Chuyên đề tăng cường bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non

ppt 47 trang Hương Liên 19/07/2023 3410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề tăng cường bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptchuyen_de_tang_cuong_boi_duong_cam_xuc_tich_cuc_cho_giao_vie.ppt

Nội dung text: Chuyên đề tăng cường bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non

  1. CHUYÊN ĐỂ TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG CẢM XÚC TÍCH CỰC CHO GIÁO VIÊN MẦM NON TRONG CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Vụ Giáo dục Mầm non Hà Nội, 2020
  2. A. MỤC TIÊU ⚫ Sau khi học tập modul, học viên có khả năng: ⚫ - Nắm vững lý luận về cảm xúc tích cực và cách thức bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.
  3. ⚫ - Nhận diện được vai trò, yêu cầu về biểu hiện cảm xúc tích cực của người giáo viên mầm non, đánh giá được thực trạng cảm xúc của người giáo viên mầm non trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, bước đầu có kỹ năng bồi dưỡng cảm xúc tích cực của người giáo viên mầm non trong thực tiễn hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.
  4. ⚫ - Có ý thức phát huy những cảm xúc tích cực của bản thân, có thái độ cầu thị tìm hiểu và tích cực vận dụng các cách thức hiệu quả để bồi dưỡng cảm xúc tích cực trong chăm sóc và giáo dục trẻ. ⚫ - Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu và học tập chuyên đề.
  5. B. CHUẨN BỊ ⚫ - Bài trình chiếu của modul ⚫ - Tài liệu bồi dưỡng ⚫ - Hội trường không có bàn ghế, được lau sạch, có thảm hoặc xốp để thực hành ⚫ - Giấy khổ A4, A0 và bút dạ. ⚫ C. THỜI LƯỢNG: 15 tiết (6 tiết lý thuyết; 9 tiết thực hành, thảo luận)
  6. D. NỘI DUNG CHÍNH ⚫ 1. Một số vấn đề lý luận về cảm xúc tích cực và bồi dưỡng cảm xúc tích cực của giáo viên mầm non trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non (2 tiết lý thuyết; 2 tiết thực hành). ⚫ 2. Thực trạng cảm xúc tích cực của người giáo viên mầm non và hoạt động bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non (1 tiết lý thuyết; 2 tiết thực hành). ⚫ 3. Các biện pháp tăng cường cảm xúc tích cực của giáo viên mầm non trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non (3 tiết lý thuyết; 5 tiết thực hành).
  7. E. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ⚫ - Khởi động, làm quen, kết nối:
  8. Thực hành kết hợp vận động và bài hát Thở vào thở ra ⚫Thở vào thở ra ⚫Là hoa tươi/thơm mát, ⚫Là núi vững vàng, ⚫Nước tĩnh lặng chiếu, ⚫Không gian thênh thang
  9. Một số câu hỏi? ⚫ Cảm xúc/CX tích cực là gì? ⚫ Vì sao GVMN cần phải BD CX tích cực ⚫ Làm thế nào để giúp GV PT CX tích cực
  10. CẢM XÚC LÀ GÌ?
  11. Thực hành, trải nghiệm - Mỗi học viên được phát 1 tờ giấy - Vẽ lên đó 1 bông hoa 5 cánh, 3 chiếc lá và 3 trái tim: ⚫ + Mỗi cánh là biểu trưng cho một phẩm chất tốt đẹp của bản thân mình và ghi nhớ do đâu mà mình có những phẩm chất đó. ⚫ + Mỗi chiếc lá là biểu tượng của một điều mình muốn thay đổi. ⚫ + Mỗi trái tim là biểu tượng cho một điều mình biết ơn trong cuộc sống của mình.
  12. - Sau khi viết xong thì gấp một hình ảnh biểu tượng cho bản thân mình với tất cả lòng biết ơn và niềm hạnh phúc, cùng với những mong muốn thay đổi để hoàn thiện hơn. - Sau khi gấp xong thì chuyền sang cho bạn bên trái và nhận hình ảnh đại diện của bạn bên phải.
  13. - Khi có tín hiệu của người hướng dẫn thì tất cả học viên sẽ đồng loạt xé hoặc vò nát hình ảnh đại diện của người ngồi bên cạnh mình - Học viên nhận lại hình ảnh đại diện của bản thân, chọn mảnh giấy còn lành lặn nhất và viết lên đó một lời động viên hay chia sẻ với bản thân mình trong hoàn cảnh đó.
  14. - Tất cả học viên ngồi/đứng yên, theo dõi hơi thở và nhận diện tất cả những cảm xúc đã trải qua sau hoạt động vừa rồi. - Chia sẻ những cảm xúc của mình với tất cả mọi người về những cảm xúc diễn ra sau hàng loạt các hoạt động.
  15. Quan sát và bình luận LOGO www.themegallery.com
  16. Quan sát và bình luận LOGO www.themegallery.com
  17. LOGO www.themegallery.com
  18. LOGO www.themegallery.com
  19. Cảm xúc ⚫ Cảm xúc là sự phản ứng, là sự rung động của con người trước tác động của ngoại cảnh ⚫ Cảm xúc là một hình thức trải nghiệm cơ bản của con người về thái độ của chính mình đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, với người khác và với bản thân. Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu của sự phát triển con người như là một nhân cách. ⚫ Cảm xúc như là sự rung động về một mặt nhất định của con người đối với các hiện tượng nào đó của hiện thực. Cảm xúc có đặc điểm là mang tính chất chủ quan
  20. Cảm xúc tích cực ⚫ Quan niệm của nhà tâm lý học Barbara Fredrickson, Đại học Stanford (Mỹ) xem những cảm xúc tích cực là những cảm xúc tốt cho thấy sự hưng thịnh của con người. ⚫ Cảm xúc tích cực là cảm xúc chúng ta thường cảm thấy dễ chịu khi trải nghiệm. Cẩm nang Tâm lý học Tích cực Oxford định nghĩa “cảm xúc tích cực là những phản ứng hài lòng và mong mỏi thuộc về hoàn cảnh " (Cohn & Fredrickson, 2009). ⚫ Như vậy, có thể hiểu cảm xúc tích cực là các cảm xúc hướng cá nhân mỗi người đến những điều tốt đẹp, mang chiều hướng phát triển đi lên, góp phần hình thành nên một cá nhân với nhân cách tốt đẹp.
  21. Cảm xúc có 2 mặt tích cực và tiêu cực 7/25/2023 BOKJA
  22. Liệt kê Tích cực Tiêu cực Vui sướng/ vui sướng/ vui Tức giận/ giận dữ vẻ Buồn bã/ chán nản Thất vọng/ tuyệt vọng Tán thưởng Sợ hãi Hài lòng Giận hờn Hạnh phúc Lo âu/ lo lắng Khoái lạc Bất an Đam mê, Đau khổ/ đau đớn Dễ chịu/ thoải mái/ ấm áp/ Tức giận Khó chịu thích thú Phẫn nộ Đề phòng Thờ ơ Cáu bẳn Ngạc nhiên Ghê tởm 7/25/2023 ??? BOKJA
  23. Vai trò của cảm xúc tích cực của GVMN trong CS, GD trẻ mầm non ⚫ Cảm xúc tích cực giúp giáo viên làm tăng hiệu quả làm việc ⚫ Cảm xúc tích cực giúp hoạt hoá các chức năng sinh lý: hệ nội tiết, hệ miễn dịch, các chất truyền dẫn thần kinh làm cơ thể tiết các hormone. Các hormone đó giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cơ thể, đôi khi tạo ra những điều kỳ diệu, giúp con người vượt qua những căn bệnh hiểm nghèo. ⚫ Cảm xúc tích cực có ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định của giáo viên mầm non
  24. ⚫ Cảm xúc tích cực giúp GV có thể làm chủ được cảm xúc của mình, giúp GV suy nghĩ và hành động tốt, chính xác, đạt được thành công. ⚫ Những cảm xúc tích cực không phải tự nhiên mà có, nó phải do chính bản thân mỗi người tự nuôi dưỡng ⚫ GVMN làm việc với trẻ, không nên để những suy nghĩ tiêu cực chiếm lĩnh, cần duy trì và làm nảy sinh, phát triển các cảm xúc tích cực.
  25. Hoạt động 2. Bồi dưỡng cảm xúc cho người GVMN trong CS và GD trẻ ⚫ 2.1. Sự cần thiết ⚫ 2.2. Mục đích bồi dưỡng ⚫ 2.3. Nội dung bồi dưỡng ⚫ * Nhận biết các cảm xúc trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ ⚫ * Sử dụng các cảm xúc trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ em ⚫ * Hiểu và sử dụng các cảm xúc trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ em ⚫ * Quản lý, điều khiển các cảm xúc trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ em
  26. 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng ⚫ a. Yếu tố chủ quan ⚫ * Khả năng của bản thân ⚫ * Tuổi đời ⚫ * Trình độ chuyên môn được đào tạo và chuyên môn đào tạo ⚫ * Kinh nghiệm nghề nghiệp và kinh nghiệm nuôi dạy con cái ⚫ b. Yếu tố khách quan ⚫ * Nếp sống gia đình và các mối quan hệ trong gia đình ⚫ * Các mối quan hệ trong hoạt động nghề nghiệp ⚫ * Điều kiện làm việc của giáo viên mầm non
  27. Nội dung 2. Thực trạng cảm xúc tích cực của người giáo viên mầm non và hoạt động bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non (thực hiện theo thực tế tại cơ sở GDMN).
  28. Nội dung 3. Các biện pháp tăng cường cảm xúc tích cực của giáo viên mầm non trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non (3 tiết lý thuyết; 5 tiết thực hành). ⚫ Nâng cao nhận thức ⚫ Một số cách giải toả cảm xúc tiêu cực, phát triển những cảm xúc tích cực ⚫ Các điều kiện duy trì và phát triển cảm xúc tích cực
  29. Thực hành, trải nghiệm ⚫ - Mỗi giáo viên tự nhận diện và đánh giá chính mình theo thang điểm từ 1-10 trong các nội dung:
  30. Bài tập tự đánh giá TT Nội dung Tự cho điểm (1-10) 1 Yêu thương 2 Tự quan tâm đến bản thân (sức khỏe thể chất, cảm xúc, tinh thần) 3 Lắng nghe 4 Nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực (biết ơn, lạc quan, lòng tốt, lòng trắc ẩn) 5 Nhận diện và chuyển hóa cảm xúc mạnh (tức giận, sợ hãi, tuyệt vọng ) 6 Quan tâm đến đồng nghiệp và học sinh (qua suy nghĩ, lời nói và hành động)
  31. ⚫ Sau khi tự cho điểm, mỗi người sẽ tự viết phần đánh giá, nhận xét cho em học sinh là chính mình và đưa ra những lời khuyên, lời động viên thích hợp để em học sinh là chính mình trở thành một người hạnh phúc hơn. ⚫ - Mời một số cô giáo chia sẻ cảm nghĩ của mình khi thực hiện bài tự đánh giá này.
  32. ⚫ Các nhóm tự lựa chọn hoạt động thực hành, trải nghiệm phát triển những cảm xúc tích cực trong chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non thông qua một hoạt động, tình huống sư phạm, trò chơi, thiền, đóng vai, vận động ⚫ Thực hành và chia sẻ.
  33. ⚫ Nêu các cách giải toả cảm xúc tiêu cực, tăng cường/phát triển những cảm xúc tích cực trong cuộc sống và chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.
  34. Nhận diện và chuyển hóa cảm xúc Quan tâm đến 3 vòng tròn kết nối: - Kết nối với bản thân - Kết nối với mọi người - Kết nối với thiên nhiên
  35. Một số cách có thể làm ngay để PTCX tích cực 1. Dừng lại việc đang làm, nhắm mắt lại và thở 10 nhịp chậm và sâu. 2. Tưởng tượng đến một nơi an toàn. 3. Vào một căn phòng yên tĩnh và đọc một cuốn sách hay. 4. Nghe một bản nhạc yêu thích. 5. Hát thật to. 6. Nhảy/khiêu vũ 7. Chơi trò chơi
  36. 8. Nghe, xem hay đọc cái gì đó hài hước. 9. Ra ngoài và đi bộ ở một nơi an toàn. 10. Chạy tại chỗ trong 5 phút. 11. Gọi điện thoại cho một người bạn 12. Nói chuyện với người chăm sóc hoặc một người lớn tuổi khác có thể hiểu và lắng nghe mình. 13. Viết nhật ký
  37. 14. Dọn nhà, dọn đồ đạc, chăm sóc cây 15. Làm tình nguyện. 16. Tự nhủ với bản thân rằng mọi thứ sẽ tốt hơn. 17. Tắm nước nóng. 18. Làm gì đó bằng tay – đan, thêu, móc, làm mộc, 19. Nói ra 5 điều tốt về bản thân
  38. 20. Vẽ, tô màu hoặc sơn. 21. Nói về CX với người bạn tin tưởng. 22. Nói với ai đó rằng bạn yêu người đó. 23. Chơi với thú cưng. 24. Giúp đỡ ai đó. 25. Những cách riêng của bạn
  39. Trong mọi tình huông, để phát triển cảm xúc tích cực cần chú ý: ⚫1. Giữ bình tĩnh ⚫2. Bùng nổ an toàn ⚫3. Chia sẻ ⚫4. Thiền ⚫5. Luyện tập TDTT, thư giãn ⚫6. Những cách riêng của bạn
  40. Vận động với bài hát: Người Tôi Yêu Tôi Thương (1) ⚫ Bên trái tôi đây là bạn tôi, anh em tôi ⚫ Bên phải tôi đây là bạn tôi, anh em tôi ⚫ Trước mắt tôi đây là bạn tôi, anh em tôi ⚫ Xung quanh tôi đây là bạn tôi anh em tôi Đk: ⚫ Bạn tôi anh em tôi đang ngồi bên trái của tôi ⚫ Bạn tôi anh em tôi đang ngồi bên phải của tôi ⚫ Bạn tôi anh em tôi đang ngồi xung quanh tôi đó ⚫ Bạn tôi anh em tôi đang ngồi xung quanh tôi đây
  41. Vận động với bài hát: Người Tôi Yêu Tôi Thương (2) ⚫ Bên trái tôi đây là người tôi yêu tôi thương ⚫ Bên phải tôi đây là người tôi yêu tôi thương ⚫ Trước mắt tôi đây là người tôi yêu tôi thương ⚫ Xung quanh tôi đây là người tôi yêu tôi thương Đk Người tôi yêu tôi thương đang ngồi bên trái của tôi Người tôi yêu tôi thương đang ngồi bên phải của tôi Người tôi yêu tôi thương đang ngồi xung quanh tôi đó Người tôi yêu tôi thương đang ngồi xung quanh tôi đây
  42. Vận động với bài hát: Người Tôi Yêu Tôi Thương (3) ⚫ Bên trái tôi đây là người yêu tôi thương tôi ⚫ Bên phải tôi đây là người yêu tôi thương tôi ⚫ Trước mắt tôi đây là người người yêu tôi thương tôi ⚫ Xung quanh tôi đây là người người yêu tôi thương tôi Đk Người yêu tôi thương tôi đang ngồi bên trái của tôi Người yêu tôi thương tôi đang ngồi bên phải của tôi Người yêu tôi thương tôi đang ngồi xung quanh tôi đó Người yêu tôi thương tôi đang ngồi xung quanh tôi đây
  43. Thực hành ⚫ Các nhóm tổ chức hoạt động, tình huống sư phạm, trò chơi, đóng vai, vận động thực hành, trải nghiệm phát triển những cảm xúc tích cực trong chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non. ⚫ Cùng chia sẻ.