Đề cương ôn tập học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2019-2020

doc 5 trang Hương Liên 25/07/2023 1560
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2019-2020

  1. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN GDCD 8 NĂM HỌC: 2019-2020 Câu 1 : Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải? Tìm 1 hành vi biết tôn trọng lẽ phải và 1 hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải ? - Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực: không chấp nhận những việc làm sai trái. - Ý nghĩa: Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp,làm làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội ,góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. - 1 hành vi biết tôn trọng lẽ phải và 1 hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải (HS tự nêu) Câu 2: Liêm khiết là gì? Vì sao phải sống liêm khiết ? - Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen ích kỉ. - Vì sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng,tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trở nên trong sạch, tốt đẹp hơn. Câu 3 : Vì sao cần phải tôn trọng người khác? Em sẽ có cách ứng xử như thế nào để thể hiện mình biết tôn trọng người khác khi ở trường (trong quan hệ với bạn bè, thầy cô giáo ) - Cần phải tôn trọng người khác vì: Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình. Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn. - Ở trường: + Đối với thầy cô giáo: lễ phép, nghe lời, kính trọng. + Đối với bạn bè: chan hòa, đoàn kết, thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.
  2. Câu 4: Thế nào là giữ chữ tín? Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình, thì mỗi người chúng ta cần phải làm gì? Có ý kiến cho rằng giữ chữ tín là giữ lời hứa. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? - Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau. - Muốn giữ lòng tin của mọi người đối với mình, thì mỗi người cần phải làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh. - Em không đồng tình với ý kiến: "Giữ chữ tín là giữ lời hứa" vì ý kiến này không đầy đủ, giữ chữ tín không chỉ là giữ lời hứa mà còn phải biết thể hiện bằng hành động,việc làm cụ thể để thực hiện điều đã hứa. Câu 5: Pháp luật và kỉ luật là gì? Có người cho rằng, pháp luật chỉ cần với những người không có tính kỉ luật, tự giác. Còn đối với những người có ý thức kỉ luật thì pháp luật là không cần thiết. Quan niệm đó đúng hay sai? Tại sao? - Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp thuyết phục, giáo dục, cưỡng chế. - Kỉ luật là những quy định quy ước của 1 cộng đồng (tập thể) về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất chặt chẽ của mọi người. - Quan niệm đó không đúng. Bởi vì pháp luật cần cho tất cả mọi người, kể cả người có ý thức tự giác thực hiện pháp luật và kỉ luật, vì đó là những quy định để tạo ra sự thống nhất trong hoạt động - tạo ra hiệu quả, chất lượng của hoạt động xã hội. Câu 6: Tình bạn trong sáng, lành mạnh có đặc điểm gì? Có ý kiến cho rằng “Tình bạn đẹp chỉ có trong sách vở”. Vậy em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao? - Tình bạn trong sáng lành mạnh có những đặc điểm cơ bản sau: phù hợp với nhau về quan niệm sống; bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau; chân thành, tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau; thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.
  3. - Em không tán thành với ý kiến: "Tình bạn đẹp chỉ có trong sách vở" Vì: Tình bạn đẹp phải có trong thực tế. Trong thực tế cuộc sống con người rất cần có bạn để chi sẻ buồn vui,giúp đỡ lẫn nhau và giữa họ sẽ hình thành những tình bạn đẹp. Câu 7: Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Nêu 2 việc làm biết tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? - Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình - 2 việc làm biết tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác( HS tự nêu) Câu 8: Thế nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? Vì sao phải xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? - Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú như giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở; bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp; xây dựng tình đoàn kết xóm giềng; bài trừ phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan và tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội. - Vì xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư sẽ góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Câu 9: Tự lập là gì? Nêu biểu hiện của tính tự lập? Nêu những việc em đã làm thể hiện tính tự lập trong học tập, trong công việc? - Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. - Biểu hiện: tự tin, bản lĩnh, dám đương đầu với khó khăn thử thách; có ý chí nỗ lực phấn đấu vươn lên trong học tập, trong công việc, trong cuộc sống. - Những việc em đã làm thể hiện tính tự lập trong học tập, trong công việc.
  4. + Trong học tập: tự làm bài tập, tự học bài và chuẩn đồ dùng học tập khi đến lớp + Trong công việc: phụ giúp công việc gia đình, hoàn thành công việc lao động, tự giác trực nhật Câu 10: Thế nào là lao động tự giác và lao động sáng tạo? Nếu 1 người thiếu tự giác trong học tập sẽ gây ra tác hại gì? - Lao động tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài. - Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. - Thiếu tự giác trong học tập sẽ đem lại kết quả học tập kém, sống ỷ lại vào bố mẹ, bản thân sẽ trỏ thành con người lười biếng, cẩu thả, tuỳ tiện. Mọi người sẽ không tôn trọng, uy tín cá nhân giảm sút. Câu 11: Có quan điểm cho rằng: Chỉ có thể rèn luyện được tính tự giác vì đó là tố chất đạo đức; còn sáng tạo không cần rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có. Em có đồng ý với quan điểm đó không? Tại sao? - Không đồng ý với quan niệm trên. - Vì sự sáng tạo trong học tập trong lao động và trong các hoạt động khác cũng phải từ sự rèn luyện trong học tập, lao động và bản thân tự tìm tòi rút kinh nghiệm những gì đã làm để từ đó sáng tạo ra cái mới, phương pháp mới tuy nhiên tố chất trí tuệ ,yếu tố bẩm sinh di truyền cũng rất quan trọng. Câu 12: Sơn sinh ra trong một gia đình giàu có và là con một nên cha mẹ rất chiều chuộng và thỏa mãn mọi đòi hỏi của Sơn. Sơn đua đòi ăn chơi, hút thuốc lá rồi bị nghiện ma túy Theo em, ai là người có lỗi trong việc này? Vì sao? - Cả Sơn và cha mẹ Sơn đều có lỗi. - Vì: + Sơn đua đòi ăn chơi không làm đúng nghĩa vụ của một người con trong gia đình.
  5. + Cha mẹ Sơn quá nuông chiều con, buông lỏng việc quản lí con, giáo dục con chưa đến nơi đến chốn dẫn đến Sơn sa vào con đường nghiện ngập. Câu 13: Chi là một nữ sinh lớp 8. Một lần, Chi nhận lời đi chơi xa với một nhóm bạn cùng lớp. Bố mẹ Chi biết chuyện đó can ngăn và không cho Chi đi với lí do nhà trường không tổ chức và cô giáo chủ nhiệm không đi cùng. Chi vùng vằng, giận dỗi và cho rằng cha mẹ đã xâm phạm quyền tự do của Chi. Theo em, ai đúng, ai sai trong trường hợp này? Vì sao? Nếu em là Chi thì em sẽ ứng xử như thế nào? - Bố mẹ Chi đúng và họ không xâm phạm quyền tự do của con vì, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ quản lý, trông nom con. - Chi sai vì Chi không tôn trọng ý kiến của cha mẹ. - Cách ứng xử đúng là nghe lời cha mẹ, không đi chơi xa mà không có cô giáo, nhà trường quản lý và nên giải thích lý do cho nhóm bạn hiểu. (GV dạy gợi ý, hướng dẫn học sinh trả lời cho phù hợp với yêu cầu câu hỏi)