từ của Fa-ra-dây Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là đường cong kín b) Kết luận Nếu tại 1 nơi có 1 từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện 1 điện trường xoáy
  13. BÀI 21 : ĐIỆN TỪ TRƯỜNG I – MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐIỆN TRƯỜNG VÀ TỪ TRƯỜNG 1. Từ trường biến thiên và điện trường xoáy 2. Điện trường biến thiên và từ trường a) Từ trường của mạch dao động
  14. dq i = dE dt i =Cd C dt L q = Cu ; u =Ed Có sự liên quan mật thiết giữa i với tốc độ biến thiên của E trong tụ điện. L Dòng điện dịch Dòng điện qua tụ tương ứng với sự biến thiên Dòng điện dẫn của E theo thời gian Xung quanh chỗ có E biến thiên trong tụ điện đã xuất hiện một từ trường B
  15. BÀI 21 : ĐIỆN TỪ TRƯỜNG I – MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐIỆN TRƯỜNG VÀ TỪ TRƯỜNG 1. Từ trường biến thiên và điện trường xoáy 2. Điện trường biến thiên và từ trường a) Từ trường của mạch dao động b) Kết luận Nếu tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường. Đường sức của từ trường bao giờ cũng khép kín
  16. BÀI 21 : ĐIỆN TỪ TRƯỜNG II – ĐIỆN TỪ TRƯỜNG VÀ THUYẾT ĐIỆN TỪ MẮC-XOEN 1. Điện từ trường Điện trường biến thiên và từ trường biến thiên liên quan mật thiết với nhau, là hai thành phần của một trường thống nhất – điện từ trường (trường điện từ) 2. Điện trường biến thiên và từ trường 4 phương trình diễn tả mối quan hệ giữa: điện tích – điện trường – dòng điện – từ trường sự biến thiên của từ trường theo thời gian và điện trường xoáy sự biến thiên của điện trường theo thời gian và từ trường
  17. TÓM TẮT BÀI HỌC Nếu tại 1 nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện điện trường xoáy Nếu tại 1 nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện từ trường Trường xoáy là trường có đường sức khép kín Điện từ trường là trường có 2 thành phần biến thiên theo thời gian, liên quan mật thiết với nhau là điện trường biến thiên và từ trường biến thiên
  18. CÂU HỎI VẬN DỤNG Câu 2 : Hãy chọn câu đúng? Đặt 1 hộp kín bằng sắt trong điện trường. Trong hộp kín sẽ A. Có điện trường B. Có từ trường C. Có điện từ trường D. Không có các trường nói trên
  19. CÂU HỎI VẬN DỤNG Câu 1 : Ở đâu xuất hiện điện trường? A. Xung quanh 1 điện tích đứng yên B. Xung quanh 1 dòng điện không đổi C. Xung quanh 1 ống dây điện D. Xung quanh một tia lửa điện
  20. CÂU HỎI VẬN DỤNG Câu 2 : Điểm nào dưới đây không thuộc về nội dung thuyết điện từ của Mắc-xoen ? A. Tương tác giữa các điện tích hoặc giữa điện tích với điện trường và từ trường B. Mối quan hệ giữa điện tích và sự tồn tại của điện trường và từ trường C. Mối liên hệ giữa sự biến thiên theo thời gian của từ trường và điện trường xoáy D. Mối quan hệ giữa sự biến thiên theo thời gian của điện trường và từ trường
  21. DẶN DÒ ❖ Học thuộc bài. ❖ Trả lời các câu hỏi sgk trang 111 ❖ Đọc trước bài 22 : SÓNG ĐIỆN TỪ