Bài giảng Vật lí 12 - Tiết 18: Đặc trưng sinh lí của âm

ppt 19 trang minh70 3230
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí 12 - Tiết 18: Đặc trưng sinh lí của âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_12_tiet_18_dac_trung_sinh_li_cua_am.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí 12 - Tiết 18: Đặc trưng sinh lí của âm

  1. NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ LỚP 12A6
  2. Tiết 18: ĐẶC TRƯNG SINH LÍ CỦA ÂM
  3. I. Độ cao: 1. Khái niệm: - Cảm giác về sự trầm, bổng, cao,thanh của âm gọi là độ cao của âm
  4. I. Độ cao 1. Khái niệm: - Cảm giác về sự trầm bổng của âm gọi là độ cao của âm 2. Bản chất: -Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với tần số âm -Tần số càng thấp → âm Độcàng cao thấp gắn ( âmliền trầm) với đặc -Tần số càng cao→ âm càngtrưng cao vật ( âmlí nào bổng) của âm ? * Lưu ý: không thể nói tần số tăng gấp đôi thì độ cao của âm tăng gấp đôi f1 ( 880 Hz ) = 2.f2 ( 440 Hz ) Độ cao âm ( f1 ) ≠ 2 lần Độ cao âm ( f2 )
  5. Tại sao giọng nam lại trầm hơn giọng nữ?
  6. II. Độ to: 1. Khái niệm: - Cảm giác nghe âm “to” hay “nhỏ” gọi là độ to của âm 2. Bản chất: - Độ to của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với mức cường độ âm
  7. Bảng 10.2 Một vài mức cường độ âm ( âm nghe được, hạ âm, siêu âm) Nguồn âm L(dB) Lá rơi, tiếng thì thầm cách 1m 10 Vườn vắngvắng vẻ,vẻ, phòng phòng im im lặng lặng 20 Nhạc nhẹ, tiếng ồn trong nhà ở 40 Tiếng nói chuyện cách 1m 60 Tiếng ồn ngoài phố 80 Máy bay phản lực lúc cất cánh 130 Có thể lấy mức cường độ âm làm số đo độ to của âm được không?
  8. II. Độ to: 1. Khái niệm: - Cảm giác nghe âm “to” hay “nhỏ” gọi là độ to của âm 2. Bản chất: - Độ to của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với mức cường độ âm Lưu ý: không thể lấy mức cường độ âm L làm số đo độ to của âm được
  9. Hãy lắng nghe âm thanh được phát ra từ loại nhạc cụ có giống nhau hay không?
  10. . III. Âm sắc 1. Khái niệm: - Là sắc thái riêng của mỗi nguồn âm 2. Bản chất: - Là một đặc trưng sinh lí của âm - Giúp phân biệt âm do các nguồn khác nhau phát ra
  11. II. Âm sắc x Đồ thị dao động âm của sáo t x t Đồ thị dao động âm của kèn sacxô
  12. III. Âm sắc 1. Khái niệm: cảm giác về sắc thái khác nhau của âm do các nguồn âm khác nhau phát ra gọi là âm sắc 2. Bản chất: - Là một đặc trưng sinh lí của âm - Giúp phân biệt âm do các nguồn khác nhau phát ra - Âm sắc có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm - Lưu ý:Cùng một âm, đồÂm thị daosắc liênđộng quan âm khácđến đại nhau lượng nhưng tần số thì như nhau vật lí nào của âm ? Cơ chế hoạt động của đàn oocgan: Trong đàn oocgan có những mạch điện tạo ra dao động điện từ có đồ thị dao động giống hệt đồ thị dao động âm của các nhạc cụ. Khi đưa các dao động điện từ đó ra loa thì nó phát ra âm giống như các nhạc cụ đó.
  13. Củng cố: Cho các đại lượng sau: đồ thị dao động âm, độ cao, mức cường độ âm, âm sắc, độ to, tần số. Câu 1: Hãy chọn các đặc trưng sinh lí của âm? độ cao , độ to, âm sắc Câu 2: Hãy sắp xếp các đại lượng trên theo mối liên hệ tương ứng giữa các đặc trưng vật lí và đặc trưng sinh lí của âm? Đặc trưng vật lí Đặc trưng sinh lí Đồ thị dao động âm Âm sắc Mức cường độ âm Độ to Tần số Độ cao
  14. Câu 3 : Độ cao của âm là : A. Một đặc trưng vật lí của âm B. Một đặc trưng sinh lí của âm C. Vừa là đặc trưng vật lí của âm, vừa là đặc trưng sinh lí của âm D. Là tần số của âm
  15. Câu 4 : Độ to của âm gắn liền với : A.Cường độ âm B.Biên độ dao động của âm C.Mức cường độ âm D.Tần số âm
  16. Câu 5: Âm sắc là A. Màu sắc của âm B. Một tính chất của âm giúp ta nhận biết các nguồn âm. C. Một đặc trưng sinh lí của âm D. Một đặc trưng vật lí của âm
  17. CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÍ THẦY CÔ