Bài giảng Vật lí 12 - Bài học 24: Tán sắc ánh sáng

pptx 15 trang minh70 8550
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí 12 - Bài học 24: Tán sắc ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_li_12_bai_hoc_24_tan_sac_anh_sang.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí 12 - Bài học 24: Tán sắc ánh sáng

  1. HỌC TẬP QUA MẠNG MÔN VẬT LÝ
  2. CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP TRỰC TUYẾN MÔN VẬT LÝ LỚP 12 HỌC KỲ II Chương 5: Sóng ánh sáng Bài 24: Tán sắc ánh sáng I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC NỘI DUNG II. VÍ DỤ MINH HỌA ÔN TẬP III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
  3. CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP TRỰC TUYẾN VẬT LÝ LỚP 12 HỌC KỲ II CHƯƠNG 5: SÓNG ÁNH SÁNG BÀI 24: TÁN SẮC ÁNH SÁNG I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC 1. Hiện tượng tán sắc ánh sáng a) Hiện tượng: Khi chiếu chùm ánh sáng mặt trời qua mặt phân cách hai môi trường trong suốt, chùm ánh sáng không những bị khúc xạ mà còn tách ra thành nhiều ánh sáng có màu sắc biến thiên liên tục từ màu đỏ đến màu tím. b) Chùm ánh sáng bị tách ra gọi là dải quang phổ, màu đỏ bị lệch ít nhất, màu tím bị lệch nhiều nhất. Thứ tự sắp xếp các màu của dải quang phổ là: Đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
  4. BÀI: TÁN SẮC ÁNH SÁNG I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC 2. Khái niêm về ánh sáng trăng, ánh sáng đơn sắc a) Ánh sáng đơn sắc: là ánh sáng chỉ có một màu. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua mặt phân cách hai môi trường trong suốt. b) Ánh sáng trắng: Ánh sáng trắng là ánh sáng có vô số ánh sáng đơn sắc. Ánh sáng mặt trời là ánh trắng, trong nó chứa vô số ánh sáng đơn sắc
  5. BÀI: TÁN SẮC ÁNH SÁNG I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC 3. Giải thích về hiện tượng tán sắc ánh sáng a) Điều kiện thứ nhất: để gây ra hiện tượng tán sắc là ánh sáng nguồn chứa nhiều màu b) Điều kiện thứ hai là ánh sáng đi qua mặt phân cách hai môi trường, chiết suất môi trường thứ hai đối với các màu đơn sắc khác nhau thì làm cho độ lệch của chúng khác nhau. Vì vậy ánh sáng tổng hợp ban đầu sau khi qua mặt phân cách hai môi trường nó bị tách ra nhiều hướng, nhưng gắn liền và liên tục tạo ra dải quang phổ. 4. Ứng dụng hiện tượng tán sắc
  6. Máy quang phổ lăng kính có tác dụng để phân tích mẫu vật nhận biết nhiệt độ hoặc thành phần cấu tạo của mẫu vật
  7. BÀI: TÁN SẮC ÁNH SÁNG II. VÍ DỤ MINH HỌA Ví dụ 1. Ánh sáng mặt trời là ánh sáng có A. vô số màu. B. bảy màu. C. màu vàng. D. một màu đỏ. Ví dụ 2. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng A. có vô số màu. B. bị tán sắc khi qua mặt phân cách hai môi trường trong suốt. C. không bị lệch khi qua mặt phân cách hai môi trường trong suốt. D. có một màu.
  8. BÀI: TÁN SẮC ÁNH SÁNG II. VÍ DỤ MINH HỌA Ví dụ 3. Nguyên nhân hiện tượng tán sắc ánh sáng có thể giải thích là do A. lực cản môi trường. B. chiết suất môi trường. C. độ PH của môi trường. D. mật độ phân tử của môi trường. Ví dụ 4. Tổng hợp vô số ánh sáng đơn sắc tạo ra ánh sáng A. có màu đỏ. B. có màu trắng. C. trong suốt không nhìn thấy. D. có màu hồng.
  9. BÀI: TÁN SẮC ÁNH SÁNG II. VÍ DỤ MINH HỌA Chú ý. Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng để tính toán góc lệch của các tia khúc xạ trong chùm ánh sáng khi tán sắc: n1sini = n2m sinr Trong đó: n2m là chiêt suất môi trường 2 đối với từng màu, giá trị n2m đối với từng màu có giá trị khác nhau
  10. BÀI: TÁN SẮC ÁNH SÁNG II. VÍ DỤ MINH HỌA Ví dụ 5. Chiếu xiên một chùm hẹp ánh sáng mặt trời từ không khí vào nước dưới góc tới 450. Chùm tia khúc xạ có vô số màu, trong đó màu đỏ có góc khúc xạ là 410, màu tím là 370. Hỏi chiết xuất của nước đối với hai mầu đó bằng bao nhiêu? Hướng dẫn Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng, ta có 0 0 nkk sin45 = n2đ sinrđ thay số sin 45 = n2đ sin 41 suy ra chiết suất của nước đối với màu đỏ là n2đ = 1,077 Tương tự như vậy đối với màu tím, tìm được chiết suất của nước đối với màu tím là n2t = 1,14
  11. BÀI: TÁN SẮC ÁNH SÁNG III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Bài tập trắc nghiệm được gửi qua LMS, chúc các em học tốt và làm được bài tập kiểm tra nộp về đúng thời gian. Tiết tiếp theo sẽ ôn tập bài Giao thoa ánh sáng. Các em theo dõi trên truyền hình để nắm phần lý thuyết trước khi ôn tập. TẠM BIỆT CÁC EM