Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận

doc 7 trang Hương Liên 25/07/2023 2780
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I HUYỆN VĨNH THUẬN Năm học: 2019-2020 MÔM NGỮ VĂN – 7 A. VĂN BẢN ( 8 câu ) Câu 1. Câu nói của người mẹ : Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Em hiểu câu nói đó như thế nào? Đáp án: - Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với con người. - Tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục. - Khích lệ con đến trường học tập. Câu 2. Từ văn bản mẹ tôi, em cảm nhận những điều sâu sắc nào của tình cảm con người? Đáp án: - Tình cảm cha mẹ dành cho con cái và con cái dành cho cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. - Con cái không có quyền hư đốn, chà đạp lên tình cảm đó. Câu 3: Trong văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê’’ ( Khánh Hoài ), Tại sau lại có cuộc chia tay giữa hai anh em ? Vì sau Thành và Thủy không thể mang búp bê chia ra? Thông điệp nào được giử gắm qua câu chuyện ? Đáp án : • Vì cha mẹ Thành và Thủy chia tay ( Ly hôn ) • Không thể mang búp bê chia ra vì: - Búp bê gắn bó với gia đình sum họp đầm ấm. - Búp bê là kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ Thành và Thủy. - Búp bê là hình ảnh của anh em ruột thịt. • Thông điệp : Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình. Câu 4 : Chép thuộc lòng bài ca dao trong văn bản những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người ? Theo em bài ca dao thuộc kiểu hát nào ? Đáp án: “ Ở đâu năm cửa nàng ơi,
  2. Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.’’ Bài ca dao thuộc kiểu hát đố hỏi. Câu 5 : Bài thơ “ Bạn đến nhà chơi’’ của Nguyễn Khuyến thể hiện điểu gì về tình bạn của nhà thơ ? Đáp án: Tình bạn đậm đà thân thiết, bất chấp mọi điều kiện, hoàn toàn không có một thứ vật chất gì, tình bạn vô cùng quý giá thể hiên một sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách. Câu 6: Đèo Ngang thuộc tỉnh nào? Tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ là tâm trạng gì ? Trong câu thơ cuối em hiểu như thế nào là tình riêng ta với ta? Đáp án: - Đèo Ngang nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. - Tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ là tâm trạng cô đơn trước thực tại da diết nhớ về quá khứ. - Nêu sự hiểu biết về cụm từ “Ta với ta’’: Tâm sự sâu kính, một mình mình biết, một mình mình hay. Câu 7 : “Cảnh khuya’’ và “ Rằm tháng giêng’’ Hai bài thơ miêu tả cạnh vật ở đâu? Nêu hoàn cảnh sáng tác của hai bài thơ? Hai bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả? Vẻ đẹp hai câu thơ đầu của bài thơ cảnh khuya là gì ? Đáp án : SGK Trang 140-141 - Cảnh ở Việt Bắc - Sáng tác đầu thời kì cuộc kháng hiến chống thực dân Pháp. - Tình cảm yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác. - Miêu tả âm thanh tinh tế và hình ảnh sinh động. Câu 8: Văn bản “ Một thứ quà của lúa non cốm’’ thuộc thể loại gì? Nghĩa của từ “thanh thiết’’có nghĩa là gì ? Trong câu “Hồng cốm tốt đôi’’ từ hồng chỉ sự vật gì? Vì sao khi ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả, ngẫm nghĩ?
  3. Đáp án : văn bản “ Một thứ quà của lúa non cốm’’ thuộc thể loại tùy bút. - Nghĩa của từ thanh thiết có nghĩa là trong sạch. - Trong câu “ Hồng cốm tốt đôi’’ từ hồng chỉ quả hồng. - Đặc sắc của cốm ở hương vị. Ăn như thế mới cảm hết được các thứ hương vị đồng quê kết tinh ở cốm. B.TIẾNG VIỆT (8 câu ). Câu 1: Thế nào là từ trái nghĩa? Nêu tác dụng của việc dùng từ trái nghĩa? Tìm từ trái nghĩa với các từ sau: mạnh, tốt, sáng, mập, cao, to, chìm Đáp án: Ghi nhớ SGK, trang 128. Mạnh - yếu, tốt - xấu, mập - ốm, cao - thấp, to - nhỏ, chìm – nổi. Câu 2: Thế nào là từ đồng âm? Tìm từ đồng âm với từ cổ và cho biết nghĩa của từ đó. Đáp án: Ghi nhớ SGK, trang 135. *Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. * Một số từ đồng âm với danh từ cổ + Cổ kính: rất cổ, + Ca cổ: Điệu hát cổ truyền ở Nam bộ Câu 3: Thành ngữ là gì ? Nghĩa của thành ngữ được hiểu như thế nào? Giải nghĩa các thành ngữ sau: Bách chiến bách thắng, ếch ngồi đáy giếng, nhanh như cắt, chậm như rùa Đáp án: - Ghi nhớ 1, SGK, trang 144. Bách chiến bách thắng: Trăm trận trăm thắng Ếch ngồi đáy giếng: Chê kẻ không hiểu biết về mọi việc xung quanh Nhanh như cắt: Rất nhanh Chậm như rùa: Rất chậm Câu 4: Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ sau:
  4. Nếu Vì . Tuy Sở dĩ . Đáp án: Nếu thì Vì nên Tuy nhưng Sở dĩ .vì Câu 5. Thế nào là từ trái nghĩa ? Cho ví dụ. Đáp án: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ: Thấp trái nghĩa với cao. Câu 6. Điệp ngữ là gì? Điệp ngữ có tác dụng như thế nào? Đáp án: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh . Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. Câu 7. Tìm điệp ngữ trong đoạn văn sau và nói rõ đấy là những dạng điệp ngữ gì.Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. Đáp án: Trong đoạn văn trên có hai điệp ngữ. - Xa nhau: điệp ngữ cách quãng. - Một giấc mơ: điệp ngữ nối tiếp. Câu 8. Thế nào là từ ghép chính phụ? Cho ví dụ. Đáp án: Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính, tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau. Ví dụ: Bà ngoại. C.TẬP LÀM VĂN ( 5 ĐỀ ) Đề số 1: Miêu tả chân dung một người bạn thân. Dàn bài:
  5. MB: Giới thiệu khái quát về bạn thân của em. TB : • Tả hình dáng: - Tầm vóc: dáng người dong dỏng cao, vừa tròn 11 tuổi. - Khuôn mặt thanh tú, nước da ngăm đen. - Cặp mắt đen như hạt nhản. - Mái tóc luôn cắt ngắn gọn gàng. • Tả hành động: - Làm gì cũng tập trung cẩn thận. - Khi học tập trung cao độ, ngồi ngay ngắn, ham học hỏi. - Dáng đi nhanh nhẹn, không vội vàng. Kết bài: Bạn em ngoan, học giỏi,vui tính. Em rất yêu bạn ấy. Đề số 2 : Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “ Hồi hương ngẫu thư’’ Dàn bài: MB: Hoàn cảnh tiếp xúc với bài thơ ( giới thiệu sơ lược vài nét về thơ đường và bài thơ ) TB : - xa quê thời trai trẻ, gần cuối đời mới trở lại, bao tình cảm quê hương xao xuyến. - Giọng nói không đổi thể hiện tấm lòng gắn bó quê hương. - Đặt chân về quê, trẻ con gặp mặt nhưng không biết ngỡ là khách - Cảm xúc và vui, vừa ngậm ngùi. - Tình quê thật sâu sắc, thiết tha. KB : Nhận xét chung về bài thơ. Đề số 3 : Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya’’ Dàn bài: MB: Hoàn cảnh tiếp xúc với bài thơ ( giới thiệu sơ lược vài nét về thơ đường và bài thơ )
  6. - Cảm nghĩ chung của em về bài thơ. TB : • Cảnh đêm trăng rừng êm đềm thơ mộng. - Giữa không gian yên tĩnh của đêm khuya nổi bật tiến suối róc rách rồi đi đến so sánh thú vị như tiếng hát xa. - Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những màu mảng, màu sáng tối đan xen, hòa huyện, tạo phong cảnh sinh động - Nghệ thuật miêu tả phong phú tạo nên bức tranh rừng tuyệt đẹp. • Tâm trạng của Bác trong đêm trăng: - Câu thơ thứ ba tạo nên chất nghệ sĩ trong Hồ Chí Minh. Đó là sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp như tranh của cảnh rừng Việt Bắc. - Người chưa ngủ vì hai lí do: + Vì cảnh đẹp làm tâm hồn người nghệ sĩ rạo rực, bâng khuâng, say đắm. + Vì nỗi nước nhà. - Phân tích nghệ thuật điệp ngữ “ Chưa ngủ’’ KB : Tình cảm của em đối với bài thơ. Đề 4 . Cảm nghĩ của em về loài cây yêu thích. Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu thích. Thân bài: Nêu được những nét đặc biệt của cây tác động đến suy nghĩ và tình cảm của em: - Nguồn gốc của cây là từ đâu. - Hình dáng của cây như thế nào? - Tình cảm, niềm thích thú say mê của em đối với đặc điểm của cây (Cành lá, hoa, hương thơm, quả ) - Kể và tả vài nét nổi bật trong quá trình sinh trưởng. - Những kỉ niệm về loài cây em yêu.
  7. - Những ấn tượng khác biệt khó quên ( Loài cây ấy gắn liền với kỉ niệm tình thương yêu của người thân, bạn bè ) Kết bài: Nêu ý nghĩa tốt đẹp của loài cây trong đời sống của gia đình, của quê hương và khẳng định tình cảm của em đối với loài cây. Đề số 5: Cảm nghĩ về người thân (ông, bà, cha, mẹ ). Mở bài: - Giới thiệu về người thân mà em yêu thích. - Khái quát về tình cảm mà em dành cho người thân: yêu quý, kính trọng Thân bài: - Nêu những mối quan hệ thân tình của em đối với người thân. - Những nét đặc biệt khiến em khó quên về người thân: đôi mắt, nụ cười, mái tóc, giọng nói, hành động, việc làm, thói quen, - Những ấn tượng khác đặt biệt khó quên: Thường kể chuyện, hát, dạy bảo em - Suy nghĩ về hiện tượng tương lai mà bày tỏ tình cảm, sự quan tâm, đối với người thân. 3. Kết bài: Những cảm xúc về người thân và khẳng định tình yêu, lòng quý trọng, sự tôn kính đối với người thân. Hết .